25/12/20

1.932. AVERNO

 

Book cover of Averno - Louise Glück

Averno là một hồ miệng núi lửa nhỏ ở miền nam nước Ý, cách về phía tây Naples khoảng 10 dặm, độ sâu 200 feet, nằm lọt thỏm giữa một khu rừng rậm. Người La Mã cổ đại coi đây là lối vào thế giới huyền bí với các vị thần cùng những báu vật.

18/12/20

1.931. TA THẤY EM TRONG TIỀN KIẾP

 Mộc Nhân Lê Đức Thịnh 

Nhân đọc tập Gieo vần cho cây - thơ và sinh vật cảnh của Lê Thạnh – Dị nhân Bonsai ngược (Nxb Đà Nẵng, 2020). 

Năm 2020, Lê Thạnh được Tổ chức "Kỷ lục gia VN" ghi nhận và cấp bằng chứng nhận "Người tạo tác các tác phẩm Bonsai ngược nhiều nhất VN".



*****

9/12/20

1.930. PHÁT HÀNH SÁCH 60 NĂM THE BEATLES

 Mộc Nhân

       Phát hành sách "Yesterday - 60 Năm The Beatles" 

Nxb Hội nhà văn 2020.



Mình chưa bao giờ bán gì trên mạng – dù nhiều người vẫn làm thế như một xu hướng chia sẻ hoặc kinh doanh. Hôm nay lại bán sách của mình trên mạng, một trải nghiệm lạ.

5/12/20

1.929. THÚ NHẬN - Confession



  Bài thơ này nói về nỗi sợ hãi và cách chúng ta làm bất cứ điều gì để ngăn mình khỏi thất vọng bởi vì ai cũng đều sống với nỗi sợ hãi nhưng học cách che giấu nó. Hạnh phúc, nỗi buồn, số phận, ghen tị, tức giận, cảm xúc… Tất cả những điều này xảy ra cho thấy sự phức tạp của tâm lý. Đó chính là sự thú nhận chân thực nhất trong tâm thức con người.

2/12/20

1.928. AUBADE (2) - KHÚC BÌNH MINH

Cây copper-beech được nói đến trong bài thơ

  Aubade – như đã giới thiệu ở bài trước – là “Khúc bình minh”. Nó đối lập với serenade là tình khúc, nhạc khúc thường được vang ngân vào buổi chiều (dịch là dạ khúc hay mộ khúc). Nhà thơ hiện đại Mỹ John Donne viết bài thơ “The Sunne Rising” (Ánh bình minh) là một thể thức thuộc Aubade. Trong bài Aubade (2) này, Louise Glück viết một bản tình ca buổi sáng qua vuông cửa. Từ trong một ngôi nhà có chiếc ghế, có giường ngủ, có chiếc bàn đơn sơ… con người cảm nhận thế giới với vẻ đẹp của ánh sáng lung linh họa tiết, cùng những bi kịch, dục vọng và định mệnh của nó. Thấu hiểu bản ngã, sự từng trải của mình… Trong thời gian và không gian đó, không còn mong muốn nào khác hơn là bình an và xúc cảm (safe and feel) cùng lời tự vấn “what the riches were made of” (Điều gì làm nên sự giàu có)

1/12/20

1.927. YESTERDAY - 60 NĂM THE BEATLES

     Lời tựa sách YESTERDAY - 60 NĂM THE BEATLES -
          Mộc Nhân Lê Đức Thịnh Nhà xuất bản Hội nhà văn - 2020



            Năm 2020 này những người quan tâm đến âm nhạc quốc tế không thể nào quên được dấu mốc 60 năm ban nhạc The Beatles ra đời.

The Beatles bắt đầu chơi nhạc tại các tụ điểm ở Liverpool và Hamburg trong suốt 3 năm với 4 thành viên John Lennon, Paul McCartney, George Harrison và Ringo Starr kể từ năm 1960. Bộ tứ trở thành nghệ sĩ thành công và có ảnh hưởng nhất trong thời kỳ huy hoàng của nhạc rock và cả về sau này.

30/11/20

1.926. AUBADE (1) - KHÚC BÌNH MINH

Hình ảnh lấy từ trang fb của Hội nhiếp ảnh Canon VN

  Aubade tạm dịch là: khúc nhạc ban mai, khúc bình minh, tình ca ban mai… Nội hàm từ này liên quan đến những nét nghĩa đẹp, lãng mạn, trữ tình. Đây là một cái tên tiếng Anh hay nên nhiều người chọn làm danh từ riêng cho tác phẩm, tên người, nhãn hàng (nước Pháp có thương hiệu đồ lót Aubade lừng lẫy Châu Âu)... Nó đối lập với serenade (dạ khúc hay mộ khúc - khúc nhạc chiều). 

29/11/20

1.925. WITH A LITTLE HELP FROM MY FRIENDS


     Có một “Thuyết âm mưu” (The Conspiracy) cho rằng Paul McCartney - cựu thành viên ban The Beatles - nghe nói ở Việt Nam có gã Mộc Nhân đang hoàn chỉnh tập bản thảo nghiên cứu về nhóm nhạc The Beatles kèm theo gần 100 bài dịch ca từ của nhóm sang Việt ngữ. Lại nghe nói quyển sách này được sự hỗ trợ của nhóm bạn yêu nhạc, yêu The Beatles là nhóm LSB. Paul McCartney cảm động liền viết ca khúc này để tặng Mộc Nhân và nhóm LSB. 

    Sách đã hoàn thành, MN đã chọn ca khúc With A Little Help From My Friends làm ca khúc đề từ, để cảm ơn bạn bè đã hỗ trợ cho tập sách này. 

28/11/20

1.924. TẢN MẠN CHUYỆN NHÀ VĂN

   Mộc Nhân



  Chuyện về nhà văn (ở đây nên hiểu là bao gồm cả nhà thơ,nhà phê bình văn học) thì có rất nhiều thứ để nói: chuyện lớn thì có thiên chức, sự nghiệp, sứ mệnh, tầm vóc… (toàn những thứ kinh hồn); chuyện thường thường bậc trung thì có xuất bản tác phẩm, chém gió trên diễn đàn, viết bài đăng báo đăng tạp chí kiếm nhuận bút…; chuyện tệ hại thì có gạ gẫm, chấp nhận làm văn nô, tranh giành làm quan văn, sống bê tha…

25/11/20

1.923. MỘT HÀNH TRÌNH RÚT NGẮN - A FORESHORTENED JOURNEY

Nguyên tác: “A Foreshortened Journey” by Louise Glück.
                                Mộc Nhân dịch và giới thiệu.


   Đọc thơ Louise Glück là đi qua một trải nghiệm lạ lẫm với thơ ca. Có thể chúng ta phải nghiên cứu để cảm hiểu phần nào bởi các bài thơ của bà được dồn nén trong cường độ hiện sinh, nhưng khi đọc lên, chúng ta lại cảm thấy dòng tự sự diễn ra một cách yên lặng, nhỏ nhẹ, kỳ lạ và bí ẩn. Người ta nói nó giống như bản thân tác giả: ăn mặc giản dị, nói năng nhẹ nhàng, dáng người nhỏ bé, khuôn mặt không xinh xắn... nhưng khi bà Glück xuất hiện và di chuyển trong khán phòng thì dường như có một sức mạnh vô hình, thu hút đám đông mà không hề xô bồ chen lấn.

1.922. MỘC NHÂN TRIỆN

 Mộc nhân

   Hôm qua (ngày 10 tháng Mười năm Canh Tý), ngày lành tháng tốt, bổn Mộc khai danh triện Mộc Nhân Lê Đức Thịnh bằng mộc bản do thư pháp gia Lý Khoa Minh - Hội An thiết kế theo tự dạng "Triện thư" (lối chữ Triện - một kiểu chữ thư pháp của Trung Quốc cổ, thông dụng dưới thời nhà Tần, hiện nay ít dùng), chạm trên gỗ bạch thông trăm năm tuổi.

20/11/20

1.921. DIỄN TỪ VỀ HƯU

    Mộc Nhân -

                        DIỄN TỪ VỀ HƯU



     Kính thưa quí thầy cô giáo.

Kính thưa quý vị khách quí và đại biểu.

Hôm nay tôi rất vui khi đứng trong không gian này: không gian trang trọng, ấm tình của buổi lễ kỷ niệm Ngày NGVN lần thứ 38 kết hợp với việc HĐSP chia tay tôi về hưu.

1.920. VIẾT Ở ĐẬP PHỤ SÔNG TRANH

 Mộc Nhân



Hôm nay Sông Tranh không động đất

Vì có ta đất cũng động lòng

Đứng gác chân lên bờ Đập phụ

Bỗng nghe đời... "phập...phập..." vênh cong

17/11/20

1.919. CẢNH NGUYÊN SƠ - ABORIGINAL LANDSCAPE

 Nguyên tác: “Aboriginal Landscape”Louise Glück
            Mộc Nhân dịch và giới thiệu



Bài thơ Aboriginal Landscape (có thể dịch là: Cảnh ban sơ, miền đất của thổ dân, miền bản địa... – do chữ Aboriginal có nhiều nghĩa: nguyên sơ, nguyên thủy – bản địa, thổ dân…) có thể hiểu là dòng hồi ức, cảm xúc của nhân vật trữ tình về cố xứ - nơi ban sơ là miền đất của người bản địa. Bài thơ bắt đầu bằng câu nói của người mẹ: Con đang dẫm chân lên cha mình – tức là dẫm lên ngôi mộ của cha.

1.918. NHỮNG NGÃ TƯ – CROSSROADS

 Nguyên tác: “Crossroads” by Louise Glück – from “A Village Life” (2009)
    Mộc Nhân dịch và giới thiệu



Đa số các hình ảnh của bà Glück trên truyền thông đều gợi lên một vẻ buồn. Đọc thơ bà chúng ta cũng nhận thấy man mác một niềm bi cảm. Nhưng nỗi buồn của Glück là một huyền cảm riêng dị, nó không gắn với tín ngưỡng tôn giáo, mà hình thành từ việc tác giả mượn huyền thoại cổ xưa, thiên nhiên trầm mặc ký ức và tâm lý học hiện đại để giãi bày, biểu lộ, khám phá, giải thích, truy vấn, phát hiện cảm xúc, nội giới nữ tính của mình. 

16/11/20

1.917. TRỞ VỀ - NOSTOS

Nguyên tác: "Nostos"Louise Glück from Meadowlands (1996)
            Mộc Nhân dịch và giới thiệu

Cây Crocus - cây nghệ tây - một loài cây được nói đến trong bài

   Trong tiếng Hy Lạp, "Nostos" có nghĩa là trở về. Cụm từ này liên quan đến trường ca Odyssey mà Louise Glück thường sử dụng như điển tích trong nhiều bài thơ của mình. Tuy nhiên nếu tạm gạt bỏ ngữ liệu điển tích thì Nostos mang ý nghĩa là chuyến trở về quê hương của nhân vật trữ tình sau nhiều năm xa cách. Hình ảnh đồng cỏ hoang sơ được tìm lại trong quá khứ cùng những phong cảnh và ký ức tuổi thơ.

15/11/20

1.916. ANH TÚC ĐỎ - THE RED POPPY

 Nguyên tác: “The Red Poppy” from “The Wild Iris” (1992) by Louise Glück

Mộc Nhân dịch và giới thiệu.



Ở Phương Tây, hoa anh túc đỏ biểu tượng cho sự tưởng niệm những người lính ngã xuống nơi chiến trường. Biểu tượng ấy bắt nguồn từ bài thơ Trên cánh đồng Flanders (In Flanders Fields) của nhà thơ mặc áo lính người Canada John Alexander McCrae. Ngoài ra, trong văn hóa Phương Tây, anh túc đỏ tượng trưng cho tình yêu với nhụy màu đen chính giữa hoa tượng trưng cho những đau khổ của nó.

1.915. CHÚ CHIM SẺ TRƯỚC CƠN BÃO SỐ 13

 Mộc Nhân



tôi nhìn thấy một con chim sẻ bị thương 

chiều qua

trước cơn bão số mười ba

nó đã cố lao ra khỏi chiếc tổ bị gió xé nát 

bay vào màn mưa

và không đích đến

13/11/20

1.914. NGẪU TÁC HỒNG GAI

           Mộc Nhân

   Những dòng sau đây lược trích từ tiểu thuyết "Trại súc vật" (Animal Farm) của nhà văn người Anh George Orwell. (Nó đã gợi cảm hứng cho tôi viết bài thơ này. Tất nhiên bạn cũng nên hiểu nó theo nghĩa ẩn dụ - metaphor): 

     Trong Trại súc vật:
1. Bất kỳ cái gì đi bằng hai chân đều là kẻ thù.
2. Bất kỳ cái gì đi bằng bốn chân, hay có cánh, đều là bạn bè.
3. Tất cả các con vật đều bình đẳng, tuy nhiên vài con vật sẽ được bình đẳng hơn những con khác (
All animals are equal, but some animals are more equal than others).



   

Này em đóa hồng sao lại ứa máu trước thềm

ta thấy cánh môi em soi lên những mặt người kinh khiếp

con chó già trong gian phòng nằm im thiêm thiếp

dường như ngày huênh hoang đang khu trú đâu đây.

1.913. ÁO TRẮNG

                       Mộc Nhân




bỗng dưng áo trắng nuột nà

mỏng như tơ nhện sương sa bồi hồi

nghiêng qua 

                  lụy một chỗ ngồi                                                 

bờ vai tròn mọng như môi căng tràn

1.912. VIẾT TRƯỚC CƠN BÃO SỐ 13

     Mộc Nhân

Hội An ngày lũ - hình trên fb Trương Nguyên Ngã


Ngày vừa hửng nắng ban mai

ánh trời du địa đón ngày bão giông

quê nhà còn lũ mênh mông

nhâm nhi chuyện

                 giữa bềnh bồng nỗi đau

12/11/20

1.911. THÁNG TƯ – APRIL

 Nguyên tác: April” - Louise Glück from “The Wild Iris” (Ecco Press, 1992)

     Bản dịch: Mộc Nhân 

Cây scilla hoa tím được nói đến trong bài thơ

 Bài thơ này có những gợi ý về sự chấp nhận đau buồn của con người. Trong câu chuyện bí ẩn, Glück mời gọi sự tham gia của chúng ta: tùy từng trường hợp, chúng ta phải nhập thân vào câu chuyện, thay thế mình bằng những nhân vật hư cấu, tạo ra một kịch bản mà từ đó người nói có thể hiểu ra lời thoại của bà, qua đó giải mã những ý nghĩa ngụ ngôn trong tác phẩm. Trong không khí căng thẳng của sự đối đầu và tranh chấp, cảm giác áp lực buộc phải phản bác để tìm một điểm cân bằng và đưa ra tiếng nói.

1.910. CAN’T SMILE WITHOUT YOU


 

  "Can't Smile Without You" là ca khúc do ba nhạc sĩ người Mỹ Christian Arnold, David Martin và Geoff Morrow đồng sáng tác vào năm 1976. Ca khúc này được nhiều nghệ sĩ mua quyền thu âm trong đó có hai nghệ sĩ nổi tiếng là Barry ManilowThe Carpenters. Phiên bản được ghi âm bởi Barry Manilow vào năm 1977 và phát hành vào năm 1978 dù không phải là phiên bản đầu tiên nhưng đã lọt vào vị trí Top trên các Bảng xếp hạng và có độ phổ biến nhất. Tuy nhiên phiên bản của The Carpenter mang đậm chất trữ tình hơn do giọng ca ma mị và phần hòa âm đầy kỹ thuật của ban nhạc.

11/11/20

1.909. NHỮNG BỨC THƯ - THE LETTERS

    Nguyên tác: “The Letters” – by Louise Glück
       – from “The House on Marshland” (Ecco Press, 1975)



Trong bài thơ này, Glück mô tả những mối bận tâm kịch tính, thể xác, tình dục. Giống như Keats, Glück thể hiện trạng thái tình yêu lãng mạn và dễ lãng quên. Đó là tình yêu siêu thực mà mỗi người sẵn sàng xóa hết mọi ký ức tâm hồn để sống với thực tại.

1.908. NHỮNG CÂY TÁO - THE APPLE TREES

 Nguyên tác: “The Apple Trees”Louise Glück 

        from The House On Marshland (Ngôi nhà trên đầm lầy) - 1975.

