31/1/13

295. TẢN MẠN VỀ TẾT

           Ngô Thị Thục Trang
                        (Bài đăng trên Đặc san ĐẠI LỘC - xuân Quí Tỵ 2013)

Sáng nay, chị bạn đồng nghiệp kêu: “Lại sắp Tết rồi, sao mà mau quá, chị nhớ mới đi xin xăm đầu năm đây, giờ đã giữa tháng chạp rồi.” Tôi nhìn ra đường, nắng đã là nắng Tết vàng rưng. Bỗng muốn bỏ hết việc, về quê đắm vào cái không khí mùa xuân vừa chớm mà tìm lại chút bâng khuâng dậy giữa lòng, một cảm giác lâu rồi không gặp.

30/1/13

294. THƠ VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẠI LỘC


 (Bài đăng trên Đặc san ĐẠI LỘC - xuân Quí Tỵ 2013)


1. ANH CÓ VỀ!
Trương Xuân Đông

Anh có về quê tôi Đại Lộc
Ngược sông Thu Bồn xuôi nước Vu Gia
Con đường lớn trải dài theo huyện
Xưa một đường nay có đến ba!

29/1/13

293. TIẾNG GÀU RƠI VÀ DÒNG SÔNG MÙA CŨ

 Hải Triều  
                       (Bài đăng trên Đặc san ĐẠI LỘC - xuân Quí Tỵ 2013)
“Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?...”
                                 (Ca dao)
Một bận, người bạn kể tôi nghe về những ngày gian khó trên ngôi làng nhỏ dọc triền núi quê em. Em nhớ nhất mỗi lần đi gánh nước ở cái giếng vuông nơi đầu làng vào đêm ba mươi tết. Người ở quê xứ mình luôn cho rằng dêm cuối năm nếu tranh thủ tích nước ăn trong nhà cho đầy, cho nhiều thì năm đó sẽ làm ăn khá giả, ấm áo no cơm. Vậy là cả làng nhà nào cũng đi gánh nước đêm ba mươi cho đến giao thừa. Không khí nhộn nhịp, người ra kẻ về đèn đuốc sáng trưng, cười nói râm ran trên đường làng đêm ba mươi ấy làm sao mà quên được? Cái giếng cổ - di tích của người Chăm đã chất chứa trong em bao kỷ niệm thời hoa niên. Bây giờ có đi đâu, cũng nghe vẳng trong tiềm thức âm thanh của tiếng gàu rơi, xác xao hoài niệm!
Và chuyện của em lại làm tôi nhớ về chuyện của mình, cũng từ ký ức những tiếng gàu lọt thỏm vào mông mênh quê kiểng quê nhà…

28/1/13

292. BẢN TẶNG CHO GIẤC MƠ


(Bài đăng trên Đặc san ĐẠI LỘC - xuân Quí Tỵ 2013)
               
Nguyễn Giúp 

Nhà thơ Hải Triều (trái) và nhà thơ Nguyễn Giúp (phải)
trong đêm giao lưu văn nghệ Đại Lộc cuối năm

Vẽ giấc mơ lên lá
Lá xanh hơn những ngón tay
Từ ấy em thuộc về những gì tinh khiết
… như sương mai như môi thắm xuân thì

291. DÒNG SÔNG VÀ CON ĐƯỜNG

Tạp bút: Huỳnh Minh Tâm *
                                      (Bài đăng trên Đặc san ĐẠI LỘC - xuân Quí Tỵ 2013)

LTS: Đặc san ĐẠI LỘC – xuân QUÍ TỴ 2013 đã ra mắt cùng bạn đọc gần xa. Tuy nhiên do bản in có hạn và việc phát hành không rộng rãi nên nhiều bạn đọc trong và ngoài địa phương không được xem đặc san quê nhà.
Được sự cho phép của Phòng VHTT Đại Lộc, kể từ hôm nay, chúng tôi sẽ lần lượt đăng lại nhiều bài trong ĐS nói trên nhằm mang đến một món quà tinh thần cho bạn bè trong dịp Tết đến xuân về.
***
Khi tôi đọc và đọc, viết và viết, lắng nghe và lắng nghe thì dường như, bất chợt nhận ra có một dòng sông nào đó, dòng chảy nào kia lẩn khuất chỗ này, rạt rào chỗ nọ “ám” vào máu  huyết, trí não tôi. Dòng sông ấy có lúc hớn hở vui mừng, có khi đớn đau xao xuyến, có bận ngủ gà ngủ gật, có buổi vắng vẻ đìu hiu; nhưng trên tất thảy, nó cho tôi một dáng vẻ ái tình, hoặc như một tiếng thét của đời sống, hoặc là một lý do để tồn tại: “Tiếng chuông thả vào đêm/ tiếng chuông tan vào đêm/ tịch lặng/ sương mờ /ngập tràn/ lạnh gót mềm/ lá rung vườn gió/ mùa trăng đầy/ hồn vẫn cài then”( Nhạc : Ngọc Phước)

26/1/13

290. THƯ GIÃN CUỐI TUẦN

Chuyện cười – st

1. CHỐNG THAM NHUNG
 Một cán bộ đến gặp người làm biển quảng cáo:
- Làm một panô có nội dung: Công nhân xí nghiệp X. kiên quyết chống tham nhũng! Cỡ chữ to, giá bao nhiêu?
- Thưa anh, trọn gói là 250 nghìn đồng.
- Tốt, làm đi, ngày kia tôi lấy, ghi hoá đơn thanh toán tròn 1 triệu nghìn đồng nhé!

2. BẢN LỀ
Phóng viên phỏng vấn một giám đốc:
- Thưa giám đốc, tại sao năm ngoái xí nghiệp ta báo cáo là năm "bản lề", báo cáo năm nay cũng nói là năm "bản lề"?
- Xin được hỏi lại anh, một chiếc cánh cửa có bao nhiêu bản lề? Và cả xí nghiệp tôi có bao nhiêu cánh cửa?
- !!!

289. CHUYỆN VUI CUỐI NĂM


            (St)
           Một người đàn ông trung niên nghèo có sở thích khi dư chút tiền thường mua vé số, coi đó như là niềm hi vọng nho nhỏ…
          Hàng xóm ai cũng biết ông có cái thú đó nên đôi khi họ cũng để ý đến những mớ vé số mà ông ấy đã mua và kể về nó.
          Buổi sáng sát ngày Tết, cô y tá giúp việc cho bác sĩ khu phố đến sớm hơn thường lệ, câu chuyện đầu tiên cô hổn hển nói là ông trung niên kia đã trúng số độc đắc, một núi tiền! 

25/1/13

288. GỠ THỜI GIAN - LANG THANG


                       Đinh Công Tôn

                               1. GỠ THỜI GIAN

                        Gỡ thời gian
                        Hay đang gỡ từng mảnh cuộc đời…
                       
                        Mảnh tuổi thơ chao nghiêng quá khứ
                        Mảnh hoàng hôn nhập nhoạng mỏi mòn
                        Mảnh tàn đêm còn vọng trăng khuya
                       
                        Lịch hết rồi
                        Chẳng còn gỡ được
                        Mảnh bình minh rộn nghe chim hót
                        Mảnh thời trai rạo rực niềm vui
                        Kỉ niệm ùa về … đôi mươi cứ ngỡ
                        Người năm xưa gõ cửa tim mình
                       
                        Thời gian gỡ rồi
                        Lại có thời gian tiếp nối
                        Mình gỡ đời mình rồi
                        Sợ cạn sạch lẽ yêu.
                                                          (01-01-2013)
                                               
        2. LANG THANG


Lang thang một tâm hồn nghệ sĩ
Phổ lên trang đời mấy nẻo buồn vui…

Lang thang với mối tình
Để vầng trăng rơi xuống nước
Đếm nhịp Trường Tiền mấy thuở yêu em
Đêm đã khuya lòng chưa thôi day dứt
Ngóng phương trời dấu khuyết mờ xa…

Lang thang với cây đàn
Thao thức những âm ba
Rót xuống từng cung bậc
                                                            chông chênh
Gập ghềnh
                         số phận…
                        Uống từng giọt đắng cay
                        Một trời thương đỡ khát…
                       
                     Ai bảo vay thêm sương khói hoàng hôn
                     Vẫn lang thang chưa trắng nợ tâm hồn...                                                     
                                                            (Cuối thu 2012)
                                                 
                                               



24/1/13

287. “BẾP LỬA” – MỘT BẾP TÌNH ẤM ÁP

 Mộc Nhân

Một mùa xuân lại đến - xuân khắp cả đất trời và xuân trong lòng người. Xuân không chỉ mở ra những gì tươi đẹp, rạo rực mà còn gợi lại những nghĩa tình quá khứ. Lúc này đây, chúng ta hãy mở hồn để hồi tưởng về những gì thân thương, ấm áp của quê hương, gia đình, về những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, thân thương và chứa chan tình nghĩa.
Dòng hồi tưởng có thể đến từ một bếp lửa, một bài thơ… Có lẽ nhà thơ Bằng Việt trong những năm tháng xa quê đi học tại Liên Xô đã viết bài thơ “Bếp lửa” trong dòng cảm xúc ấm lòng như thế. Những kỉ niệm về người bà và tình bà cháu trong tâm thức của nhà thơ vừa sâu sắc, thấm thía vừa quen thuộc với mọi người.

21/1/13

286. MÂU THUẪN TRONG THÀNH NGỮ


     Nguyễn Đức Dân                                                               
Có không ít lần chúng tôi được nghe bình luận về sự phi lý của câu thành ngữ “con ông cháu cha” : Sao lại là con của ông, cháu của cha ? Phải là con cha, cháu ông mới đúng chứ ! Thậm chí, ngay cả giới nghiên cứu tiếng Việt cũng có người băn khoăn về hiện tượng này, không nhìn nhận lối nói “con ông cháu cha” là đúng.  
          Cũng có chuyện “lô gich” tương tự với hàng loạt thành ngữ khác như: cao chạy xa bay phải là xa chạy cao bay mới đúng …
          Muốn hiểu điều này phải nói về qui luật của một loại thành ngữ (TN) 4 âm tiết trong tiếng Việt, qua đó giải thích được điều tưởng như phi lô gich trong những TN loại này.

20/1/13

285. “GIỜ HỌC MỞ” TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN


 Hồ Tấn Nguyên Minh
Học phương pháp học 
Tôi viết bài này với mục đích góp một tiếng nói nhỏ từ những trăn trở, suy tư của mình vào việc đổi mới phương pháp tổ chức, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn Ngữ văn. Qua đó, tìm ra một hướng đi mở cho giờ dạy – học Ngữ văn trong nhà trường THPT.
          Có một thực tế mà dẫu có yêu môn Ngữ văn đến thế nào, chúng ta cũng không thể phủ nhận. Đó là vị trí của môn học này ngày càng trở nên mờ nhạt trong tâm thức học sinh. Đa số học sinh THPT tỏ ra không có hứng thú với những giờ học Văn trong nhà trường, mà thường xác định là chỉ cần học để đủ thi tốt nghiệp mà thôi.

15/1/13

284. CHƯƠNG TRÌNH và SGK NGỮ VĂN vẫn nặng tính hàn lâm


Nguồn: GDVN
Chương trình và sách giáo khoa Ngữ Văn vẫn nặng tính hàn lâm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh - nhất là phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo.
Đó là những đánh giá được Bộ GD-ĐT đưa ra sau khi tổng hợp các báo cáo và ý kiến thảo luận tại hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam.

283. DANH DỰ VỚI VĂN HỌC


Nguyễn Hoàng Đức 
Danh dự là gì? Có thể hiểu một cách đơn giản trực tiếp nhất là: Tên gọi của một người trong giá trị. Trong tiếng Pháp người ta vẫn nói “au nom de” – nghĩa là Nhân danh ai đó.
Khi nhân danh ai đó, chắc hẳn là phải cái danh trong sáng, vinh quang, hay cái tên gọi chân thật của người ta. Một thằng kẻ cướp nhảy ra chặn đường người khác, hô lên “Võ Tòng” đây, thì dù nó có giả trá cỡ nào, cái tên “Võ Tòng” phải có thực, thì nó mới mong dùng tên đó để nhát mọi người. Một kẻ lừa đảo nói to “nhân danh công lý”, cũng vậy, dù sao kẻ đó cũng muốn mọi người được ám ảnh về một công lý thực.

12/1/13

282. ĂN TẾT THEO DƯƠNG LỊCH: TỐT ĐỦ MỌI ĐÀNG


Hà Văn Thịnh
Chuyện tết nhất của ta có biết bao điều phải bàn, nhưng có lẽ đáng bàn nhất là Tết Ta  Tết Tây . Thật là đáng quý khi một số người đã đề xuất và kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình nên ăn Tết theo dương lịch. Chắc chắn có không ít người đồng quan niệm bởi ích lợi, điều tốt bắt đầu từ thay đổi chuyện... Tết là nhiều đến... vô cùng...
Câu chuyện của người Nhật
Ngày 1868, khi lên ngôi Hoàng Đế, Nhật Hoàng Mushuhito (Minh Trị Thiên Hoàng- Meiji) quyết định hủy bỏ âm lịch, dùng dương lịch (tất nhiên có tham khảo ý kiến của các đại thần và nghe hàng trăm sự bày tỏ "phân vân"). Điều đó cũng đồng nghĩa với việc vĩnh biệt tết "cổ truyền" để toàn thể người dân Nhật bắt đầu ăn tết theo dương lịch.

10/1/13

281. NĂM TỴ KỂ CHUYỆN RẮN (3)


7. Chuyện con rắn trên vườn Địa đàng:
Theo sách Sáng thế 2”: Chúa trời nặn một người nam từ bụi và thổi sự sống vào trong lỗ mũi của nó. Chúa trời cũng tạo ra một khu vườn (Vườn Eden hoặc Vườn Địa Đàng) và đặt người nam ở đó để làm việc và trông nom nó, cho phép anh ta ăn tất cả các loại cây trong vườn trừ Cây Nhận thức Tốt và Xấu - Trái cấm, với lời dặn: "nếu một ngày ngươi ăn nó chắc chắn ngươi sẽ chết." 
Chúa trời cũng đã tạo ra các loài thú, và khi Adam tìm một người phụ giúp, không loài vật nào muốn, và vì thế Chúa trời làm người nam ngủ, và tạo ra một người nữ từ xương sườn của anh ta. Người nam đặt tên người nữ là "Phụ nữ" . "Vì lý do này một người nam rời cha và mẹ mình để đi theo người phụ nữ của mình." Lúc này người nam và nữ đều khoả thân, và không cảm thấy hổ thẹn.

280. NĂM TỴ KỂ CHUYỆN RẮN (2)


3. Đạo Phật và rắn Naga: (theo Phật thoại)
Naga trong tiếng Phạn có nghĩa là rắn lớn, nhằm chỉ con rắn hổ mang, loài rắn này còn tượng trưng cho thần Civa vì chúng bao hàm cả hai ý nghĩa hủy diệt và tái sinh.
Phật thoại đã mô tả cuộc đời của Đức Phật từ khi ngài mới đản sinh cho đến khi nhập cõi Niết Bàn đều có liên quan ít nhiều đến rắn Naga. Câu chuyện đầu tiên khi hoàng hậu Maya hạ sinh ngài tại vườn Lâm Tì Ni, Thái tử Tất Đạt Đa được một vua rắn Naga chín đầu phun nước tắm.

279. NĂM TỴ KỂ CHUYỆN RẮN (1)

 (Theo truyện dân gian)
1. Chuyện “Rắn báo oán” - vụ án Lệ Chi Viên:
Truyện kể rằng: lúc lập vườn tại Côn Sơn, trong một đêm nọ, Nguyễn Trãi được một người đàn bà báo mộng xin tha mạng mình và ba đứa con. Sáng ra ông được biết lính hầu đã giết chết một ổ rắn gồm có 3 rắn con, còn rắn mẹ chạy mất. Sau đó rắn mẹ tìm về bò lên trần định trả thù nhưng bị phát hiện đánh đuổi. Rắn nhỏ xuống một giọt máu đào, xuyên thấm qua ba tờ giấy, nhằm ám chỉ là sau này sẽ trả thù ba họ kẻ đã hại con mình.

8/1/13

278. BỐ THÍ


Mộc Nhân – thu hoạch từ pháp ngôn 
(do sở tri hạn hẹp nên có ý nào bất ổn, mong chư vị lượng thứ)
Bố thí là một từ Hán Việt (bố: cùng khắp, rộng khắp; thí: làm, thực hiện, tặng, cho) bản thân nó không mang sắc thái ý nghĩa gì. Tuy nhiên qua quá trình sử dụng ngôn ngữ cộng với thái độ, cách nghĩ về hành động này mà “bố thí” mang thêm sắc thái ý nghĩa miệt thị tiêu cực. Con người bình thường hay có ý nghĩ không mấy thiện cảm về hai chữ “bố thí”. Vậy nên hành động bố thí thường gắn liền với khách thể là kẻ lang thang, ăn xin, cơ nhỡ … còn chủ thể bố thí thì đôi khi cũng tỏ thái độ trịch thượng, bề trên coi thường đối tượng nhận thí.

277. NĂM TỴ TẢN MẠN VỀ RẮN


Mộc Nhân 
Rắn là động vật máu lạnh không xa lạ gì với chúng ta. Họ hàng nhà rắn thuộc lớp bò sát gồm cả hàng ngàn loài có mặt khắp nơi, có loài sống trên mặt đất, có loài thì sống trên cây, có loài  sống trong hang, lại có loài bơi lội tung tăng dưới nước, trong các khe đá, bụi cây, mái nhà tranh, thậm chí nơi sa mạc khô cằn quanh năm không có một giọt mưa rắn vẫn sống được, dưới biển sâu vẫn có sự hiện diện của rắn...

3/1/13

276. THƯ KÊU GỌI



BLL K81
Gởi bạn bè k81 và thân hữu gần xa.
Bạn Lê Thị Vân là cựu học sinh Đại Lộc, nguyên học lớp 12 B trường THPT Đại Lộc khóa 78-81 (K81) - cùng lớp với Nguyễn Lương Tín…
Thời đi học, Vân ở tại Thôn Hai, xã Đại An.
Gần đây, nhiều bạn có gặp lại Lê Thị Vân, được biết bạn ấy hiện đang sống cùng gia đình tại Thị trấn Thành Mỹ, huyện Nam Giang, Q.Nam.
Khi thăm hỏi về hoàn cảnh gia đình và mời gặp mặt K81, Vân không giấu nỗi đau buồn tâm tình rằng rất muốn gặp lại bạn cũ nhưng hoàn cảnh khó khăn, cảm thấy mình thua kém bạn bè nhiều mặt nên luôn mang theo mặc cảm…

1/1/13

275. TRUYỆN NGẮN MINI VỀ CHA



Cảm ơn dinhphuong2011@gmail.com đã gởi tặng


1. Khóc dùm (?)
Cô bé đi học về muộn, ba mẹ rất lo.
Khi thấy cô về, ba mẹ hỏi xem con đã đi đâu và làm gì?
- Con dừng lại giúp bạn con ạ. Xe đạp của bạn ấy bị hỏng.
- Nhưng con đâu có biết sửa xe?
- Đúng ạ, nhưng con dừng lại để giúp bạn ấy khóc.
Cũng như cô bé đó, không phải ai trong chúng ta cũng biết sửa xe đạp. Nhưng chúng ta biết chia sẻ những nỗi lo âu và sợ hãi. Cuộc sống là một con đường rất dài, sẽ còn nhiều lần gặp cảnh "hỏng xe" lắm. Chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ và an ủi

274. TRUYỆN NGẮN MINI VỀ MẸ



Cảm ơn dinhphuong2011@gmail.com đã gởi tặng


1. Mẹ tôi! (Vương thị Vân Anh)
Mẹ tần tảo cho tôi khôn lớn, vai Mẹ nặng hơn khi tôi vào đại học.
Ba năm đại học xa nhà, tuần nào tôi cũng viết thư cho Mẹ, Mẹ cầm thư tôi mà rớt nước mắt, vui thật nhiều nhưng Mẹ tôi có biết tôi nói gì với Mẹ đâu.
Mẹ tôi không biết chữ!