31/8/11

9. ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO

Lê Đức Thịnh


Bài tham luận tại Hội Nghị "Nhà giáo & Lao đông" năm học 2009 - 2010
Nội dung tham luận nói về đề tài cuộc vận động : "MỖI THẦY CÔ GIÁO LÀ MỘT TẤM GƯƠNG SÁNG VỀ ĐẠO ĐỨC, TỰ HỌC VÀ SÁNG TẠO" của ngành GD.
Bài đã đăng trên đặc san ĐẠI LỘC xuân Canh Dần / 2010.


                                    ***
Đức Khổng Tử nói về đạo làm người: Vi nhân nan ( làm người thật khó ).
Luận về người thầy ông lại nói : Vi sư nan ( làm thầy thật khó ) .
Làm người đã khó, làm thầy lại khó, nay chúng ta đang làm một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo… thiết nghĩ lại càng khó bội phần .
Và bởi vì khó cho nên những điều mà chúng ta hướng đến là một trong nhiều  mục tiêu phấn đấu đối với mỗi thầy cô giáo trong suốt cả cuộc đời thực hiện thiên chức của người dạy chữ, dạy người.
***

24/8/11

8. CHUYỆN CẦN PHẢI NÓI ...

Huỳnh Văn Cát ( gv trường THCS Mỹ Hòa, Đại Lộc, QN - đã về hưu)


 LTS : Bài này đã được tác giả gởi đến các báo QN, GDTĐ ... nhưng vì lí do tế nhị nào đó nên bài không được đăng. Để rộng đường dư luận đồng thời góp thêm tiếng nói phản biện chuyên môn tại địa phương, Mộc Nhân post bài này lên trang dể bạn đọc tham khảo và cho ý kiến tranh biện.
***
Chuyện thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ở Quảng Nam từ trước đến nay bao giờ cũng kết thúc mỹ mãn dù đề thi và đáp án môn Ngữ văn năm nào cũng có chỗ sai.
Đã nén chịu từ nhiều năm nay nhưng thiết tưởng đã đến lúc cần phải nói, nói để đóng góp ý kiến xây dựng chứ không phải để đả kích, phê phán người ra đề, ra đáp án hay để chỉ trích ai cả.

23/8/11

7. TRĂN TRỞ TRƯỚC THỀM NĂM HỌC MỚI

Bùi Công Thuấn  *  (nguồn vcv.org )

Năm học mới bắt đầu, bao nhiêu hy vọng đang mở ra, nhưng cũng nhiều trăn trở.



Những năm gần đây, Báo chi đăng nhiều vụ án giết người xảy ra ở tuổi học sinh, thanh niên. Đau thương nhất là những trường hợp con giết cha mẹ, chồng giết vợ, bạn tình giết người yêu, bạn học giết bạn học. Cái ác trở thành điều bình thường hàng ngày. Nguyên nhân từ đâu? Câu trả lời phải tìm ở căn gốc của nền giáo dục. Vâng, tất cả bắt đầu từ giáo dục, không được giáo dục thì con người cũng chỉ là con vật .

22/8/11

6. VÀI SUY NGHĨ VỀ DẠY HỌC MÔN VĂN

 Lê Đức Thịnh

 Trong nhà trường thì môn Văn có những đặc thù, quên mất điều này mà chỉ lưu ý đến cái chung như những môn xã hội khác e không khỏi dẫn đến nhiều bất cập trong việc dạy học bộ môn.
Việc dạy- học văn trong nhà trường đã được bàn bạc từ lâu, nhưng chưa bao giờ chúng ta bằng lòng với nhau và tự bằng lòng với mình về những vấn đề liên quan đến bộ môn như : đổi mới phương pháp dạy học, cách thức tổ chức giờ dạy, đánh giá giờ dạy …
 ***

21/8/11

TỨ NHIẾP PHÁP và GIÁO DỤC

        Mộc Nhân Lê Đức Thịnh
    
          
            Trong Bộ Kinh Duy-ma-cật của Nhà Phật ( Quyển thượng - Phẩm thứ nhất ) có nói đến  TỨ NHIẾP PHÁP. Đó là bốn phương pháp mà Bồ Tát dùng để nhiếp phục chúng sanh về với Phật pháp:


4. MIỀN ĐẤT TÌNH NHÂN

Lê Đức Thịnh
Tặng Nam Giang - và Em. 
Bài thơ này đã được đưa vào "Tuyển Văn Thơ Quảng Nam 2015-2019"



                                                                                     
Đến với em thuở ngu ngơ vào đời.
Yêu em mà chẳng bận tâm.
Tình ngày khó như hoa trong kẽ đá mùa mưa khan nắng rát.

20/8/11

3. TẢN MẠN THÁNG BẢY

Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh




Tháng bảy miền Trung nắng cháy
Những cơn gió trưa thổi rát mặt , khô khốc dòng mồ hôi trên trán mẹ. 
Những cơn giông chiều tức tưởi , rấm rắc mấy giọt bên đường. 
Em từ đồng bãi vội về mang theo hơi đất trong hơi áo, hơi thở chạy mưa.


Tháng bảy miền Nam trời chuyển
Nhớ câu thơ của Nguyên Sa : “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát”, mà thấy trời chợt nắng chợt mưa.
Buổi trưa thầm thĩ những cơn gió rồi vật vã mây mưa để Trịnh Công Sơn thấy “con đường nhỏ hóa dòng sông”. 
Em ra phố về e ấp mưa trong áo lụa ; tôi thấy mình xuân giữa hạ dù vui buồn chợt đến chợt đi.
***

19/8/11

2. BÀN VỀ THI ĐUA VÀ CẮT THI ĐUA

Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh 

Hiếm có một thứ ngôn ngữ nào phong phú như Tiếng Việt. Mà phong phú nhất là hiện tượng chuyển nghĩa. Từ một nghĩa gốc, trong quá trình sử dụng nó đã tạo nên biết bao nghĩa mới. Những nghĩa đó ra đời tuỳ thuộc vào các điều kiện xã hội, nhu cầu giao tiếp, thậm chí là do ý thích của một nhóm người; và số lượng nghĩa mới tạo thành không bao giờ dừng lại.
Chắc chắn là thế. Vì vậy mà nhiều người đã công nhận rằng “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp”.

1. CHUYỆN PHIẾM VỀ CÁI MÓC

Lê Đức Thịnh

Bên ngoài mấy bao đựng hàng như bao phân, bao gạo, bao cám lợn … nhà sản xuất thường in dòng chữ tiếng Anh USE NO HOOKS có nghĩa là KHÔNG DÙNG MÓC. Đó là một lời nhắc nhở người sử dụng cần bảo vệ bao hàng cho nguyên vẹn.
Người nông dân có biết ý nghĩa dòng chữ ấy không ? Chắc chắn là không , thậm chí họ chẳng bận tâm gì đến nó nhưng họ vẫn KHÔNG DÙNG MÓC vì hai lẽ :
-         Nếu dùng móc sẽ làm hỏng hàng chứa bên trong bao.
-         Nếu dùng móc sẽ làm hỏng cái bao tải, có thể tận dụng cái bao để làm việc khác.
Sâu xa hơn, họ trân trọng những sản phẩm vật chất có ẩn chứa cả những giá trị tinh thần.