Mộc Nhân dịch và giới thiệu

Front cover of "The House On Marshland" by Louise Glück

Bài thơ “The Apple Trees” trích từ tập thơ The House On Marshland (Ngôi nhà trên đầm lầy) của Louise Glück - gồm các bài thơ lấy cảm hứng từ những tạo vật làng quê như các loài cây, hoa, ngôi nhà, làng xóm, đồng cỏ… Đọc bài thơ bạn sẽ có những ấn tượng về trí tưởng tượng cao vời, hiếm có trong dòng cảm xúc mãnh liệt , tinh tế từ những mảng rời giản dị, bình thường trong câu chuyện đời sống. Nó có một sức mạnh của lửa và nhẹ nhàng của không khí đủ để kéo chúng ta ra khỏi cái mong manh của đời sống khi con người luôn tiệm cận với nỗi đau và cái chết.

1.907. KHÁT VỌNG CHÁY BỎNG - BRENNENDE LIEBE

 Nguyên tác: "Brennende Liebe" by Louise Glück

                    from The House On Marshland (1975)

        Mộc Nhân dịch và giới thiệu:

Hoa Cẩm Chướng (Carnation)

"Brennende Liebe" (tiếng Đức - nghĩa Việt là “Khát vọng cháy bỏng”). Đây cũng là tên một ca khúc nổi tiếng của nhóm nhạc “Industrial metal group Oomph” nước Đức nói về khát vọng sống của con người. Ngoài ra đây còn là tên ẩn dụ của Hoa Cẩm Chướng (Carnation) – loài hoa tượng trưng cho sức sống và tình yêu.

10/11/20

1.906. HOÀNG HÔN – SUNSET

 Nguyên tác: “Sunset” - by Louise Glück, from "The Wild Iris" - The Ecco Press, 1992.

Bản dịch và giới thiệu: Mộc Nhân



Trong bài thơ này, tác giả cũng là chủ thể trữ tình hóa thân thành lời thần thánh - xưng tôi (I) nhưng ẩn mặt và hiểu rõ bạn (you): hiểu rõ sự tuyệt vọng (despair), mất niềm tin (have no faith) khi lời khẩn cầu của bạn không được trả lời; đồng thời cũng hiểu rõ mình: nỗi buồn của tôi là không thể hồi âm bạn (my sorrow that I cannot answer you)

Những đối thoại đó đã tái hiện cuộc đấu tranh nội tâm và đời sống tinh thần con người trongững nh mối mâu thuẫn giằng xé. Hai thực thể mà tâm hồn của họ giao nhau trong thế giới niềm tin, tâm linh nhưng rất tự nhiên dù là thời khắc hoàng hôn đời người (sunset) để rồi cuối cùng họ vẫn luôn vươn tới (reach), hồi đáp (answer, response), hiển lộ (be apparent) với nhau – không phải bằng thanh âm ngôn từ mà là thanh âm tự nhiên: trong gió nhẹ đêm hè (the breeze of the summer evening).

1.905. NỖI BUỒN CỦA CIRCE – CIRCE’S GRIEF

      Nguyên tác: Circe’s Grief by Louise Glück

             Bản dịch: Mộc Nhân



Như đã giới thiệu trước, bà Glück thường được mô tả như một nhà thơ viết tự truyện. Các tác phẩm của bà được biết đến với cường độ cảm xúc cao. Nhiều bài thơ của bà lấy cảm hứng từ thần thoại – nhất là thần thoại Hy Lạp, để suy ngẫm về kinh nghiệm cá nhân và cuộc sống hiện đại. Bài thơ “Circe’s Grief” này nằm trong chủ đề ấy.

8/11/20

1.904. MỘT LẦN VỚI BẠN

           Mộc Nhân 


Những thằng tóc bạc đã thưa

tiếng dzô dzô

cũng âm thừa giữa trăng

gặp nhau chuyện cũ mà rằng

cuối sông đầu bãi cuốn phăng

nửa đời

1.903. LỘI NƯỚC LỤT PHỐ CỔ

      Mộc Nhân


Hội An bỗng có gì buồn

       khi em với bóng 

                nước luồn lách cây

xin đừng khỏa sóng đôi tay

       làm chao phố cổ 

                giữa ngày vắng hiu

7/11/20

1.902. BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ 2020

      Mộc Nhân - ghi chép theo ý mình



Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 đã kết thúc 3 ngày qua nhưng đến thời điểm này, kết quả cuối cùng ai là ông chủ mới của Nhà trắng – Donal Trump hay Joe Biden - vẫn chưa được công bố. Có nhiều lí do của sự chậm trễ này: kiểm phiếu toàn quốc chưa xong hoặc có thể đã xong nhưng cần rà xoát lại mới công bố; có khiếu nại về việc gian lận từ ông Trump đối với ông Biden; chờ phán quyết của tòa án Liên bang… và cũng có thể họ nấn ná chưa công bố vì lo ngại một cuộc nội chiến sẽ nổ ra khi các phe phái ủng hộ các ông sẽ choảng nhau bằng súng ống, bằng bạo lực, đập phá, giết chóc…

1.901. ÂM NHẠC THIÊN ĐƯỜNG - CELESTIAL MUSIC

Nguyên tác: Celestial MusicLouise Glück

Bản dịch và lời bình: Mộc Nhân



LTS: Trong một bài luận có tựa đề “Sự gián đoạn, sự chần chừ, sự im lặng” (“Disruption, Hesitation, Silence”), Louise Glück viết: "Tôi bị thu hút bởi dấu chấm lửng... Đối với tôi, điều chưa nói có sức mạnh to lớn… Nó tương tự như cái không nhìn thấy được, bị hư hỏng hoặc chưa hoàn thiện. Những cái như vậy chắc chắn ám chỉ đến những bối cảnh lớn hơn... Vậy nên điều mong muốn của tôi trong nghệ thuật là khai thác sức mạnh của những gì chưa hoàn thành. Tất cả kinh nghiệm trần thế là một phần. Không chỉ đơn giản vì nó là chủ quan, mà bởi vì cái mà chúng ta chưa biết, về vũ trụ, về sự chết, nó rộng lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta biết."

6/11/20

1.900. HÌNH ẢNH PHẢN CHIẾU – MIRROR IMAGE

 Nguyên tác: “Mirror Image” - Louise GlückArarat (Ecco Press, 1990).

Bản dịch: Mộc Nhân



  “Mirror Image” (Hình ảnh phản chiếu) trong bài thơ là sự phản chiếu những suy nghĩ về hình ảnh người cha của mình khi tác giả chợt nhận ra trong thời gian “tonight” và không gian “in the dark window”. Ông là một con người khắc kỉ: nghĩ về cái chết để ngăn nhục dục, chối bỏ mọi thứ khi nhận ra nó vô nghĩa (it contained nothing)... Tuy nhiên hai câu kết bài thơ gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ khi bên trong con người khắc kỉ đó là điều răn nhân văn, sâu sắc: “that once you can’t love another human being/ you have no place in the world” (rằng một khi bạn chẳng thể yêu người khác/ thì bạn chẳng có chỗ trên cõi đời).

4/11/20

1.899. ẢO TƯỞNG - A FANTASY

 Nguyên tác: “A fantasy” - Louise Glück (Nobel Văn chương 2020)

     Bản dịch: Mộc Nhân 


Tiêu đề của bài thơ này mang một ý nghĩa kép: ảo tưởng về một đám tang có thể khép lại nỗi đau thương và ảo tưởng một quá khứ đã qua.

Khổ thơ đầu, tác giả nói về cái chết một cách thẳng thắn: “Tôi sẽ nói với bạn đôi điều: mỗi ngày/ loài người đang chết. Và đó chỉ là khởi đầu./ Mỗi ngày, trong nhà tang lễ, những goá phụ sinh ra,/những đứa trẻ mồ côi mới. Họ ngồi khoanh tay/ cố gắng quyết định cuộc sống mới này”. Đó là trạng thái cố gắng giữ bình tĩnh khi chứng kiến sự chết chóc. Nói về cái chết mà thực ra là phá tan ảo tưởng về sự sống bình yên giữa đời nhiễu loạn.

2/11/20

1.898. THỦY TIÊN

       Mộc nhân

         Quí tặng ca sĩ Thủy Tiên

cùng tấm lòng từ thiện em đến với bà con vùng lũ miền Trung (tháng 10/ 2020)

 

em nở hoa giữa mùa bão lũ

như hoa tuyết trỗi dậy giữa đông

em cho đời niềm vui

và nỗi đau thơm nụ

khi cõi người bọt bèo nổi trôi con nước

1.897. HOA THỦY TIÊN

        Mộc Nhân ghi chép



Câu chuyện vc ca sĩ Thủy Tiên (TT) và Công Vinh thực hiện cuộc quyên góp ủng hộ đồng bào Miền Trung số tiền lên đến 150 tỷ (và con số này chưa dừng lại) thì cộng đồng mạng xã hội và báo chí đã nói nhiều rồi. Chúng ta ủng hộ và cảm kích việc làm của nữ ca sĩ khi không quản hiểm nguy trong bão lũ để tiếp tục làm thiện nguyện, hỗ trợ tinh thần, vật chất cho bà con chịu ảnh hưởng của thiên tai. 

31/10/20

1.896. LÃO GIÀ DỐT VĂN (Phần 2)

                   Mộc Nhân


          Dường như tôi có nợ xứ Đạ và cũng có thể xứ Đạ có "nần" gì đó với tôi nên bỗng dưng cơn cớ xui khiến tôi lại mắc mứu với đất và người nơi đây. Vài người bạn thân, vài người bạn chưa thân, vài người mình biết họ mà họ không biết mình, vài người họ biết mình mà mình không biết họ, vài nơi chốn đã đặt chân… và một cặp đôi bĩ lậu vong niên. Vài... ít thôi. 

1.895. EM KHÔNG THỂ QUÊN NHỮNG CHỖ NGỒI VẮNG BẠN

                  Mộc Nhân 


 

Lũ đã qua mong em đừng khóc

dù loài người gây cuồng nộ rưng rưng

cơm gạo ngày mai còn vài chén cầm chừng

ngôi nhà nhỏ liêu xiêu bên sườn đồi xao động.

29/10/20

1.894. KÍNH VIỄN VỌNG - TELESCOPE

     Nguyên tác: “Telescope” from AVERNO (2006) by Louise Glück
         Bản dịch: Mộc Nhân



Cũng như nhiều bài thơ khác của Louise Glück, ý nghĩa bài thơ nằm ở chuỗi hành động  của chủ thể trữ tình thể hiện qua sự kết hợp các cụm từ nói lên suy nghĩ và logic đi đến kết luận. Ngôi thứ hai (you) được sử dụng tổng cộng mười hai lần trong bài thơ. Riêng trong khổ thơ đầu tiên, nó xảy ra năm lần cùng với bốn lần trong hai dòng đầu tiên và một lần cho mỗi khổ thơ còn lại. Sự bối rối trong những dòng mở đầu tạo lập sự tham gia của người đọc vào bối cảnh hư cấu của câu chuyện cho đến khi chúng ta bắt gặp hình ảnh rõ nét của bầu trời đêm ở cuối khổ thơ đầu tiên, chúng ta bị cuốn hút vào bài thơ.

26/10/20

1.893. THU HOẠCH - THRESHING

    Nguyên tác: Threshing - Louise GlückA Village Life (Farrar, Straus, and Giroux, 2009) 

     Bản dịch: Mộc Nhân



“A Village Life” của Louise Gluck là một tập thơ có ngôn từ đẹp đến ám ảnh, trầm mặc. Toàn bộ tập thơ có một giọng điệu xuyên suốt: ý tưởng cảm thấy mệt mỏi khi ở một nơi nhất định cũng như khái niệm về việc khám phá và tìm hiểu bản thân của một người trong trạng thái bức bí. Hình ảnh thơ không phải lúc nào cũng gợi lên cảm xúc vui vẻ từ người đọc, nhưng chúng hoạt động theo một cách khác với hình ảnh trong tác phẩm của các nhà thơ khác.

1.893. CUỘC ĐỜI MỚI - VITA NOVA (2)

 Nguyên tác: "Vita Nova" của Louise Glück – Trong tập thơ Vita Nova, HarperCollins Publishers Inc, 1999. 

        Bản dich: Mộc Nhân

        

     Vita Nova là cụm từ gốc Ý (La Vita Nuova - Cuộc đời mới). Louise Glück có 2 bài thơ cùng nhan đề Vita Nova đều viết về sự sống và cái chết. Glück tiếp cận chủ đề cái chết (kết thúc) bằng sự khéo léo, ý nhị. Những bài thơ ấy đã chứng minh rằng bà hoàn toàn có thể biến cách diễn đạt bình thường trở thành thi ca qua âm điệu tưởng chừng tự nhiên nhưng thật đáng kinh ngạc.

25/10/20

1.892. CUỘC ĐỜI MỚI - VITA NOVA (1)

 Nguyên tác: "Vita Nova" - Louise Glück, Vita Nova (Ecco, 1999)

       Bản dịch: Mộc Nhân 


Vita Nova là cụm từ gốc Ý (La Vita Nuova - Cuộc đời mới) - nhan đề một tác phẩm văn học của Dante Alighieri viết trong các năm 1283 – 1293. Đây là một tác phẩm về tình yêu viết theo phong cách Prosimetrum (thơ kết hợp với văn xuôi) - tác phẩm văn học đầu tiên sáng tác bằng tiếng Ý. Louise Glück có 2 bài thơ cùng nhan đề Vita Nova đều viết về sự sống và cái chết. Glück tiếp cận chủ đề cái chết bằng sự khéo léo, ý nhị.

1.891. HOA LY VÀNG - THE GOLD LILY

Nguyên tác: “The Gold Lily” - Louise Glück, The Wild Iris (1992)

                     Bản dịch: Mộc Nhân



“The Gold Lily” của Louise Glück là bài thơ áp chót trong tập thơ thứ sáu của bà - The Wild Iris (1992). Tập thơ Glück đã nhận được Giải thưởng Pulitzer năm 1993. Wild Iris bao gồm những bài thơ một phần được lấy cảm hứng từ niềm đam mê làm vườn của Glück nên có nhiều bài lấy hình tượng các loài hoa và cây. Trong tập The Wild Iris, bà thường thể hiện 3 giọng nói của các nhân vật trữ tình: tiếng của hoa nói với người, người nói với Chúa và Chúa nói với con người. Trong bài "The Gold Lily", bông hoa nói với con người hoặc có thể với Chúa về cái chết của mình. Trong tình huống đó, nó yêu cầu được cứu bởi người đã nuôi trồng nó, nhưng con người bất lực.

24/10/20

1.890. HOA LY BẠC - THE SILVER LILY

Nguyên tác: "The Silver Lily" - Louise Glück, from The Wild Iris (The Ecco Press, 1992). 
                  Bản dịch: Mộc Nhân


         Thơ của Louise Glück là những mảng lập thể của cảm xúc. Nhiều bài thơ của bà là những dụ ngôn được “khai triển linh hoạt từ những xúc cảm tại một thời điểm, tạo nên chủ âm định mệnh đặc trưng" (nhà phê bình Frank Bidart). Đề tài hoa Lily được bà khai thác qua nhiều bài thơ với cảm hứng từ vẻ đẹp mà nhận thức về sự tàn phai; từ khởi đầu mà nghĩ đến cái kết; từ sự sống mà nhận ra cái chết… 

1.889. HOA LY TRẮNG - THE WHITE LILIES

Nguyên tác: "The White Lilies"Louise Gluck, The Wild Iris (Ecco, 1992)

                 Bản dịch: Mộc Nhân 



         Hoa Lily - Lilies (Tiếng Việt là hoa Ly, Bách hợp, Huệ tây, thuộc họ Loa kèn, có hương thơm đặc trưng, có nhiều loại với các màu sắc khác nhau). Hoa Ly trắng biểu tượng cho vẻ đẹp, kiêu hãnh, sự trinh trắng và đức hạnh. Trong Kinh Thánh, Lily trắng được nhắc đến bằng dụ ngôn "vị tông đồ khoác áo choàng trắng hy vọng". Bài thơ của Louise Gluck có tựa nói về hoa Lily, không miêu tả nó cụ thể mà chỉ gợi tả qua vẻ đẹp: như chiếc giường đầy sao nằm giữa khu vườn (a bed of stars), không khí đầy mùi thơm của hoa (scented air). Vẻ đẹp của Lily trắng có sức quyến rũ khiến người làm vườn nấn ná không muốn trở về dù đêm lạnh đang xuống. Họ cũng sợ đến lúc hoa sẽ tàn phai (terror: it could all end) và lúc đó sẽ không còn gì nữa. Tất cả sẽ vô ích dù vấn vương, đê mê như thuốc phiện. Louise Gluck có 3 bài thơ về hoa Ly: Ly trắng, Ly bạc, Ly vàng. Chủ đề của 3 bài đều nói về vẻ đẹp và sự tàn phai (sự sống và cái chết). Chỉ có những ai hiểu được điều đó mới biết cách “giải thoát khỏi sự hào nhoáng” (to release its splendor).