(Trích tài liệu Tập huấn Mô hình Trường học mới Việt Nam môn Ngữ văn - 2015)
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
4.1. Các hình thức
hoạt động học của học sinh
a)
Hoạt động cá nhân: Loại hoạt động này yêu cầu học sinh thực
hiện các bài tập/nhiệm vụ một cách độc lập nhằm tăng cường khả năng làm việc độc
lập của học sinh. Nó diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là với các bài tập/nhiệm vụ
có yêu cầu khám phá, sáng tạo hoặc rèn luyện đặc thù. Giáo viên cần đặc biệt
coi trọng hoạt động cá nhân vì nếu thiếu nó, nhận thức của học sinh sẽkhông đạt
tới mức độsâu sắc và chắc chắn cần thiết, cũng như các kĩ năng sẽ không được
rèn luyện một cách tập trung.
b)
Hoạt động cặp đôi và hoạt động nhóm:Loại hoạt động này nhằm
giúp học sinh phát triển năng lực hợp tác, tăng cường sự chia sẻ và tính cộng đồng.
Thông thường, hình thức hoạt động cặp đôi được sử dụng trong những trường hợp
các bài tập/nhiệm vụ cần sự chia sẻ, hợp tác trong nhóm nhỏ gồm 2 em. Ví dụ: kểcho
nhau nghe, nói với nhau một nội dung nào đó, đổi bài cho nhau để đánh giá
chéo,... còn hình thức hoạt động nhóm (từ 3 em trở lên) được sử dụng trong trường
hợp tương tự, nhưng nghiêng về sự hợp tác, thảo luận với số lượng thành viên
nhiều hơn.
c)
Hoạt động chung cả lớp: Hình thức hoạt động này phù hợp với
số đông học sinh, nhằm tăng cường tính cộng đồng, giáo dục tinh thần đoàn kết,
sự chia sẻ, tinh thần chung sống hài hoà. Hoạt động chung cả lớp thường được vận
dụng trong các tình huống sau: nghe giáo viên hướng dẫn chung; nghe giáo viên
nhắc nhở, tổng kết, rút kinh nghiệm; học sinh luyện tập trình bày miệng trước tập
thể lớp… Khi tổchức hoạt động chung cả lớp, giáo viên tránh biến giờ học thành
giờ nghe thuyết giảng hoặc vấn đáp vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả và sai mục
đích của hình thức hoạt động này.
d)
Hoạt động với cộng đồng: Hoạt động với cộng đồng là hình
thức hoạt động của học sinh trong mối tương tác với xã hội, bao gồm các hình thức,
từ đơn giản như: nói chuyện với bạn bè, hỏi người thân trong gia đình,... đến
những hình thức phức tạp hơn như: tham gia bảo vệ môi trường, tìm hiểu các di
tích văn hoá, lịch sử ở địa phương, tham gia các dự án cộng đồng...
4.2.
Tiến trình hoạt động nhóm
Ở các lớp học
theo mô hình trường học mới, học sinh ngồi học theo nhóm. Tuy nhiên, không phải
lúc nào học sinh cũng hoạt động theo nhóm. Học sinh vẫn phải làm việc cá nhân,
theo cặp trong nhóm. Các hình thức làm việc trong nhóm được thay đổi thường
xuyên căn cứ vào yêu cầu của tài liệu Hướng dẫn học và của thiết kế hoạt động của
giáo viên.
a)
Làm việc cá nhân: Trước khi tham gia phối hợp với bạn học
trong các nhóm nhỏ, cá nhân luôn có một khoảng thời gian với các hoạt động để tự
lĩnh hội kiến thức, chuẩn bị cho các hoạt động đóng vai hay thảo luận trong
nhóm. Phổ biến nhất có thể kể đến các hoạt động như đọc mục tiêu bài học, đọc
văn bản, giải bài toán để tìm kết quả,… Cá nhân làm việc độc lập nhưng vẫn có
thể tranh thủ hỏi hay trả lời bạn trong nhóm, vẫn thực hiện các yêu cầu của của
nhóm trưởng (nếu có) để phục vụ cho các hoạt động cá nhân.
Tần suất của các
hoạt động cá nhân trong nhóm rất lớn và chiếm ưu thế hơn so với các hoạt động
khác. Làm việc cá nhân giúp học sinh có thời gian tập trung tự nghiên cứu, tự khám
phá kiến thức, tự chuẩn bị những gì cần thiết trước khi sử dụng nó để có những
hoạt động khác cùng cả nhóm. Trong quá trình làm việc cá nhân, gặp những gì không
hiểu, học sinh có thể hỏi bạn ngồi cạnh hoặc nêu ra trong nhóm để các thành viên
khác cùng trao đổi và nếu nhóm không giải quyết được vấn đề thì nhóm trưởng có thể
nhờ giáo viên hỗ trợ.
b)
Làm việc theo cặp (2 học sinh): Tuỳ theo hoạt động học
tập, có lúc học sinh sẽ làm việc theo cặp trong nhóm. Giáo viên lưu ý cách chia
nhóm sao cho không học sinh nào bị lẻ khi hoạt động theo cặp. Nếu không, giáo
viên phải cho đan chéo giữa các nhóm để đảm bảo tất cả học sinh đều được làm việc.
Làm việc theo cặp rất phù hợp với các công việc như: kiểm tra dữ liệu, giải thích,
chia sẻ thông tin; thực hành kĩ năng giao tiếp cơ bản (ví dụ như nghe, đặt câu
hỏi, làm rõ một vấn đề), đóng vai.
Làm việc theo cặp
sẽ giúp học sinh tự tin và tập trung tốt vào công việc nhóm. Quy mô nhỏ này
cũng là nền tảng cho sự chia sẻvà hợp tác trong nhóm lớn hơn sau này.
c)
Làm việc chung cả nhóm: Trong các giờ học của trường học
mới luôn có các hoạt động cả nhóm cùng hợp tác. Ví dụ, sau khi học sinh tự đọc
một câu chuyện, trưởng nhóm sẽdẫn dắt các bạn trao đổi về một số vấn đề của câu
chuyện đó; hoặc sau khi một cá nhân trong nhóm đã đưa ra kết quả của một bài
toán, nhóm sẽ cùng trao đổi nhận xét, bổsung về cách giải bài toán đó; hoặc là
học sinh trong nhóm sẽ cùng thực hiện một dự án nhỏvới sự chuẩn bị và phân chia
công việc rõ ràng;... Nhóm là hình thức học tập phát huy rất tốt khả năng sáng
tạo nên hình thức này dễ phù hợp với các hoạt động cần thu thập ý kiến và phát
huy sự sáng tạo. Điều quan trọng là phải giúp học sinh cần phải biết mình làm
gì và làm như thế nào khi tham gia làm việc nhóm.
d)
Làm việc cả lớp: Khi học sinh có nhiều ý kiến khác nhau
xung quanh một vấn đề hoặc có những khó khăn mà nhiều học sinh không thể vượt
qua, giáo viên có thể dừng công việc của các nhóm lại để tập trung cả lớp làm
sáng tỏ các vấn đề còn băn khoăn hoặc bàn cãi. Lưu ý rằng những tình huống như vậy
không xuất hiện thường xuyên trong lớp học.
Như vậy, việc lựa
chọn hình thức làm việc nào: cá nhân, cặp đôi, nhóm hay cả lớp đều phụ thuộc
vào yêu cầu của các loại hình hoạt động và luyện tập. Tài liệu Hướng dẫn học chỉ
là một gợi ý cho việc tổ chức các hình thức hợp tác này, giáo viên cần lưu ý là
không phải luôn tuân theo một cách máy móc thiết kế có sẵn của tài liệu. Tùy
vào tình hình chung của cả lớp và thiết kế của cá nhân, giáo viên có sự thay đổi,
ứng dụng linh động và phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả cho bài học và sự hứng thú
cho học sinh.
Cần tránh dạy học
đồng loạt theo hướng định lượng thời gian, bắt học sinh theo kịp tiến độ một
cách khiên cưỡng, thông báo chung hoặc ghi các nội dung trên bảng trong khi hầu
hết học sinh đã hiểu và làm được; chốt kiến thức trong từng phần nhỏ; cho học
sinh giơ tay phát biểu quá nhiều gây mất thời gian; thay vì dạy cả lớp như hiện
hành thì lại dạy cho nhiều nhóm nên việc giảng giải lặp đi lặp lại ở các nhóm
khác nhau; sử dụng câu hỏi phát vấn nhiều và vụn vặt...
4.3.
Vai trò của các thành viên trong hoạt động nhóm
Để tránh việc tổ
chức hoạt động nhóm mang tính hình thức. Trong khi thảo luận nhóm, cần phân rõ
vai trò của cá nhân, nhóm trưởng, giáo viên. Cụ thể là:
a)
Cá nhân: tự đọc, suy nghĩ, giải quyết nhiệm vụ, có thể hỏi
các bạn trong nhóm về những điều mình chưa hiểu; khi các bạn cũng gặp khó khăn
như mình thì yêu cầu sự trợ giúp của giáo viên; thực hiện các yêu cầu của nhóm
trưởng và yêu cầu của giáo viên.
b)
Nhóm trưởng: thực hiện các nhiệm vụ của cá nhân như
những bạn khác; bao quát nhóm xem các bạn có khó khăn gì không; phân công các bạn
giúp đỡ nhau; tổ chức cho cả nhóm thảo luận những vấn đề khó khăn; thay mặt
nhóm để liên hệ với giáo viên và xin trợ giúp; báo cáo tiến trình học tập nhóm;
điều hành chốt kiến thức trong nhóm. Nhóm trưởng tạo cơ hội để mọi thành viên tự
giác trong tự học, tích cực tham gia các hoạt động nhóm. Đối với các bạn nhút
nhát thiếu tự tin, cần được khuyến khích nói nhiều, trao đổi nhiều, thể hiện
nhiều trong hoạt động nhóm. Không để tình trạng một số thành viên làm thay, làm
hộ các thành viên khác trong nhóm. Giáo viên lưu ý phân công học sinh luân
phiên nhau làm nhóm trưởng.
c)
Thư kí của nhóm: thực hiện các nhiệm vụ của cá nhân như
các bạn khác; là người ghi chép hoặc vẽ lại những nội dung trao đổi hoặc kết quả
công việc của nhóm.
Việc ghi chép
này giúp nhóm tổng hợp công việc mình đã thực hiện, trao đổi với các nhóm khác
hoặc chia sẻ trước cảvlớp. Để việc tổng hợp ý kiến, công việc của nhóm được thú
vị và hấp dẫn, giáo viên có thể cùng các em sáng tạo ra nhiều hình thức trình bày
như tranh hoá hoặc sơ đồ hoá với các hình ảnh ngộ nghĩnh. Thư kí còn là người đánh
dấu vào bảng tiến độ công việc để giúp nhóm trưởng báo cáo giáo viên. Giáo viên
lưu ý phân công học sinh luân phiên nhau làm thư kí.
4.4. Vai trò của
giáo viên trong tổ chức hoạt động nhóm
- Chọn luân
phiên các nhóm trưởng, thư kí nhóm để giúp giáo viên triển khai các hoạt động học
tập.
- Xác định và
phân công nhiệm vụ cho các nhóm một cách cụ thể và rõ ràng.
- Đứng ở vị trí
thuận lợi để dễ dàng quan sát các nhóm học sinh làm việc và có thể hỗ trợ kịp
thời cho các nhóm. Không nên dành thời gian làm việc ở một nhóm quá lâu, đứng một
chỗ ở khu vực bàn giáo viên.
- Giúp đỡ học
sinh, gợi mở để học sinh phát huy tìm tòi kiến thức mới, hỗ trợ cho cả lớp, hướng
dẫn học sinh báo cáo sản phẩm. Khi cần tạo tình huống để học tập, giáo viên có
thể gọi học sinh còn yếu; khi cần biểu dương khích lệ học tập, giáo viên có thể
gọi học sinh khá giỏi thay mặt nhóm để báo cáo; giao thêm nhiệm vụ cho những học
sinh hoàn thành trước nhiệm vụ (giao thêm bài tập hoặc yêu cầu hướng dẫn các bạn
khác...).
- Vừa hướng dẫn
học tập cho một nhóm, vừa kết hợp quan sát, đánh giá và thúc đẩy các nhóm khác
làm việc. Việc chỉ định học sinh phát biểu, trình bày báo cáo … phải được cân nhắc
phù hợp với nội dung hoạt động, đối tượng học sinh, không tập trung vào một số học
sinh trong lớp, trong nhóm.
- Tránh dạy học
đồng loạt theo hướng định lượng thời gian. Học sinh hoặc nhóm học sinh đã hoàn
thành nhiệm vụ của một hoạt động nào đó, trong khi chưa hết giờ giáo viên giao
thêm nhiệm vụ học tập hoặc nhiệm vụ giúp các bạn khác, nhóm bạn khác chưa hoàn
thành.
- Việc trợ giúp
học sinh cần có độ sâu, giao nhiệm vụ cần cụ thể chi tiết, phân phối thời gian
hợp lí, linh hoạt để trợ giúp cho học sinh. Cần huy động được sự trợ giúp của học
sinh khá giỏi, các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ trong lớp để trợ giúp học sinh
và các nhóm chậm hơn, yếu hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét