25/7/13

376. ÔNG BỘ !

            Mộc Nhân (sưu tầm – ghi chép)
         
          Chẳng biết tự bao giờ trong làng tôi và nhiều làng xã khác tồn tại câu thành ngữ “Cặc ông Bộ”.
          Thưở nhỏ hay chơi đá bóng, tắm sông… với bọn trẻ trong làng chúng thường sử dụng câu thành ngữ dung tục này để chọc ghẹo nhau. Chẳng hạn : “Như c. ông Bộ mà bày đặt” – với ý mỉa mai chê bai về cái của quí …! Tuổi nhỏ chả hiểu cái “ông Bộ” đó là ai, như thế nào nhưng nghe chọc qua chọc lại cũng vui, riết hồi thành quen mồm, quen tai mà chẳng bận tâm.

375. TÍNH NHÂN VĂN TRONG PHÊ BÌNH VĂN HỌC

          Trần Đình Sử
           Nguồn: Tạp chí Sông Hương
         
Thực tế nghèo nàn về thành tựu khoa học xã hội và nhân văn của chúng ta có thể tìm thấy nguyên nhân trong lối tư duy độc tôn một thời và đang tiếp tục ở lĩnh vực học thuật. Cội nguồn sâu xa của lối tư duy ấy đang nằm trong di chứng của thời kì chiến tranh kéo dài ba mươi năm và cuộc đấu tranh ý thức hệ tàn khốc.  

21/7/13

374. ĐỌC “VILLE” NHỚ PHỐ (*)

            Mộc Nhân 
                              kính tặng anh Nguyễn Giúp  - nhân đọc bài thơ "Ville"


         Một ngày  ngầu đục nước sông Vu Gia giữa đôi bờ như nỗi u uất kéo thành dòng trầm lặng miên viễn, có lúc thưa người trên cây cầu đi qua tuổi thơ sắp thay hình đổi dạng ,  Nguyễn Giúp phóng bút viết nên  “Ville”
"Ville" với dòng sông  đã tạc vào mênh mông tôi kí ức.
           "Ville" với thị trấn nhỏ bình yên Dằng dặc mặt người qua sông / Dằng dặc chợ trưa xơ xác.
          "Ville" có phố nhỏ chợ quê như một phối tưởng giữa mơ mộng và các tầng đan xen của tư duy hồi tưởng từ quá khứ đến hiện tại.

18/7/13

373. BÀI HỌC NÀO QUA CÁI CHẾT CỦA TỪ HẢI

           Nguyễn Duy Hiển
             
Đọc "Truyện Kiều" của cụ Nguyễn Du, tùy theo góc độ nhìn nhận mà có người cho rằng cái chết của nhân vật Từ Hải là do sự xảo quyệt của Hồ Tôn Hiến gây ra: Kêu gọi "chiêu an" nhưng khi họ Từ đầu hàng về với triều đình thì cho quân mai phục giết hại. Có người lại cho rằng Từ Hải chết là do quá tin Thúy Kiều - người vợ yêu của mình. Có người lại căn cứ vào lời than của Thúy Kiều trước khi nhảy xuống sông Tiền Đường: "Rằng Từ công hậu đãi ta / Chút vì việc nước mà ra phụ lòng / Giết chồng mà lại lấy chồng / Mặt nào mà lại đứng trong cõi đời"

15/7/13

372. CHUYỆN PHIẾM VỀ MÙI

Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh
Sách “Vĩnh Lạc Bách Vấn” (Một trăm câu hỏi của Vĩnh Lạc) có chép câu chuyện : một lần nọ vua Vĩnh Lạc nhà Minh mời Viên Liễu Trang đến để đàm thoại về tướng học có hỏi :
- Tuyển cung phi cho mặt áo dày, rồi bảo họ chạy cho vã mồ hôi ra, nghĩa là sao ?
Viên Liễu Trang trả lời :
- Làm vậy là cốt để xem thân thể họ có thơm tho không, phàm nữ nhân mà thân thể tỏa hương là tướng đại cát, nếu thân thể toát mùi hôi hám là tướng hạ tiện, không tuyển vào cung.
Vậy ra mùi người không chỉ là mùi mà còn là yếu tố của nhân tướng học !

371. MUỐN CÓ TÁC PHẨM LỚN , VIỆT NAM NÊN VỨT THƠ ĐI

            Nguyễn Hoàng Đức
Gần một thế kỷ nay, Trung Quốc dường như tuyệt đối vứt thơ đi, đến mức dường như thơ không thể mọc tăm sủi bọt trên văn đàn. Nhưng họ đã được cái gì? Được hai giải Nobel văn chương với Cao Hành Kiện và Mạc Ngôn. Tại sao, người Tầu lại có thể đoạt tuyệt với thơ như vậy? Rõ ràng vì họ nhận ra, thơ vụn vài câu không thể là kiến trúc văn chương, và lao động lao động nghệ thuật. Thơ chỉ là sinh hoạt chữ nghĩa ngẫu hứng bồng bột được chăng hay chớ thôi.

7/7/13

370. VILLE (*)

           Nguyễn Giúp

       
     MN: Gần đây, mấy văn nghệ sĩ Đại Lộc có nhiều bài viết về quê hương: nào là "Vu Gia", " Đại Hồng", " Đại Lãnh"... rồi xúc cảm với “cây gòn”, “cây cầu”, “cây chuối nước” … lại xúc động cùng “mì Quảng”, “bún giò”, “bún thận”…
     Nhà thơ Nguyễn Giúp thì khởi tứ về xứ Ái Nghĩa với bài mới :"Ville”.  Bài thơ có nhan đề lạ, mang theo thông tin ít người biết về tên gọi xa xưa của thị trấn quê hương cùng những hình ảnh lãng đãng, ẩn khuất, khắc khoải, tạc vào mênh mông kí ức thường thấy trong thơ Nguyễn Giúp: “Ville cạn nỗi buồn / Ville dạt niềm vui / Khắc khoải chiến tranh cha tôi ngồi bấm đốt / Những khoảng lặng đời người dày thưa?”

6/7/13

369. BÚN THẬN

Mộc Nhân
                        Thân tặng họa sĩ Phạm Văn Bố


Hồi sinh viên thời đói kém, miếng ăn luôn là ám tượng nhọc nhằn.
Năm 1981, xong trung học, Văn Bố và tôi vào sư phạm. Bố tài hoa nhưng sức khỏe yếu.
Đau ốm thì có loại thuốc phổ biến bấy giờ là “Xuyên Tâm Liên” dùng cho bá bịnh.
Nhức đầu, cảm sốt, ho, viêm, sưng, đau bụng … đều được chỉ định dùng “Xuyên Tâm Liên”.

5/7/13

368. ĐẠI HỒNG

Nguyễn Hải Triều

Đại Hồng ngày lên mơn mởn 
Mắt em sương chiều mây giăng ...

Nắng lưng chừng đồi sa mù gió hú
Khe Lim đầy đặn dòng xanh bóng cây
Đầy đặn giấc mơ chín đằm
Ngọn bấc trở mùa
Bầy chim sáo bay…

1/7/13

367. NGƯỜI ĐƯỢC VIỆC

Truyện ngắn Đỗ Phước Sơn

Sáng hôm đó hắn không ghé vô quán cà phê cóc phía trước cơ quan như thường lệ để xởi lởi dăm câu ba sợi với đồng nghiệp theo kiểu giao ban mở rộng “chào buổi sáng”. Sếp hắn, một lão đầu hói mập ú, cập kê tuổi về vườn, mặt thớt, tóc hoa râm xoăn tít ngồi bắt chân chữ ngũ giữa quán, mắt dõi trên đường như đang chờ hắn. Chiều hôm qua, hắn vừa bị lão nện cho một trận nên thân. Chẳng ai buồn để ý lão quát chuyện gì bởi nạt nộ quát tháo vốn dĩ là căn bệnh kinh niên, thâm căn cố đế của lão. Mẹ kiếp, chỉ tại cái cục alô, giá như lúc đó cái điện thoại trong túi quần hắn đột ngột hết pin hay gặp một sự cố đại loại như vậy thì cơ sự đâu đến nỗi này, hắn lẩm bẩm một mình...