(Trích tài liệu Tập huấn Mô hình Trường học mới Việt Nam môn Ngữ văn- 2015)
I.
KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM
MÔ
HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI Ở VIỆT NAM
Dự
án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (Dự án GPE-VNEN, Global Partnership for
Education – Viet Nam Escuela Nueva) là một Dự án về sư phạm nhằm xây dựng và
nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu
phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.
Mô
hình trường học mới khởi nguồn từ Côlômbia từ những năm 1995-2000 để dạy học
trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh làm
trung tâm. Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học
truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương
trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy – học, cách đánh giá, cách tổ chức quản
lí lớp học, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy – học…
Điểm
nổi bật của mô hình này là đổi mới về các hoạt động sư phạm, một trong những hoạt
động đó là đổi mới về cách thức tổ chức lớp học. Theo mô hình của trường học mới,
quản lí lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” trong lớp, do học
sinh tự nguyện xung phong và được các bạn tín nhiệm. Sự thành lập cũng như hiệu
quả hoạt động của “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” rất cần sự tư vấn,
khích lệ, giám sát của giáo viên, phụ huynh, sự tích cực, trách nhiệm của học
sinh. “Hội đồng tự quản học sinh” là một biện pháp giúp học sinh được phát huy
quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục. Học sinh có điều kiện hiểu rõ quyền
và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ năng lãnh đạo, kĩ
năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động.
***
Từ năm học
2011-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai mô hình trường học mới đối với cấp
tiểu học với mục tiêu là đổi mới đồng bộcác hoạt động sư phạm trong nhà trường;
bảo đảm cho học sinh được tự quản, tự tin trong học tập, chiếm lĩnh được kiến
thức, kỹ năng qua tự học và hoạt động tập thể; phù hợp với điều kiện về năng lực
đội ngũ giáo viên, thiết bị giáo dục của hầu hết các trường học Việt Nam, đồng
thời có giải pháp thu hút các gia đình và cộng đồng tích cực tham gia cùng nhà
trường thực hiện chức năng giáo dục. Qua ba năm triển khai ởcấp tiểu học đã khẳng
định trường học mới là một kiểu mô hình nhà trường hiện đại, tiên tiến, phù hợp
với mục tiêu đổi mới và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.
Đến năm học
2014-2015 đã có 1447 trường tiểu học trên phạm vi toàn quốc có học sinh học hết
lớp 5 theo mô hình này. Từ 1447 trường được hỗ trợ qua dự án, đã có nhiều trường
tự đảm bảo các điều kiện để triển khai áp dụng mô hình trường học mới. Năm học
2015-2016, cả nước có trên 3700 trường triển khai áp dụng mô hình này.
Nhằm tạo điều kiện
cho học sinh THCS học theo mô hình trường học mới, nhất là những học sinh đã học
theo mô hình trường học mới cấp tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo 6 tỉnh
(Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Kon Tum) triển khai thực nghiệm
thành công mô hình ở 48 lớp 6 của 24 trường THCS.
Từ năm học
2015-2016, BộGiáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai thực điểm mô hình trường học
mới ởlớp 7 tại 6 tỉnh nói trên với các học sinh đã hoàn thành chương trình lớp
6; đồng thời nhân rộng chương trình lớp 6 ra 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Hiện nay đã có
hơn 1600 trường THCS đăng kí tham gia triển khai mô hình trường học mới đối với
lớp 6 năm học 2015-2016.
II.
ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI THCS
Mô hình trường học
mới THCS được triển khai dựa trên sự phối hợp giữa hoạt động học tập cá thể với
sự tương tác học sinh - học sinh và học sinh - giáo viên; hướng học sinh đến sự
phát triển toàn diện, không chỉ hoạt động lĩnh hội kiến thức mà còn rèn luyện
khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế sinh động, năng lực tự học, kỹnăng sống,
tự phục vụ bản thân, tự quản tập thể, bồi dưỡng hứng thú học tập để học tập suốt
đời. Mô hình trường học mới THCS chú trọng phát huy năng lực riêng của từng học
sinh, không ứng xử một cách đồng loạt bằng cách quan tâm đến từng học sinh ngay
trong quá trình học, kịp thời động viên kết quả đạt được, phát hiện những điểm
mạnh để khuyến khích, những khó khăn đểhướng dẫn, trợgiúp; đánh giá sựtiến bộcủa
từng học sinh theo yêu cầu giáo dục, không so sánh học sinh này với học sinh
khác. Những đặc điểm nổi bật của mô hình trường học mới THCS so với mô hình trường
học hiện nay là:
1.
Hoạt động học của học sinh được coi là trung tâm của quá trình dạy học.
Học sinh tự thiết lập tiến độ và các bước đi cho quá trình học tập, với một
chương trình tự học theo từng bước và tăng cường sự ưu việt của hoạt động nhóm.
Học sinh được khuyến khích, tạo cơ hội tham gia tích cực vào các hoạt động học
tập, đặc biệt là hoạt động theo nhóm và tự học. Từ đó, các em có thể khám phá
và chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng mới; đồng thời phát triển nhiều phẩm chất và
năng lực quan trọng như: tính chủ động, tự tin, khả năng suy nghĩ độc lập, năng
lực tư duy phê phán và tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực
giao tiếp, năng lực hợp tác.
Giáo viên tận dụng
khả năng tổ chức các hoạt động để giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng vào
cuộc sống.
2.
Tài liệu hướng dẫn học tập được thiết kế cho học sinh hoạt động, học nhóm, tự học;
dùng chung cho giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
Trong tài liệu, cấu trúc các hoạt động học tập theo các chủ đề; cung cấp kiến
thức học kết hợp hướng dẫn phương pháp, hình thức học và phương pháp tư duy; nội
dung học lồng ghép với các bước của các hoạt động học tập.
3.
Giáo viên duy trì một môi trường học tập cởi mở, thân thiện, hiệu quả và đóng
vai trò là người hướng dẫn học, quan tâm đến sự khác biệt
trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Thông qua tổ chức các hoạt động của
Hội đồng tự quản học sinh, góc học tập, góc cộng đồng,… và hoạt động nhóm để hỗ
trợ tích cực cho học tập và giáo dục học sinh. Từ đó học sinh được tự chủ, có
trách nhiệm với hoạt động học tập của mình; rèn luyện, phát triển khả năng giao
tiếp và lãnh đạo; nâng cao các phẩm chất và phong cách con người.
4.
Nhà trường thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh và cộng đồng,
trong đó các thành viên của gia đình được tham gia vào quá trình giáo dục và
các dự án học tập tại cộng đồng.
5. Đánh giá học sinh thường xuyên theo quá trình
học tập nhằm kiểm tra và hướng dẫn phương pháp học tập có
hiệu quả cho học sinh. Coi trọng việc học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau
và đánh giá của cha mẹhọc sinh, cộng đồng. Kết hợp đánh giá kiến thức, kỹnăng với
đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh.
6.
Giáo viên có vị trí mới, được bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ và
năng lực nghề nghiệp, đáp ứng vai trò quan trọng là người hướng
dẫn, tổ chức và quyết định trong các hoạt động học tập, giáo dục, đánh giá học
sinh và phối hợp với cha mẹ học sinh và cộng đồng.
III.
YÊU CẦU CHUNG VỀ KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Để đảm bảo các
nguyên tắc tổ chức hoạt động học trong mô hình trường học mới, mỗi bài học thường
được xây dựng dựa trên một chủ đề dạy học, nhằm giải quyết một vấn đề/nhiệm vụ học
tập tương đối hoàn chỉnh, từ việc hình thành kiến thức, kĩ năng mới đến vận dụng
chúng vào giải quyết những vấn đề gắn với thực tiễn. Kế hoạch tổ chức hoạt động
học của học sinh trong mỗi bài học cần đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Chuỗi hoạt động
học của học sinh thể hiện rõ tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực
được áp dụng trong toàn bộ bài học. Nhìn chung, tiến trình hoạt động học của học
sinh theo các phương pháp dạy học tích cực đều phù hợp với tiến trình nhận thức
chung: huy động những kiến thức, kĩnăng của mình đểgiải quyết tình huống/câu hỏi/vấn
đề/nhiệm vụhọc tập; nhận thức được sựchưa đầy đủvềkiến thức, kĩ năng của mình;
xuất hiện nhu cầu và học tập đểbổsung, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng mới; vận dụng
kiến thức, kĩnăng mới đểtiếp tục giải quyết tình huống/câu hỏi/vấn đề/nhiệm vụ học
tập ban đầu và các tình huống/câu hỏi/vấn đề/nhiệm vụ học tập mới...
Ví dụ: Trong dạy
học ở trường THCS, để xây dựng một kiến thức cụ thể cho học sinh, tiến trình hoạt
động giải quyết vấn đề được mô tả như sau: đề xuất vấn đề- suy đoán giải pháp -
khảo sát lí thuyết và/hoặc thực nghiệm - kiểm tra, vận dụng kết quả.
Theo đó, chuỗi
hoạt động học của học sinh phù hợp với tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học
giải quyết vấn đề sẽ bao gồm:
a)
Hoạt động khởi động: Từ nhiệm vụ cần giải quyết, học sinh
huy động kiến thức, kĩ năng đã biết và nảy sinh nhu cầu về kiến thức, kĩ năng
còn chưa biết, nhưng hi vọng có thể tìm tòi, xây dựng được; diễn đạt nhu cầu đó
thành câu hỏi.
b)
Hoạt động hình thành kiến thức và Hoạt động luyện tập:
Để giải quyết vấn đề đặt ra, học sinh cần phải học lí thuyết hoặc/và thiết kế phương
án thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm, thu lượm các dữ liệu cần thiết và xem
xét, rút ra kết luận. Kiến thức, kĩ năng mới được hình thành giúp cho việc giải
quyết được câu hỏi/vấn đề đặt ra.
c)
Hoạt động vận dụng: Trên cơ sở kiến thức, kĩ năng mới được
hình thành, học sinh vận dụng chúng để giải quyết các tình huống có liên quan
trong học tập và cuộc sống hàng ngày.
d)
Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng
kiến thức thông qua các nguồn tư liệu, học liệu, khác nhau; tự đặt ra các tình
huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng
các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau.
2.Mỗi hoạt động
học tương ứng với một nhiệm vụ học tập giao cho học sinh, thể hiện rõ: mục
đích, nội dung, phương thức hoạt động và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn
thành. Quá trình tổ chức mỗi hoạt động học của học sinh được thực hiện theo các
bước như sau:
a) Chuyển giao
nhiệm vụ: Việc chuyển giao nhiệm vụ có thể được thực hiện thông qua nhiều hình
thức khác nhau: lời nói trực tiếp của giáo viên; tài liệu, học liệu..., đảm bảo
tất cảhọc sinh quan tâm đến nhiệm vụ đặt ra, sẵn sàng nhận và tựnguyện thực hiện
nhiệm vụhọc tập.
b) Thực hiện nhiệm
vụ: Học sinh hoạt động độc lập, tự chủ, trao đổi, tìm tòi cách thức đểvượt qua
khó khăn giải quyết nhiệm vụ. Trong quá trình đó, khi cần phải có sự định hướng
của giáo viên.
c) Tranh luận,
khái quát hóa, vận dụng tri thức mới: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh
trình bày, tranh luận, bảo vệ sản phẩm học tập đã hoàn thành. Giáo viên bổsung,
chính xác hóa và khái quát hóa kiến thức cho học sinh.
3.Thiết bị dạy học
và học liệu được sử dụng trong bài học phải đảm bảo sự phù hợp với từng hoạt động
học đã thiết kế. Việc sử dụng các thiết bịdạy học và học liệu đó được thể hiện
rõ trong phương thức hoạt động học và sản phẩm học tập tương ứng mà học sinh phải
hoàn thành trong mỗi hoạt động học.
4. Phương án kiểm
tra, đánh giá trong quá trình dạy học phải đảm bảo sự đồng bộ với phương pháp
và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng. Cần tăng cường đánh giá về sự hình
thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua quá trình thực
hiện các nhiệm vụ học tập, thông qua các sản phẩm học tập mà học sinh đã hoàn
thành; tăng cường hoạt động tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét