Mộc Nhân
Vậy đó.
Định bụng là không viết gì nữa về xứ ấy vì cũng đã viết nhiều rồi. Có bài lãng mạn, có bài hiện thực. Có bài đáng nhớ, có bài nên quên... Nhưng dẫu gì cũng là kí ức; lại ngẫm ra mình cũng có chút trách nhiệm - liên đới - bạn bè - tương thông… để cùng chia sẻ những phẫn uất, bi hài ngoài sức tưởng tượng của con người bình thường nơi đây.
Chuyện xảy ra chung quanh nhân vật chính có
nickname là: Lão già dốt văn – Trần Hạ Oán.
Lão già dốt văn (LGDV) này mình đã viết ở bài trước (theo đường link này), nay
không nói lại vì cũng không cải tạo được gì ở lão. Hi, nhưng mà mình không có
chức năng cải tạo; chỉ có chức năng phản ảnh và tái hiện đời sống để mang đến
vài ngẫm ngợi về nhân vật. Đại ý thế.
Bản tính xấu của một người phàm thường nằm ở “tam độc” (3 điều có hại cho bản thân), theo nhà Phật là: tham (tham lam), sân (thù ghét) và si (ngu – vô minh). Thoát ra khỏi “tam độc” (hoặc giảm bớt nó) là kẻ có thiện tính. Không
thoát ra nổi, trái lại còn thêm trầm kha là kẻ ác tính, vô minh, tự làm hại
mình qua việc làm hại người.
Xem ra LGDV đã gây nghiệp bằng “tam độc” ở xứ Đạ này, nơi gần rừng rú xa ánh trời; nơi kẻ mạnh hành xử
bằng luật rừng; nơi người ta biết cái xấu nhưng không dám lên tiếng; nơi con
người cúi đầu, cung phụng cho cái ác…
Chẳng hạn như thói tham nhũng chính sách bằng việc một Hiệu Trưởng không đứng
lớp nhưng vẫn tự kê khai mình đứng lớp để nhận phụ cấp là cái tham rõ ràng. Ăn tham
quá dễ, lại ăn quen nên nhiều năm cứ thế, cứ thế mà làm. Thậm chí khi bị thanh tra,
truy thu nhưng rồi vẫn tiếp tục… thì rõ là cái tham đã làm con người lóa mắt, bất chấp. Dẫu
có ẩn nấp dưới thù hình nào khác như hợp thức hóa qua hồ sơ chuyên môn mà không thực
hiện, hoặc nương tựa gởi gắm vào các mối quan hệ con cháu anh em trong nhà trường để bòn rút ngân sách… thì
rồi cuối cùng nó cũng lòi ra thôi. LGDV cố tình gian lận, vi phạm đạo đức nhà giáo, lừa cấp trên, dối
học sinh, xem thường phụ huynh một cách ngang nhiên, qua mặt hệ thống quản lí trắng trợn, thách thức mọi người
trong tập thể. Và tập thể ấy cũng đáng tội, đáng thương khi họ biết rõ mồn một mà vẫn lặng im, đồng lõa, dung túng hoặc sợ hãi nên không dám cất lời.
Khi cái tham thành bản tính thì nó mở rộng từ tham tiền của, vật chất ra cái tham danh hão, tham nhục dục. Tham danh hão khi HT không đủ tư cách nhận danh hiệu khen thưởng cao hơn mọi người nhưng vẫn bịt tai, cắm mặt để lạm nhận là CSTĐCS/ LĐTT dù đã bị cấp trên kiểm điểm, nhắc nhở, truy xuất khoản lạm thu… Và khi liệu bề không thành tựu được cái hão danh ấy thì âm thầm tự xóa tên mình ra khỏi danh sách; coi cái danh sách tổng kết của 1 tập thể như trò bỡn - thích thì ghi tên vào, cảm thấy nhục thì đục tên ra.
Tham tiền thì rắp tâm chiếm dụng, còn tham dục thì lập mưu chiếm đoạt nữ nhân viên dưới quyền bằng mọi cách – kể cả những cách đê tiện nhất. Với LGDV thì việc gì lão cũng không từ bỏ miễn đạt được mục đích. Một (1) em ngoan hiền dưới trướng lão giở trò ve vãn bằng ban phát vài ân huệ nhỏ như cho đứng lớp thuận lợi, đề cử chức vụ vặt, tạo phe cánh thân hữu… và cuối cùng là cung phụng, phục vụ, nằm trong hiệu ứng đám đông. Một (1) em rắn hơn thì LGDV đe dọa, nhăm nhe, gây áp lực buộc kẻ yếu phải cúi đầu.
Một (1) em trong tầm ngắm không thể nào chinh phục được thì LGDV dở thủ đoạn đê hèn: trấn áp, phân biệt đối xử, bịa tạc hồ sơ dư luận để kỷ luật, dùng luật rừng để vu vạ, dùng đám đông để biểu quyết. Nhiều năm nay, em ấy đã không thể nào ngóc đầu… Vậy là từ cô nhân viên tạp vụ tên Hằng đến cô giáo tên Thanh đều lần lượt được bật đèn xanh đèn vàng để vào cung phụng. Thậm chí có khi cao trào còn gây ra xung đột giữa các em Thanh và Hằng…
Sự đời cũng nhục: (1) em chọn cách tiến thân bằng con đường đãi bướm mà cả vợ chồng đều đồng tâm hiệp lực, bất chấp. Bàn làm việc thành bàn làm tình; kế hoạch chuyên môn thành kế hoạch của quỉ, bục giảng thành bục thăng tiến, bàn làm việc phòng thực hành thành giường làm tình...
LGDV vẫn luôn tự cho mình là vua của GD xứ Đạ. Làm qua
quýt, nói huênh hoang, hành xử điêu ngoa, luôn tìm cách moi móc từ lạm thu cho về túi mình. Giờ hành chính lão la cà quán xá để tán
phét nhiều hơn là nghĩ về công việc. Năm nay biết là đến lúc nuốt không trôi
vài khoản móc túi cha mẹ con em (như các năm trước) thì nghẹn họng nhả ra mà trong lòng phẫn uất nuốt hận.
Ừ nhỉ. LGDV là kẻ hãnh tiến xứ Đạ tự cho mình là vua của ngôi trường mà có người từng là học trò lão, từng là nhân viên của trường đã phải thốt lên: "Em khinh cái ngôi trường đó". Một gã cát cứ tham, ác và lú. Lú đến mức phát ngôn cùn: “Tôi làm
sai đó, ai giỏi thì kiện. Cấp trên bao giờ cũng bảo vệ HT cả…”. Ôi, lú đến thế
là cùng. Thời buổi công nghệ thì đâu thể lời
nói gió bay mà dám mở mồm ra dương dương tự đắc.
Lú
đến mức lấy cái nghị quyết Hội nghị của cơ quan từ cách đây gần 10 năm làm căn
cứ pháp lí để can thiệp sâu vào áo váy phụ nữ mà không hiểu rằng nội dung nghị
quyết của cơ quan chỉ có giá trị trong 1 năm (hoặc 1 nhiệm kỳ) và trang phục là chuyện thời thượng;
mỗi năm mỗi mùa mỗi thời đều khác và luôn có xu hướng thẩm mỹ, thời đại. Hơn nữa, chuyện
trang phục nữ giới là chuyện của tổ chức Công đoàn - nữ công, cớ gì HT lại kí công văn
ban bố ngăn cấm này nọ. Lú đến mức cụ thể hóa nó bằng các sắc màu, độ mỏng dày,
độ ngắn dài, độ gợi cảm… Lú đến mức không hiểu rằng nữ giáo viên tự biết giới hạn
và quyền làm đẹp của mình mà không cần
ai dạy bảo. Lú đến mức lập phiếu khảo sát để thăm dò trong học sinh là: cô giáo x, y trang phục như thế các em có đồng ý hay không (!). Lú đến mức cho phép qui định của HT đứng
trên cả luật pháp. Lú đến mức chỉ vì sân si với 1 cá nhân mà đề ra một văn bản u
mê đến lạ lùng, đem cái ngu của mình mà đối trị với lẽ phải. Lú đến mức tự biến mình thành một diễn viên hài không chuyên trong trạng thái sượng
sùng, bẽ bàng, trơ trẽn, nực cười trước đám đông trong một màn kịch vụng về khiên cưỡng diễn viên kiêm luôn đạo diễn… Nói ngu dốt đúng hơn là lú.
Và
nhất là lú đến mức không kiểm soát được ngôn từ của mình. Khi lú và sân cao độ thì biến
thành si (ngu). LGDV nói những điều ngớ ngẩn, sai bét nhè, cao giọng, áp đặt. (Mở băng ghi
âm ra nghe rành rành đấy thôi).
Tầm nhìn của lão không vượt quá con dốc Ma Thiên Lãnh; trái tim của lão không đi đến dốc Mạ Ơi; chén rượu của lão không vượt quá bàn tiệc trong quán Triệu Huy; tâm địa của lão tối sẫm như ly cafe đen Duy Khánh; nhận thức của lão chỉ đủ soi qua lần vải mịn màng của váy áo chị em...
Giờ
của LGDV đã điểm. Sắp đến hồi kết rồi. Con giun xéo mãi cũng oằn. Lão đã gây ra
nhân thì đến lúc nhận lấy quả. Lão đã gây oán sao lại mong được Ân. Ai cũng biết và cũng có lòng độ lượng nhưng với
một kẻ tàn nhẫn, hại người, vô nhân, vô lương, vô tri kéo dài thì cứ để đời sống vận hành theo luật
nhân quả lại tốt hơn.
Lúc
này, lão trơ trọi diễn hài trong cơn giẫy chết mà không nhận ra sự bi hài khốn khổ của mình. Dường như bên lão không có một thân hữu đúng nghĩa để khuyên lão đôi điều tốt đẹp, nói lời phải trái để tiết chế bản thân nhằm gỡ gạc
chút tử tế còn lại. Cũng còn đám thân cận đấy, nhưng bọn họ chỉ xúm vào rỉ tai, xúi bẫy những
điều xằng ngôn để tỏ lòng trung sau bao năm ân tình, ân huệ. Lão cũng muốn tỏ ra còn chút uy quyền và cũng mong bóp nghẹt những tiếng
nói chính nghĩa hiếm hoi ở nơi này.
Albert Camus nói: “Việc của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ” (It is the job of thinking people not to be on the side of the executioners). Tôi nghĩ ngợi thêm: “Chỉ có những kẻ bất lương mới đứng về phía cái xấu” – nhất là khi cái xấu đã hiển lộ và đang giẫy chết.
Tôi mong mọi việc kết thúc để bạn tôi bình an, để bạn tôi sống thanh thản , làm công việc nghiệp dĩ với bọn trẻ và chơi những cuộc chơi yêu thích như mọi người. Bạn tôi có thể dễ dàng chọn con đường xin chuyển đi nơi khác để thoát khỏi ách nghiệp của LGDV nhưng bạn đã ở lại vì nơi này, vì mình , vì mọi người bé họng và cũng vì bản lĩnh và cá tính của mình.
Tôi mong xứ Đạ, nơi tôi tồn lưu nợ nần từ kiếp nào được sáng ánh trời. Như ánh mặt trời cuối tháng 10 sau bão lũ miền Trung vậy. Dù lúc ấy là mùa thu đời người, tuy nhiên Mùa thu là mùa xuân thứ hai khi mỗi chiếc lá là một đóa hoa.
Và tôi cũng mong có dịp ngồi với họ để nghe những câu chuyện vui về đời sống, xứ đất nơi ban khai đã từng "xe mở đường đi trước, dân tiếp bước theo sau" (như một bác già không quen gặp bên đường kể chuyện). Và tôi cũng sẽ nói với bạn về quê xứ mưa bùn nắng cháy của tôi...
Và cũng có thể chúng ta sẽ không còn cách nhau 1.000 km nữa nhỉ. Tôi chỉ sợ lúc ấy mình là kẻ "Tham - Sân - Si" cũng nên. 😄😄😄
MN
Nếu bạn đang xem blog này trên smartphone
hãy lướt xuống cuối bài và bấm vào dòng chữ
Xem phiên bản web
để dễ quan sát toàn bộ giao diện trang và đọc tốt hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét