24/6/12

175. KÍ ỨC VỤN


Lê Đức Thịnh tặng Nguyễn Đắc Trung

Thời đi học cấp III tại trường Đại Lộc mình có hai người bạn khá thú vị : Lê Văn Hoa và Nguyễn Đắc Trung.
Chuyện Lê Văn Hoa thì mình đã kể ở bài trước.
Còn bây giờ sẽ lục lọi kí ức đã phủ rêu hơn 30 năm để nhớ về Nguyễn Đắc Trung.
Mình gọi hai vị trên là những người bạn thú vị vì nhẽ : 
- Họ không học cùng lớp nhưng mình lại chơi khá thân (tất nhiên là thân hơn hẳn những bạn cùng lớp).
- Mỗi vị có ý nghĩa với mình ở một phương diện nào đó : Lê Văn Hoa giỏi võ thuật nên là người “cận vệ” tin cậy, mình gọi vui là “Cục trưởng cục phòng vệ” (tên gọi giống như ở nước Nhật – nước tư bản giẫy chết). 
Còn  
Nguyễn Đắc Trung là đại gia con nhà lò ép mía nên mình gọi là “Bộ trưởng bộ mía đường” ( tên gọi giống như ở nước Cuba cùng canh giữ hòa bình thế giới với Việt Nam ) !!!

22/6/12

174. NHỮNG BÀI VĂN ĐẶC BIỆT


Nguồn : internet

1. Bài văn hay của học sinh lớp 10:

Đề bài : "Một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em."
Bài viết dược điểm 9 với lời phê của cô giáo : "Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc cô cần nó nhất! Em đã thành công đấy, mong em tiếp tục thành công".
 ***
Bản chất của thành công
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng, đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.

Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.

19/6/12

172. ĐOAN NGỌ LÀ TẾT TA HAY TẾT TÀU ?

Cần xóa bỏ quan niệm cho rằng Tết Đoan Ngọ của Việt Nam có nguồn gốc từ Tết Đoan Ngọ của Tàu. 

Ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch là ngày Tết Đoan Ngọ - còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Đoan Dương, Trùng Ngũ, Tết giết sâu bọ, Tết giữa năm, Tết mồng năm … Đây là một trong những ngày Tết truyền thống tại một số nước châu Á như Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc. Tuy nhiên nguồn gốc, ý nghĩa thực của ngày tết này không phải ai cũng rõ . 

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 là một trong những ngày lễ tưởng nhớ tới tổ tiên do đó trong số các vật phẩm dâng cúng không thể thiếu bánh tổ (tổ tiên) và nhiều loại bánh trái khác làm bằng các thứ gạo nếp. Đặc biệt, đây còn là ngày lễ thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam, đó là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ.

18/6/12

171. XIN CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI CUỘC ĐỜI THỰC

David McCollough Jr
(Bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp Trung học gây chấn động nước Mỹ)

      
 Wellesley High là trường công nổi tiếng ở thị trấn giàu có Wellesley, có truyền thống lâu đời và từng sản sinh nhiều nhân tài cho nước Mỹ. David McCollough Jr là con trai của nhà sử học - nhà văn David McCollough, người từng đoạt giải thưởng Pulitzer.
       Phát biểu trong lễ tốt nghiệp của các học sinh lớp 12 Trường trung học Wellesley High ở bang Massachusetts (Mỹ) tuần trước, giáo viên tiếng Anh David McCollough Jr đã gây schock khi nói thẳng...
      Thế nhưng, bài phát biểu của David McCollough lại được nhiều tờ báo và hãng tin Mỹ đăng tải, và thu hút được hàng chục ngàn comment (bình luận) trên mạng Internet, phần lớn đều ủng hộ thông điệp của ông McCollough.
      Chúng tôi giới thiệu toàn văn bản dịch  và nguyên bản tiếng Anh bài phát biểu này để bạn đọc tham khảo.
***

15/6/12

170. TẢN MẠN “THÁNG SÁU TRỜI MƯA”

Mộc Nhân


    Đêm tháng sáu miền Trung nóng nực
    nhớ tiếc ngày tháng sáu trời mưa
   viết bài này để cùng hạ nhiệt !
   và tất nhiên cũng dành tặng bạn bè .
  Một năm có mười hai tháng, mỗi tháng có những vẻ đẹp, được khắc dấu bằng những cảm xúc của cái tôi trữ tình trong dòng chảy thời gian của đời người.
  Cứ đến tháng sáu những người yêu thơ lại đọc cho nhau nghe bài thơ “Tháng sáu trời mưa” của Nguyên Sa:

13/6/12

169. BÂY GIỜ CÓ NGƯỜI LÀM THƠ NHƯ THẾ


Nguyễn Đức Thiện

Người ta cứ huếnh lên với những con chữ, khiến nó cứ rối nùi và sau đó bảo nó là thơ, và còn bảo thơ như thế mới là thơ,
như thế mới là,
như thế mới,
như thế… 
Người ta vo tròn những con chữ lại, hoặc căng nó ra, hoặc thắt cổ chữ như thắt cổ người rồi bảo thơ phải là như thế,
phải là như
phải là…
Người ta cưỡng hiếp những con chữ, không muốn thụ thai một đứa con trong trò cưỡng đoạt, nhưng vẫn cứ phải thụ tinh, đứa con cứ phải sinh ra, dù méo hay tròn, dù đui què mẻ sứt, rồi người ta bảo thơ là linh hồn của đấng tạo hóa
là linh hồn của đấng tạo,
linh hồn của đấng,
linh hồn của,
linh hồn…
Người ta băm chém những con chữ, thành năm, thành bảy, thành mười, nát như tương, lổn nhổn như đá cuội, ném lung tung lên giấy, lên mạng, lên vũ trụ, sang cả những hành tinh trong tưởng tưởng, mặc kệ những nỗi đau, bỏ qua những nỗi buồn, chỉ biết đến khoái cảm của riêng mình, giống như vừa trút hết tinh dịch của một cuộc làm tình rồi bảo thơ phải bắt đầu từ cõi tâm linh sâu thẳm,
phải bắt đầu từ cõi tâm linh sâu,
bắt đầu từ cõi tâm linh,
bắt đầu từ cõi tâm,
bắt đầu từ cõi,
bắt đầu từ,
bắt đầu…
Rồi cũng có những cuộc đồng tính luyến ái để con chữ chẳng còn là giống đực hay giống cái, lúc thì ồm ồm, lúc thì oe oe, tò le, tí lét, hoắng nhặng sị, lại còn cái mùi khăn khẳn của đàn ông trộn với mùi thơm thơm, khen khét của kem xức mặt, son bôi môi và xà bông lưỡng tính và bảo với thiên hạ thơ phải sinh ra từ chốn đồng loài về với đồng loài, nhưng chẳng để biết ai đực, ai cái,
phải sinh ra từ chốn đồng loài, về với đồng loài, nhưng chẳng đế biết ai đực ai,
phải sinh ra từ chốn đồng loài, về với đồng loài, nhưng chẳng để ai biết ai đực,
phải sinh ra từ chốn đồng loài, nhưng chẳng để
ai biết ai…
Ha, ha, ha, thơ
Là một công nghệ huếnh lên, vo tròn, cưỡng hiếp, băn chém, và đồng tính luyến ái
Đáng thương thay chữ ơi, bay chỉ còn là công cụ
Đáng thương thay, thơ ơi.
Ta chẳng hiểu được bay, và nhất định, bay chẳng hiểu gì ta…
Khoái thật, sướng thật, mê ly thật
Nhưng quả là tôi dốt
Không biết làm thơ để mọi người chẳng thể hiểu gì…
N.Đ.T
(nguồn : blog Nguyễn Trọng Tạo)

8/6/12

167. VIẾT VÀ ĐỌC - CÁI MỚI VÀ CÁI CỔ ĐIỂN

Nguyễn Hưng Quốc

1. VIẾT VÀ ĐỌC

Viết văn để ai đọc cũng hiểu và cũng thích là một cái thú: Cái thú phục vụ.
Viết văn để chỉ có một ít người đọc tương đối ưu tú hiểu và thích là một cái thú khác: Cái thú chinh phục.
Viết văn, viết thật rõ ràng, trong sáng và mạch lạc, để ngay cả những người đọc nghiêm túc và được trang bị đầy đủ nhất cũng không hiểu và không thích là một cái thú khác nữa: Cái thú thách thức.
Đằng nào thì cũng là thú. Mỗi người có thể có cái thú khác nhau. Tuỳ tạng, tuỳ trình độ và tuỳ gu.
Trong từng người, cái thú cũng có thể thay đổi tuỳ theo tuổi tác.
Cũng như cái thú đọc sách.
Hồi nhỏ, đọc sách tôi dễ dàng say mê tất cả những gì mới lạ. Những cái mới lạ ấy khiến việc đọc sách giống như việc tham gia những cuộc phiêu lưu bất tận. Nội dung cuốn sách càng lạ, cuộc phiêu lưu lại càng ly kỳ. Và càng hấp dẫn.
Sau, quan tâm nhiều đến kinh nghiệm và ý tưởng, nhắm đến việc củng cố lại vốn kiến thức mình đã gom góp, tôi sung sướng mỗi lần bắt gặp những tâm hồn đồng điệu từ các trang sách. Mỗi lần gặp được cái gì quen thuộc, tôi mừng húm: Nó làm cho tôi tự tin hơn. Và thấy thế giới gần gũi và ấm áp hơn.
Nhưng càng đọc nhiều sách, tôi càng tìm thấy cái thú ở chỗ khác: Những gì mình chưa biết. Cái chưa biết ấy có thể ở phạm vi kiến thức. Nhưng tôi thích nhất những cái chưa biết thuộc phạm trù thẩm mỹ, những tác phẩm thách thức lại kinh nghiệm thẩm mỹ của mình; những cuốn sách vượt ra ngoài cái định nghĩa về văn học mà tôi đã có cũng như đang có.
Cứ mỗi lần cầm cuốn sách nào lên mà đọc vài ba trang vẫn không hiểu gì cả, tôi bỗng mừng, nhủ thầm: Chưa biết nó hay hay dở thế nào, ít nhất nó cũng đáng đọc!
Đáng đọc vì chỉ những tác phẩm như thế mới làm cho mình giàu hơn mà thôi.

6/6/12

166. “MUỐN LÀM THẰNG CUỘI” : CÁI TÀI, CÁI TẦM, CÁI TÂM, CÁI TÔI CỦA NGƯỜI NGHỆ SĨ

Mộc Nhân
( Kỉ niệm 73 năm ngày mất thi sĩ Tản Đà : 07/ 6/ 1939 – 07/ 6/ 2012)

Tản Đà sáng tác nhiều tác phẩm mà chỉ đọc tên, chúng ta thấy rõ tính độc đáo, mộng mơ, lãng mạn : Khối tình con, Giấc mộng lớn, Giấc mộng con.
Bài thơ “Muốn làm thằng cuội” trong tập thơ “Khối tình con” được coi là độc đáo nhất, được nhiều người biết đến trong văn nghiệp của tác giả. Bài thơ là một ước muốn kì quặc, một giấc mơ kì thú, ngông nghênh, lãng mạn thể hiện cái tài, cái tầm, cái tâm, cái tôi của người nghệ sĩ mà một thời trở thành tâm điểm của những công kích cả về văn chương lẫn tính cách.

165. HỘI NHÀ VĂN VN HÈ NHAU TIỄN THI CA LÊN ĐOẠN ĐẦU ĐÀI ?

(Nhân đọc hai tập thơ được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010- 2011)

Trần Mạnh Hảo
Nguồn : Bà Đầm xòe

Năm 2012, Hội nhà văn Việt Nam đã trao hai giải thưởng thơ cho hai tập thơ : “ Bầu trời không mái che” của nhà thơ Mai Văn Phấn và “Hoan ca” của tác giả trẻ Đỗ Doãn Phương, gây nhiều phản ứng trên văn đàn, khen thì ít mà chê thì nhiều. Nhân đọc kỹ hai tập thơ này, chúng tôi (TMH ) mạn phép bàn thêm về tiêu chí chọn giải thưởng của hội nhà văn Việt Nam: lấy cách tân thơ làm mục đích hay lấy chất lượng thơ ( thơ hay) làm mục đích ?
Đọc qua hàng chục bài khen, hàng chục lời khen hai tác giả trên và hai tập thơ được giải trên, thấy những lời khen rất mù mờ, tối nghĩa, lập lờ, thậm chí đao to búa lớn, tùy tiện, trích toàn những câu rất tầm thường, thậm chí rất dở ra khen hay, khiến những người đọc trẻ chưa đủ bản lĩnh trong thẩm mỹ thi ca dễ bị choáng váng, dễ bị định hướng sai lạc về thơ, rồi thi nhau viết những câu văn xuôi ngờ nghệch, ngớ ngẩn, xuống dòng liên tù tì và thi nhau nhận những giải thưởng phi…thơ.

4/6/12

164. VÀI SUY NGHĨ VỀ GIÁO DỤC


Vài Suy Nghĩ về Giáo Dục là cuốn sách của John Locke viết về giáo dục. Khởi đầu đây chỉ là một tuyển tập những lá thư trao đổi giữa Locke và người bạn của ông là Edward Clarke trong thời gian Locke sống lưu vong tại Hòa Lan. Những trao đổi đó về sau được tác giả tập hợp lại thành sách.
MN giới thiệu một số đoạn trong cuốn sách này theo ấn bản iện tử được đăng tải trên trang mạng : http://www.bartleby.com/37/1/  
 Bản dịch tiếng Việt từ nguồn : HVCD - http://icevn.org/  

2/6/12

163. MỘT GÓC NHÌN VỀ BÀI THƠ “NHỚ RỪNG” của Thế Lữ

Mộc Nhân
Kỉ niệm 23 năm ngày mất của Thi sĩ Thế Lữ (3.6.1989 – 3.6.2012)

Mở đầu bài thơ “Nhớ rừng”, tác giả viết lời đề dẫn “Lời con hổ ở vườn bách thú” để tránh đi sự suy diễn, hiểu lầm, mà ngày nay chúng ta quen gọi là “chụp mũ”.
Hình tượng con hổ cho dù đó là sự hóa thân của thi sĩ, nó vẫn là một chủ thể trữ tình, nhất quán và toàn vẹn.
Phần nổi của bài thơ có ý nghĩa gợi liên tưởng đến ý thức giải phóng cái tôi cá nhân; có cả tâm trạng nhớ tiếc, u hoài của một dân tộc đang bị xiềng xích, khát khao tự do; phủ nhận thực tại hướng về quá khứ oanh liệt.

1/6/12

162. TẶNG HỌC TRÒ

                                        Mộc Nhân


                                  “Nhất quỉ, nhì ma, thứ ba học trò”

          Học trò hơn cả quỉ ma
          Mà sao lại đứng thứ ba cuối hàng
          Kiện thưa lên tới thiên đàng
          Xếp cho thứ nhất - đạo tràng bình yên

          Chăm ngoan mà cũng khùng điên
          Đứng đâu cũng thể làm nghiêng địa cầu
          Vui chơi mà cũng u sầu
          Học trò đứng trước, đứng đầu, đứng trên.

                                                                      Tháng 6 /  2012