29/2/12

127. TÌNH DỤC TRONG CA DAO

 (sưu tầm)

Trong văn hoá thời xa xưa, để duy trì cuộc sống, cần cho mùa màng tươi tốt. Để cho phát triển cuộc sống cần cho con người sinh sôi. Trí tuệ của người bình dân nhìn thấy thực tiễn đó ở một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà sùng bái nó như thần thánh và kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực – tín ngưỡng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người (phồn = nhiều, thực = nảy nở).
Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam từng tồn tại theo suốt chiều dài lịch sử, và có tới hai dạng: thờ cơ quan sinh dục và thờ bản thân hành vi giao phối
Ở cuộc sống hiện đại, nhiều người vẫn chưa có thiện cảm khi nhắc đến hai chữ "tình dục" bởi theo họ đó là điều cấm kỵ, là chuyện riêng của hai người trong phòng ngủ, lôi ra trước bàn dân thiên hạ, bàn tán thì chẳng còn ra cái thể thống gì. Lại có người quan niệm những ham muốn, những ý nghĩ về tình dục là "tội lỗi". 
Phải chăng chúng ta chưa thoát ra khỏi lối nghĩ khắt khe theo quan niệm đạo đức thời phong kiến, chưa thật sự "giải phóng" chức năng tình dục, dù đây là một hoạt động quan trọng trong quan hệ vợ chồng, là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Tình dục  hay quan hệ tình dục còn gọi là giao hợp hay giao cấu, ta thường nghĩ ngay đến việc đưa bộ phận sinh thực khí người nam vào bộ phận sinh dục người nữ.
Tình dục là một trong “tứ khoái” được nhiều người đồng tình:
Cơm Phiếu Mẫu, gối Trần Đoàn
Ngửa nghiêng gối phượng, nhẹ nhàng nương long
Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ khảo sát, miêu tả lại những gì trong hiện thực khách quan của văn chương Việt Nam, khảo sát những tác phẩm chứa đựng yếu tố về tình dục, cùng với những giá trị nó mang đến mà thôi.

1.  Miêu tả sinh thực khí:
Bắt đầu từ một sự chọc ghẹo “quá đà” của chàng trai lém lĩnh:
Vú em nhu nhú chúm cau
Cho anh bóp cái có đau anh đền
   Hay
Nước láng linh chảy ra Vàm Cú
Thấy em chèo cặp vú muốn hun
Nam tu nữ nhũ, nhũ hoa là bộ phận không thể thiếu và cũng không kém phần nhạy cảm của người con gái. Dân gian cảnh báo rằng:
- Nuôi con chẳng biết tính con
Hể vú gai gạo thì l. chớp đông.
- Con gái chơi với con trai
Coi chừng cặp vú như hai sọ dừa
Cũng có khi mượn cảnh ngộ để gợi đến một bộ phận ... nhạy cảm: 
Gió nam non thổi lòn hang cóc
Phận em nghèo nên mồng đốc khô rang
Có lúc dùng trực tiếp yếu tố tục, gọi thẳng tên, nói thẳng … cái bộ phận ấy!
Bà Đội cho chí bà Cai
Bà nào mà chẳng váy ngoài l.. trong

Đến bộ phận sinh thực khí nam, chúng ta hãy nghe và … thấy nó qua bài ca đối đáp sau:
- Gặp đây anh mới hỏi nàng
Cái gì lủng lẳng một gang trong quần
- Chàng hỏi thì thiếp thưa rằng
Cái đeo lủng lẳng là “giằng cối xay”.
Về chất lượng và kích cỡ cái “của quý”, chủ nhân của nó tự nhận định:
- Chẳng thà nó nhỏ mà dài
Còn hơn chụp bụp nữa ngoài nữa trong
- Chẳng thà nó nhỏ mà cong
Còn hơn tổ bố nữa trong nữa ngoài
Tình trạng … bất lực “có như không” được người bình dân hài hước: 
Cho dù có sống đến già
Cho dù béo tốt cũng là phí toi
Bây giờ pháo đã tịt ngòi
Gia tài còn lại ... một vòi nước trong
Đúng là hết giá trị nhưng vẫn … hấp dẫn!

26/2/12

126. THƠ TÌNH TRONG KINH

Nhân ngày 08 tháng 03, xin giới thiệu với bạn đọc một bài viết về thơ tình từ cách nay trên 80 năm của nhà phê bình văn học Phan Khôi.
Ông vạch ra rằng bản sắc thực của những sáng tác dân gian sơ khởi của nhân loại là những bài thơ tình, về sau được tập hợp vào những bộ kinh điển của các tôn giáo, chúng đã bị giải thích khác đi, bị thần thánh hóa, bị gán những hàm nghĩa phù hợp các giáo điều; tuy thế, người ta vẫn có thể chỉ ra được thuộc tính ban đầu của nó là những bài thơ tình.

 ***

21/2/12

125. KẺ SĨ - TRÍ THỨC

KẺ SĨ NGÀY XƯA VÀ NGƯỜI TRÍ THỨC NGÀY NAY
Phạm Đạt Nhân 


Hoạt động của giới trí thức cũng như mọi hoạt động khác trong đời sống xã hội, kinh tế, chính trị, học thuật...đều là hình thái của văn hóa. Văn hóa lại là phần hồn của một nước. Văn hóa cũng là văn minh, cũng là giáo dục. Đối với văn hóa, giáo dục có nhiệm vụ kép: "Giáo dục vừa xây dựng văn hóa cho ngày mai thụ hưởng, vừa vun bồi kế thừa truyền thống văn hóa của ngày hôm qua." (1) Nói gọn lại là nhiệm vụ xây dựng cái mới và vun bồi, kế thừa cái cũ.

Kẻ sĩ xưa và trí thức nay theo nghĩa hẹp là tên gọi khác chỉ người học, người có chữ nghĩa, học cao hiểu rộng và có lương tâm, lương thức. Kẻ sĩ và trí thức khác nhau về cái học (nội dung đào tạo, phương pháp rèn luyện, chỗ đứng trong xã hội) nhưng về vai tuồng, sứ mệnh đối với xã hội, với nhân tâm, thế đạo thì không khác. Kẻ sĩ hay trí thức mãi mãi là hình thái văn hóa. Văn hóa là phần hồn của đất nước. Cái học ngày xưa có gì khác với cái học ngày nay ? Và kẻ sĩ ngày xưa nắm giữ vai tuồng gì đối với quốc gia, xã tắc ?

18/2/12

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

 "TÀI LIỆU BÔI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9"

của Lê Đức Thịnh.

Kính gởi quí đồng nghiệp cùng các em học sinh thân mến.
Chúng tôi xin giới thiệu với quí đồng nghiệp cùng các em học sinh một đầu sách mới :
Tên sách : TÀI LIỆU BÔI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9           
Tác giả : Lê Đức Thịnh 
Nhà xuất bản Giáo Dục (chi nhánh Đà Nẵng)




Sách dày 264 trang, in trên giấy trắng tốt, cỡ chữ 12, bìa 4 màu.
Khổ sách 17 x 24
Giá bìa : 62.000 đồng.

Dự kiến trong tháng 3 / 2012 sách sẽ được đơn vị liên kết phát hành trên địa bàn miền Trung.
Hy vọng cuốn sách này cùng với Tài liệu Luyện thi đã xuất bản 2010 sẽ tạo thành bộ sách có ích cho quí đồng nghiệp và các em học sinh.

16/2/12

124. CUỘC THI "THƠ CA & NGUỒN CỘI"

KẾT QUẢ CUỘC THI THƠ CA và NGUỒN CỘI lần thứ 2

Đăng lại thông tin từ trang Songtho.net
     Hai bài thơ đạt giải do tác giả gởi tặng
           Tác giả và tác phẩm lưu ở Mục lục Nguyễn Giúp trên Blog này.


 Sau một năm kể từ ngày phát động, cuộc thi “Thơ ca và nguồn cội” lần thứ hai do Hội Thơ làng Chùa tổ chức đã nhận được 6.372 bài thơ dự thi. Ban sơ khảo đã làm việc nhiều ngày một cách cẩn trọng và công bằng để lựa chọn những tác phẩm vào vòng chung khảo.
Đúng 9h sáng ngày 12 tháng 2 năm 2012, tại trụ sở Công ty TNHH Lối Sống Việt ở 65, Nguyễn Du, Hà Nội đã tiến hành cuộc họp của Ban Chung khảo cuộc thi “Thơ ca và nguồn cội”lần thứ hai.
Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm:

Ban Chung khảo:
1. Nhà thơ Y Phương (Trưởng ban)
2. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học, Ủy viên Hội đồng lý luận phê bình Hội Nhà văn Việt Nam.
3. Nhà thơ Trần Quang Quý, Phó Giám đốc NXB Hội Nhà văn, Ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam.
4. Nhà thơ Dương Kiều Minh, Phó Chủ tịch Hội LHVHNT Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam.
5. Nhà thơ Mai Văn Phấn.

Đại diện Ban Sơ khảo: Nhà thơ Quang Hoài (Trưởng Ban sơ khảo)

Đại diện Ban tổ chức: Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, thư ký cuộc thi, người làng Chùa.

Trong cuộc họp này, nhà thơ Quang Hoài, đại diện Ban Sơ khảo báo cáo tình hình cuộc thi, dư luận của bạn đọc và ý kiến của Ban Sơ khảo, đánh giá các tác phẩm được lọt vào vòng chung khảo.
Sau khi nghe trình bày của nhà thơ Quang Hoài, các ủy viên Ban chung khảo đã thảo luận cụ thể từng tác giả và từng bài thơ và cuối cùng 5 ủy viên Ban Chung khảo bỏ phiếu kín cho các loại giải.


Kết quả giải thưởng cuộc thi “Thơ ca và nguồn cội” lần 2 như sau:

Giải nhất: Đinh Thị Như Thuý với Nơi ngày đông gió thổi

Giải nhì:
1. Trần Đăng Huấn với Thổ thần  Người mẫu ảnh bên lề đường lá đổ
2. Nguyễn Giúp với Gò Nổi  Nhà ngoại tôi trăng lên

Giải ba:
1. Đỗ Thượng Thế với Niệm sông  Viết theo nhát cuốc của chị
2. Lê Xuân Hiệp với Bà ơi, Ký ức  Ngày xưa
3. Phạm Vân Anh với Người đàn ông trên biển Tây nam  Nói với con về quê hương

Giải tư:
1. Trần Huy Minh Phương với Ký ức cánh đồng  Hát bên dòng sông mẹ
2. Lê Hoài Nhơn với Làng núi  Phập phồng bong bóng
3. Hàn Thủy Giang với Đêm thu, Trở lại  Một
4. Nguyễn Ngọc Tung với Huyền thoại cái đấu của mẹ  Nụ mồ hôi
5. Đặng Quang Vượng với Cao nguyên đá khát  Con gái Mông
6. Nguyễn Hồng Công với Giếng làng
7. Đặng Cương Lăng với Chị tôi
8. Nguyễn Lâm Cẩn với Mắt xưa  Đêm còn đang ở…
9. Bàn Hữu Tài với Những mùa đông xưa

Ban tổ chức cuộc thi xin chúc mừng các tác giả được giải.
Lễ trao giải sẽ được tổ chức tại đình làng Chùa, Ứng Hoà, Hà Nội trong một ngày gần nhất.
Tất cả các bài thơ dự thi đã qua vòng sơ khảo sẽ được xuất bản trong tập thơ có tên Thổ ngữ những vùng đất phát hành trong dịp lễ trao giải.

BAN TỔ CHỨC CUỘC THI  “THƠ CA VÀ NGUỒN CỘI” lần thứ II

*****

HAI BÀI THƠ ĐẠT GIẢI CUỘC THI
“THƠ CA & NGUỒN CỘI” lần II của Nguyễn Giúp                           
        

15/2/12

123. AI CŨNG ƯA GIẢ DỐI

HẦU NHƯ AI CŨNG ƯA GIẢ DỐI ?
Tô Vĩnh Hà 

Trong top ten đầu tiên của loài người - Kinh Thánh coi “chớ nói chứng dối” (Điều Răn thứ Chín) là một trong 10 điều quan trọng nhất của cuộc đời. Trước đó 500 năm, Đức Phật - Bụt (Budha) còn kỹ lưỡng hơn khi Người xếp “Giới Vọng ngữ” vào một trong 5 điều cấm (Ngũ Giới) đối với bất kỳ ai muốn hướng về Cõi Ngộ (prajnã). Và, hẳn là ai cũng biết trong Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng; không dối gian, tức phải luôn luôn thật thà là một trong ít nhất những gì trẻ em không được phép quên... 
Nói như thế để thấy rằng giả dối, dối trá (GD, DT) là những điều trăn trở đầy phiền muộn, khó khăn - dường như đã song hành cùng với mọi kiếp người ở mọi thời, mọi nơi. Một khi chúng là nan đề, có nghĩa là dẹp bỏ (thực ra, chỉ có thể là làm bớt đi, ít trầm trọng hơn) cái nan đề ấy sẽ vất vả, nhọc nhằn biết bao nhiêu...

11/2/12

120. “MƯỜI CÁI TRỨNG”

VỀ BÀI CA DAO “MƯỜI CÁI TRỨNG” 
Mộc Nhân

Tháng giêng
Thánghai
Tháng ba,
Tháng bốn,
Tháng khốn,
Tháng nạn,
Đi vay
Đi tạm
Được một quan tiền
Ra chợ: Kẻ Duyên
Mua con gà mái
Vê nuôi,
Đẻ ra 10 trứng;
Một: trứng ung,
Hai: trứng ung,
Ba: trứng ung,
Bốn: trứng ung,
Năm: trứng ung,
Sáu: trứng ung,
Bảy: trứng ung,
Còn ba trứng
Nở ra ba con:
Con: diêu tha!
Con: quạ bắt!
Con: két xơi!
Chớ lo phận khó ai ơi,
Còn da lông mọc, còn chồi nẩy cây".

119. TÔI LÀ CÂY BÚT CHÌ

TÔI LÀ CÂY BÚT CHÌ
Leonard E. Read

Leonard E. Read (1898-1983) thành lập Tổ chức Giáo dục Kinh tế (Foundation for Economic Education-FEE) năm 1946 và làm chủ tịch của tổ chức này cho đến khi qua đời. FEE là một trong những trung tâm nghiên cứu tự do (think tank) đầu tiên của Mỹ.
"Tôi, Cây Bút Chì" , tiểu luận nổi tiếng nhất của ông, được ấn hành tháng 12, 1958 trong tạp chí Người Tự Do. 
***

Tôi là một cây bút chì--một cây bút chì bằng gỗ, tầm thường và quen thuộc với những em học sinh và người lớn biết đọc và biết viết.
Nhưng, buồn thay, những người dùng tới tôi vẫn thản nhiên sử dụng và chẳng buồn tìm hiểu nguồn gốc của tôi như thế nào, cứ như thể sự hiện hữu của tôi chỉ là một tình cờ ngẫu nhiên và chẳng có căn nguyên chi hết. Cái thái độ rẻ rúng ấy đẩy tôi xuống hạng những đồ vật hạng xoàng. [Nhưng] Đó là một loại sai lầm khủng khiếp mà nhân loại không thể tồn tại lâu dài được mà không gặp nguy hiểm. Lý do là vì, như nhà thông thái G. K. Chesterton đã nói: "Chúng ta bị héo tàn đi vì thiếu sự tò mò, chứ không phải vì thiếu những điều kỳ diệu."
Tôi, Cây Bút Chì, dù có bề ngoài đơn giản, đáng để cho các bạn phải kinh ngạc, vâng, đó là điều mà tôi sẽ cố thuyết phục các bạn. Thực ra, nếu bạn có thể hiểu tôi--không, đối với nhiều người, đây quả là một đòi hỏi quá đáng--hay nếu bạn có thể cảm nhận sự huyền diệu được hình tượng hóa qua bản thân tôi, thì bạn có thể giúp cho nhân loại bảo vệ được sự tự do đang bị mất dần đi. [Cuộc đời tôi] là một bài học thâm thúy dù tôi có một bề ngoài đơn giản.
Đơn giản? Đúng thế! Nhưng tôi dám cá là không có một cá nhân nào trên trái đất này biết cách chế tạo ra tôi. Nói nghe có vẻ lập dị, phải không các bạn? Nhất là khi ta thấy có vào khoảng một tỷ rưỡi cây bút chì được chế tạo hàng năm tại nước Mỹ.
Xin bạn hãy cầm tôi lên và ngắm nghía xem. Bạn thấy gì nào? Chẳng có gì hấp dẫn đôi mắt cả--một chút gỗ, chút sơn, cái nhãn hiệu, than chì, chút kim loại, và một cục tẩy.


7/2/12

117. CHUYỆN GIẢ, THẬT

 CHUYỆN GIẢ, THẬT
Vương Trí Nhàn

Không khó gì nếu muốn tìm dẫn chứng cho sự phổ biến của cái giả trong xã hội hiện đại. Nhưng tôi nhớ hơn cả tới cái ý khá độc đáo của Ngô Tất Tố, chuyện ông nêu ra làm hiển hiện cái chất giả mà chỉ người Việt mới có. Trên một số báo Thời vụ, ra năm 1938, tác giả Tắt đèn viết: “Đọc báo hàng ngày, thỉnh thoảng lại thấy xã hội Việt Nam sản ra những bọn người giả. Giả mật thám, giả lính đoan, giả làm người của sở nọ sở kia. Hạng người nào cũng có kẻ giả, trừ ra một bọn ăn cướp.
Có lẽ trong các thực đơn của thế giới, không đâu có nhiều món giả bằng nước An Nam. Cũng thì một miếng thịt, người ta bầy ra đủ trò: nấu với tiết gọi là giả trâu, nấu với riềng mẻ gọi là giả cầy, nấu với hành răm gọi là giả chim, nấu với đậu nghệ gọi là giả ba ba, đốt đi rồi bóp với thính đỗ tương thì lại bảo là giả dê.

Đồ ăn là thứ sẽ ăn vào miệng, hễ qua hàm răng thì nó là lợn hay trâu, hay gì gì nữa, cái lưỡi sẽ biết tức thì, thế mà chúng ta cứ làm giả, thì có khác chi xúi giục nhau rằng: trên đời không có cái gì mà không giả được? Cái nạn nhiều hạng người giả cũng từ đấy mà ra”.

3/2/12

116. THÁNG HAI NHÀU NÁT

            Mộc Nhân Lê Đức Thịnh
               

tháng hai

nhàu nát hoa cúc

tả tơi hoa mai

tàn phai hoa đào

hư hao hoa cải

115. THIỀN NGỮ THẾ GIỚI

66 CÂU THIỀN NGỮ THẾ GIỚI
Sưu tầm

1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.

2. Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho anh. Vì chính tâm anh không buông xuống nỗi.

3. Anh hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.

4. Anh phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương anh, anh phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.

5. Khi anh vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi anh đau khổ, anh hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.

6. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.

7. Anh có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.

8. Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định anh sẽ ân hận.

9. Khi nào anh thật sự buông xuống thì lúc ấy anh sẽ hết phiền não.

10. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.

1/2/12

113. K81 XUÂN NHÂM THÌN

1. Mộc Nhân và Trần Mỹ tại nhà Hồ Chương
    (Ảnh do Đỗ Lê Thiệu cung cấp)





2. K81 tại  "SÂN VƯỜN"
     (Ảnh do Lê Văn Sinh cung cấp)









3. K81 tại nhà Trần Đức Nghĩa  -" HOA CAU"
     (Ảnh do Lê Văn Sinh cung cấp)