26/8/15

25/8/15

666. QUA CHIỀU BIÊN GIỚI

Nguyễn Hải Triều 

Qua chiều biên giới xa xôi
Lưng chừng sương khói còn tôi và rừng
Dòng sông trắng nõn phù vân
Quán nghiêng một góc hồng trần tương tư

23/8/15

665. THE NIGHT HAS A THOUSAND EYES

      Bài thơ “THE NIGHT HAS A THOUSAND EYES” – của Francis William Bourdillon 
          * Francis William Bourdillon Là nhà thơ người Anh, ông nổi tiếng với nhiều bài thơ ngắn hay;  tiêu biểu nhất là bài "The night has a thousand eyes".




             Bài thơ này đã gợi cảm hứng cho nhiều nhạc sĩ sáng tác ở nhiều thể loại như: ca khúc, nhạc không lời, tổ khúc giao hưởng...

22/8/15

19/8/15

663. LỜI MỞ ĐẦU – NAM TRÂN 1

           Mộc Nhân – Lê Đức Thịnh

            Sau nhiều năm gián đoạn, cuối cùng Câu lạc bộ VHNT NAM TRÂN, Đại Lộc, Quảng Nam cũng đã tái khởi động cho hoạt động văn nghệ của mình. Ngày 27 tháng 12 năm 2014, lễ ra mắt Câu lạc bộ đã đánh dấu sự tái lập đó đồng thời đặt ra cho người viết trách nhiệm lớn hơn trong hoạt động sáng tạo của mình. Chúng ta tin rằng sự hiện diện của tập san Nam Trân sẽ hòa nhịp thăng hoa cùng cảm hứng chung của văn nghệ sĩ xứ Quảng, kích hoạt những dòng cảm xúc và tư duy mới, góp phần đưa văn học-nghệ thuật huyện nhà tiếp tục mở ra những chiều kích sáng tạo...
***

15/8/15

662. BÀI HÁT “THE LONG AND WINDING ROAD”

Bài hát “The long and winding road” của Paul McCartney
Dịch thơ “Con đường dài quanh co”Mộc Nhân Lê Đức Thịnh


661. QUA ĐƯỜNG DT 721

Mộc Nhân 
                                
      
Tôi đã cùng em đi qua cung đường Đa Hoai – Đạtẻh
độc đạo núi đèo lạc lối Cát Tiên
rưng rưng qua Dốc Mạ Ơi
nghe vọng âm từ hồi ức
nhọc nhằn băng Dốc Khỉ
buông nụ cười nắc nẻ an nhiên

10/8/15

660. MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI CẤP THCS (5)

(Trích tài liệu Tập huấn Mô hình Trường học mới Việt Nam môn Ngữ văn - 2015)


ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI THCS
I. MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ
Đánh giá học sinh trong mô hình trường học mới THCS được hiểu là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sựhình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh THCS nhằm mục đích giúp:

9/8/15

659. MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI CẤP THCS (4)

    (Trích tài liệu Tập huấn Mô hình Trường học mới Việt Nam môn Ngữ văn - 2015)

GIỚI THIỆU VỀ HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng tự quản học sinh như sau:


Hội đồng tự quản học sinh là một tổ chức của học sinh, do học sinh thành lập ở từng lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh để tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi của chính các em đồng thời quản lí, giám sát, điều chỉnh các hoạt động đó; bảo đảm cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường; khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển lòng khoan dung, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết cho học sinh.

658. MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI CẤP THCS (3)

(Trích tài liệu Tập huấn Mô hình Trường học mới Việt Nam môn Ngữ văn - 2015)

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
4.1. Các hình thức hoạt động học của học sinh
a) Hoạt động cá nhân: Loại hoạt động này yêu cầu học sinh thực hiện các bài tập/nhiệm vụ một cách độc lập nhằm tăng cường khả năng làm việc độc lập của học sinh. Nó diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là với các bài tập/nhiệm vụ có yêu cầu khám phá, sáng tạo hoặc rèn luyện đặc thù. Giáo viên cần đặc biệt coi trọng hoạt động cá nhân vì nếu thiếu nó, nhận thức của học sinh sẽkhông đạt tới mức độsâu sắc và chắc chắn cần thiết, cũng như các kĩ năng sẽ không được rèn luyện một cách tập trung.

657. MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI CẤP THCS (2)

(Trích tài liệu Tập huấn Mô hình Trường học mới Việt Nam môn Ngữ văn - 2015)

Các đồng nghiệp trong lớp tập huấn mô hình trường học mới - Đà Lạt, 2015

IV. CẤU TRÚC TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC và PHƯƠNG THỨC DẠY HỌC
1. Nguyên tắc xây dựng tài liệu Hướng dẫn học
Theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, quá trình dạy học theo mô hình trường học mới, học sinh được phát huy tối đa vai trò dân chủ trong học tập và thi đua lành mạnh. Theo đó, việc xây dựng tài liệu Hướng dẫn học được thực hiện theo nguyên tắc như sau:
`- Về nội dung, tài liệu Hướng dẫn học các môn học được biên soạn theo các chủ đề tích hợp để có thể tổ chức hoạt động học tích cực và tự lực của học sinh. Hoạt động học mỗi chủ đề có thể và cần phải được thực hiện một cách linh hoạt ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ở nhà và cộng đồng. Số tiết phân phối cho mỗi chủ đề là số tiết dành để tổ chức các hoạt động trên lớp, cùng với các hoạt động học ở ngoài lớp học tạo thành chuỗi hoạt động học theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng.

656. MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI CẤP THCS (1)

(Trích tài liệu Tập huấn Mô hình Trường học mới Việt Nam môn Ngữ văn- 2015)

I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM
MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI  Ở VIỆT NAM
Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (Dự án GPE-VNEN, Global Partnership for Education – Viet Nam Escuela Nueva) là một Dự án về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.
Mô hình trường học mới khởi nguồn từ  Côlômbia từ những năm 1995-2000 để dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy – học, cách đánh giá, cách tổ chức quản lí lớp học, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy – học…
Điểm nổi bật của mô hình này là đổi mới về các hoạt động sư phạm, một trong những hoạt động đó là đổi mới về cách thức tổ chức lớp học. Theo mô hình của trường học mới, quản lí lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” trong lớp, do học sinh tự nguyện xung phong và được các bạn tín nhiệm. Sự thành lập cũng như hiệu quả hoạt động của “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” rất cần sự tư vấn, khích lệ, giám sát của giáo viên, phụ huynh, sự tích cực, trách nhiệm của học sinh. “Hội đồng tự quản học sinh” là một biện pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục. Học sinh có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động.