Mộc Nhân
Tháng giêng
Thánghai
Tháng ba,
Tháng bốn,
Tháng khốn,
Tháng nạn,
Đi vay
Đi tạm
Được một quan tiền
Ra chợ: Kẻ Duyên
Mua con gà mái
Vê nuôi,
Đẻ ra 10 trứng;
Một: trứng ung,
Hai: trứng ung,
Ba: trứng ung,
Bốn: trứng ung,
Năm: trứng ung,
Sáu: trứng ung,
Bảy: trứng ung,
Còn ba trứng
Nở ra ba con:
Con: diêu tha!
Con: quạ bắt!
Con: két xơi!
Chớ lo phận khó ai ơi,
Còn da lông mọc, còn chồi nẩy cây".
Nhân dân ta có câu “Gạo tháng giêng, tiền tháng chạp” để nói lên cái khó khăn trong những ngày tháng giêng. Không chỉ tháng giêng mà còn qua đến tháng tư, tháng giáp hạt cái khó vẫn còn đeo bám đời sống của người nông dân. Lời ca dao kể ra từng tháng từng tháng:
Tháng giêng,
Tháng hai
Tháng ba,
Tháng bốn,
để diễn tả túng quẩn kéo dài dằn vặt, tháng này qua tháng khác.
Chúng ta thường gọi quen miệng là “tháng tư”. Còn ở đây nhân dân lại gọi là tháng “bốn” ? Phải chăng cái âm bằng “tháng tư” nghe nó nhẹ nhàng quá, “tháng bốn” vừa tạo âm trắc vừa hợp vần với câu sau:
Tháng khốn,
Tháng nạn
“Khốn, nạn” là từ Hán Việt chỉ hoàn cảnh khó khăn gặp tai ách liên quan đến tính mạng hoặc tài sản. Trong ngôn ngữ bình thường “Khốn nạn” thường đi chung thành một chữ ghép. Thế nhưng ở đây người ta chẻ đôi ra, tách khốn nạn ra thành tháng khốn, tháng nạn cũng để diễn tả hoàn cảnh khó khăn cùng cực kéo dài lê thê.
Nhưng khó khăn, cực nhọc con người không thối chí mà :
Đi vay
Đi tạm
Được một quan tiền
“Tạm” tức là vay, là mượn. Một lần nữa câu thơ kéo dài ra để diễn tả cảnh đi mượn tiền không phải dễ dàng mà rất vất vả ngược xuôi đây đó.
Người nông dân không phải vay tiền để mua lương thực ăn qua ngày cho đến vụ mùa tháng năm mà để mua con gà mái làm vốn mong cho nó sinh sôi nảy nở về sau. Đây là thái độ hành động hướng về tương lai.
Thế nhưng thật trớ trêu :
Vê nuôi
Đẻ ra 10 trứng;
Một: trứng ung,
Hai: trứng ung,
Ba: trứng ung,
Bốn: trứng ung,
Năm: trứng ung,
Sáu: trứng ung,
Bảy: trứng ung,
Câu thơ ngắn, dãn nhịp nói lên sự chờ đợi ngóng mong kéo dài ngày này qua ngày khác. Cuối cùng thì bao trông ngóng, chờ đợi, hi vọng nhưng họ lại liên tục thất vọng.
Tưởng đâu đã bế tắc quay về con số không nhưng rồi một tia hy vọng lại lóe lên :
Còn ba trứng
Nở ra ba con
Niềm vui lại đến nhưng lại tiêu tan ngay :
Con: diều tha,
Con: quạ bắt Con: két xơi.
Thế là hết. Hết cả mười quả trứng. Trong hoàn cảnh khốn cùng như vậy người nông dân vẫn không chán nản, không bi quan, không than thân trách phận. Họ vẫn vững niềm tin. Niềm tin kỳ diệu ở chính mình đã mở ra lối thoát tuyệt vời :
Chớ lo phận khó ai ơi,
Còn da lông mọc, còn chồi nẩy cây.
Dựa vào cái gì mà xây dựng được niêm tin kỳ diệu như thế ? Họ không dựa vào ước muốn ảo tưởng mà rất thực tế , có cơ sở vững chắc được xây dựng từ niềm tin : “còn da lông mọc còn chồi nẩy cây”.
Bài ca dao là một nghệ thuật dân gian, nhưng khi đi vào lòng người, lòng dân tộc nó trở thành một thông điệp nói vê nhân sinh quan lạc quan với tinh thần chủ động của con người luôn, không oán thán mà luôn đối mặt với cảnh ngộ, hướng về phía trước.
Đó là bản lĩnh, là tinh thần làm chủ cao độ tạo nên sức mạnh trong tiến trình phát triển của đời sống dân tộc.
Thánghai
Tháng ba,
Tháng bốn,
Tháng khốn,
Tháng nạn,
Đi vay
Đi tạm
Được một quan tiền
Ra chợ: Kẻ Duyên
Mua con gà mái
Vê nuôi,
Đẻ ra 10 trứng;
Một: trứng ung,
Hai: trứng ung,
Ba: trứng ung,
Bốn: trứng ung,
Năm: trứng ung,
Sáu: trứng ung,
Bảy: trứng ung,
Còn ba trứng
Nở ra ba con:
Con: diêu tha!
Con: quạ bắt!
Con: két xơi!
Chớ lo phận khó ai ơi,
Còn da lông mọc, còn chồi nẩy cây".
Nhân dân ta có câu “Gạo tháng giêng, tiền tháng chạp” để nói lên cái khó khăn trong những ngày tháng giêng. Không chỉ tháng giêng mà còn qua đến tháng tư, tháng giáp hạt cái khó vẫn còn đeo bám đời sống của người nông dân. Lời ca dao kể ra từng tháng từng tháng:
Tháng giêng,
Tháng hai
Tháng ba,
Tháng bốn,
để diễn tả túng quẩn kéo dài dằn vặt, tháng này qua tháng khác.
Chúng ta thường gọi quen miệng là “tháng tư”. Còn ở đây nhân dân lại gọi là tháng “bốn” ? Phải chăng cái âm bằng “tháng tư” nghe nó nhẹ nhàng quá, “tháng bốn” vừa tạo âm trắc vừa hợp vần với câu sau:
Tháng khốn,
Tháng nạn
“Khốn, nạn” là từ Hán Việt chỉ hoàn cảnh khó khăn gặp tai ách liên quan đến tính mạng hoặc tài sản. Trong ngôn ngữ bình thường “Khốn nạn” thường đi chung thành một chữ ghép. Thế nhưng ở đây người ta chẻ đôi ra, tách khốn nạn ra thành tháng khốn, tháng nạn cũng để diễn tả hoàn cảnh khó khăn cùng cực kéo dài lê thê.
Nhưng khó khăn, cực nhọc con người không thối chí mà :
Đi vay
Đi tạm
Được một quan tiền
“Tạm” tức là vay, là mượn. Một lần nữa câu thơ kéo dài ra để diễn tả cảnh đi mượn tiền không phải dễ dàng mà rất vất vả ngược xuôi đây đó.
Người nông dân không phải vay tiền để mua lương thực ăn qua ngày cho đến vụ mùa tháng năm mà để mua con gà mái làm vốn mong cho nó sinh sôi nảy nở về sau. Đây là thái độ hành động hướng về tương lai.
Thế nhưng thật trớ trêu :
Vê nuôi
Đẻ ra 10 trứng;
Một: trứng ung,
Hai: trứng ung,
Ba: trứng ung,
Bốn: trứng ung,
Năm: trứng ung,
Sáu: trứng ung,
Bảy: trứng ung,
Câu thơ ngắn, dãn nhịp nói lên sự chờ đợi ngóng mong kéo dài ngày này qua ngày khác. Cuối cùng thì bao trông ngóng, chờ đợi, hi vọng nhưng họ lại liên tục thất vọng.
Tưởng đâu đã bế tắc quay về con số không nhưng rồi một tia hy vọng lại lóe lên :
Còn ba trứng
Nở ra ba con
Niềm vui lại đến nhưng lại tiêu tan ngay :
Con: diều tha,
Con: quạ bắt Con: két xơi.
Thế là hết. Hết cả mười quả trứng. Trong hoàn cảnh khốn cùng như vậy người nông dân vẫn không chán nản, không bi quan, không than thân trách phận. Họ vẫn vững niềm tin. Niềm tin kỳ diệu ở chính mình đã mở ra lối thoát tuyệt vời :
Chớ lo phận khó ai ơi,
Còn da lông mọc, còn chồi nẩy cây.
Dựa vào cái gì mà xây dựng được niêm tin kỳ diệu như thế ? Họ không dựa vào ước muốn ảo tưởng mà rất thực tế , có cơ sở vững chắc được xây dựng từ niềm tin : “còn da lông mọc còn chồi nẩy cây”.
Bài ca dao là một nghệ thuật dân gian, nhưng khi đi vào lòng người, lòng dân tộc nó trở thành một thông điệp nói vê nhân sinh quan lạc quan với tinh thần chủ động của con người luôn, không oán thán mà luôn đối mặt với cảnh ngộ, hướng về phía trước.
Đó là bản lĩnh, là tinh thần làm chủ cao độ tạo nên sức mạnh trong tiến trình phát triển của đời sống dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét