18/3/24

3.094. CÚNG TÁ THỔ

  Mộc Nhân

Người Việt Nam ta quá quen thuộc với cụm từ "cúng đất". Cụm từ này chẳng có gì khó hiểu - nôm na là soạn một mâm lễ để cúng chỗ đất đai. "Cúng đất" được thực hiện quanh năm, bất kể mùa nào, nhân bất cứ dịp nào đó như: khai mở, tạ ơn, vui mừng, lễ hội, kỷ niệm, sinh-tử, đầu năm, cuối năm... Mỗi đám cúng đất như vậy đều gắn với ý thức tâm linh khác nhau.

Minh họa: Lễ cúng bạt độ, cầu siêu cho âm nhân
để được phước cho mình và gia đình

15/3/24

3.093. SONGS OF CREATION – Heinrich Heine (7)

NHỮNG BÀI CA CỦA TẠO HÓA – 7

      Mộc Nhân phỏng dịch


Vì sao Chúa tạo cõi đời:

Vì ta vui với cuộc chơi tạo hình

Tâm hồn có lửa phiêu linh

Luôn thôi thúc cháy như tình cuồng điên.

3.092. SONGS OF CREATION – Heinrich Heine (6)

 NHỮNG BÀI CA CỦA TẠO HÓA – 6

     Mộc Nhân phỏng dịch




Thơ từ chất liệu cuộc đời

Không thể sáng tác như lời Chúa ban

Thế giới từ chỗ hỗn mang

Bàn tay Chúa vẫy, trần gian hiện tồn

3.091. SONGS OF CREATION – Heinrich Heine (5)

 NHỮNG BÀI CA CỦA TẠO HÓA – 5

Mộc Nhân phỏng dịch 


Chúa phán, khi qua sáu ngày:

Ta đã hoàn tất điều hay cuối cùng

Sự sáng tạo thật mông lung

Tất cả đều tốt, ta vung tay thần.

3.090. SONGS OF CREATION – Heinrich Heine (4)

 NHỮNG BÀI CA CỦA TẠO HÓA – 4

Mộc Nhân phỏng dịch


Thế giới do ta tạo hình

Một tuần chuẩn bị mỗi mình ta chơi

Dẫu sao cũng là Chúa Trời

Sự chu đáo tạo cõi đời ngàn năm.

3.089. SONGS OF CREATION – Heinrich Heine (2&3)

 NHỮNG BÀI CA CỦA TẠO HÓA – 2

 Mộc Nhân phỏng dịch




Chúa phán với lũ quỷ ma:

Bản sao muôn vật chính là của ta

Mặt trời cùng với sao xa

Trâu bò, ta lại làm ra vô vàn.

3.088. SONGS OF CREATION – Heinrich Heine (1)

 Mộc Nhân phỏng dịch

“Songs Of Creation” (Những bài ca của Tạo hóa) gồm 7 bài thơ được Heine viết làm phần lời cho một tổ khúc. Tổ khúc này được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc hoặc soạn thành các phiên bản khác nhau. Phần trình diễn thường gồm các nghệ sĩ giọng nữ cao kết hợp với violin, clarinet và cello. Theo một số nhà nghiên cứu âm nhạc, phần lời này là thơ của ba tác giả: Frederick Turner, Dana Gioia và Heinrich Heine chứ không phải của mỗi Heine. Tuy nhiên, trong các tuyển thơ Heine, không thể hiện điều này - có lẽ các nghệ sĩ trên chỉ tham gia phần nhạc.


11/3/24

9/3/24

3.084. QUẢNG NAM CÓ VĂN HỌC, VĂN CHƯƠNG TỰ BAO GIỜ?

     Nguyễn Văn Xuân



    Câu hỏi đó rất khó trả lời.

Vì người Quảng Nam thật sự xuất hiện và được biết tới là vào những thời Trần, Hồ, Lê, Mạc trong hai vùng Điện Bàn và Thăng Hoa (tên hai phủ của Quảng Nam xưa). Tên Quảng Nam chỉ xuất hiện để chỉ một xứ: xứ Quảng Nam bao gồm từ Thăng Hoa đến vùng nay là Bình Định – Điện Bàn thuộc về xứ Thuận Hoá (nay là Thừa Thiên Huế) bên kia Hải Vân.

3.083. SONNET 130th - Shakespeare

 Mộc Nhân dịch (1)

from “Shakespeare’s 130th sonnet” (My mistress’ eyes are nothing like the sun) by William Shakespeare. (2)



Đôi mắt tình nhân tôi không giống như mặt trời;

Môi không đỏ bằng san hô đỏ

8/3/24

3.082. GHOST HOUSE - Robert Frost

 NGÔI NHÀ MA

Mộc Nhân dịch (1)

from “Ghost House”, by Robert Frost (2)

 


Tôi nhớ mình đã sống trong một ngôi nhà biệt lập

Nó đã biến mất từ nhiều mùa hè trước,

Không để lại dấu vết nào ngoài những bức tường ngầm,

Và một căn hầm được ánh sáng rọi xuống,

3.081. A CORRIDOR - Louise Glück

 HÀNH LANG (1)

Mộc Nhân dịch (2)

Nguyên tác: A Corridor, from “A Village Life”, by Louise Glück.




Có một cánh cửa mở nhìn qua gian bếp -

nơi luôn có mùi thơm ngậy tỏa ra,

nhưng điều anh mê mẩn là hơi ấm của nó,

cái bếp đặt ở giữa tỏa nhiệt -

7/3/24

3.080. THÁNG HAI. LẤY MỰC RA VÀ KHÓC

      Mộc Nhân dịch - qua bản Anh ngữ: “February. Get In anh Weep” do Angela Livingstone dịch từ nguyên gốc tiếng Nga Февраль. Достать чернил и плакать!” của Boris Pasternak.


3.079. TỈA THƠ – HOÀNG HÔN

          Mộc Nhân


1.

Hoàng hôn báo trước rằng

đêm sẽ che khuất một thế giới

nhưng lại

hiển lộ cả vũ trụ.