(Trích tài liệu Tập huấn Mô hình Trường học mới Việt Nam môn Ngữ văn - 2015)
ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI THCS
I.
MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ
Đánh
giá học sinh trong mô hình trường học mới THCS được hiểu là những hoạt động
quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của
học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định
lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sựhình thành và phát triển một số năng lực,
phẩm chất của học sinh THCS nhằm mục đích giúp:
1.
Học sinh tự rút kinh nghiệm và nhận xét lẫn nhau trong quá trình học tập, tự điều
chỉnh cách học, qua đó dần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức,
khả năng tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề trong môi trường giao tiếp, hợp
tác; bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện của học sinh trong quá trình giáo
dục.
2.Giáo
viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục ngay trong quá
trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học và giáo dục; kịp thời phát hiện những cố
gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ; phát hiện những khó khăn chưa
thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phù hợp về
những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có biện pháp khắc phục
kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học
sinh.
3.Cán
bộ quản lí giáo dục các cấp có căn cứ để kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục,
đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, kiểm tra, ðánh giá nhằm đạt hiệu quảgiáo
dục.
4.
Cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh), cộng
đồng quan tâm và tham gia nhận xét, góp ý quá trình và kết quả học tập, rèn luyện,
phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường
trong các hoạt động dạy học và giáo dục học sinh.
II.
NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ
1. Đánh giá phải hướng tới sự phát triển phẩm chất
và năng lực của học sinh thông qua mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độvà
các biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh dựa trên mục tiêu giáo dục THCS;
coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập.
2.
Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá các hoạt động
trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh
báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo
cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài
trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (sau đây gọi
chung là sản phẩm học tập); kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học, giáo dục
và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. Kết hợp đánh giá của giáo viên với
tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và
cộng đồng.
3.Coi
trọng đánh giá sự tiến bộ của mỗi học sinh, không so sánh học sinh này với học
sinh khác; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự hứng thú, tính ích cực và vượt
khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy năng khiếu cá
nhân; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không tạo áp lực cho học sinh, giáo
viên và cha mẹ học sinh.
4.Việc
đánh giá học sinh khuyết tật học hòa nhập phải bảo đảm quyền được chăm sóc và
giáo dục đối với tất cả học sinh theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực
và sự tiến bộ của học sinh là chính.
III.
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1.
Đánh giá hoạt động học tập, sự tiến bộ và
kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình
giáo dục THCS theo từng môn học và hoạt động giáo dục.
2. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm
chất của học sinh. Việc đánh giá mức độ đạt được các yêu cầu vềphẩm chất và
năng lực chung của học sinh cấp THCS được thực hiện thông qua nhận xét các biểu
hiện chủyếu của các thành tố trong từng phẩm chất và năng lực. Bộ Giáo dục và
Đào tạo sẽ hướng dẫn cụ thể về các biểu hiện chủ yếu của các thành tố trong từng
phẩm chất và năng lực của học sinh.
IV.
ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ
1.
Đánh giá thường xuyên
1.1.
Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện, của học sinh,
được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và hoạt động giáo dục, trong
đó có quá trình vận dụng kiến thức, kĩnăng ởnhà trường, gia đình và cộng đồng.
1.2.Tham
gia đánh giá thường xuyên gồm có: giáo viên, học sinh (tự rút kinh nghiệm và nhận
xét, góp ý bạn qua hoạt động của nhóm, lớp); khuyến khích cha mẹ học sinh và cộng
đồng tham gia nhận xét, góp ý cho học sinh, giáo viên, các hoạt động giáo dục của
nhà trường.
1.2.1.
Giáo viên đánh giá
a)
Đánh giá quá trình học tập của học sinh
Trong
quá trình dạy học, căn cứvào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động
trong bài học, giáo viên tiến hành một sốviệc nhưsau:
-
Theo dõi, kiểm tra quá trình và từng kết quảthực hiện nhiệm vụcủa học sinh/nhóm
học sinh theo tiến trình dạy học; quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của
học sinh để áp dụng biện pháp cụ thể, kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó
khăn. Chấp nhận sự khác nhau về thời gian và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các
học sinh; những học sinh hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn tiến độ chung thì được
giao thêm nhiệm vụ học tập hoặc giúp đỡ bạn. Hằng tuần, giáo viên lưu ý đến những
học sinh có nhiệm vụ chưa hoàn thành, giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách
hoàn thành nhiệm vụ.
-
Nếu có nhận xét đặc biệt, giáo viên ghi vào phiếu, vở, sản phẩm học tập... của học
sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được, mức độ hiểu biết và năng lực
vận dụng kiến thức, mức độthành thạo các thao tác, kĩnăng cần thiết...
b)
Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh Giáo viên
quan sát các biểu hiện trong quá trình học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạt
động tập thể để nhận xét sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực
của học sinh; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn; phát
huy ưu điểm và các phẩm chất, năng lực riêng; điều chỉnh hoạt động, ứng xử để tiến
bộ.
c)
Lưu ý : Giáo viên không đánh giá bằng cho điểm mà đánh giá bằng nhận xét quá
trình và kết quả học tập của học sinh; chủ yếu dùng lời nói để động viên, góp
ý, hướng dẫn học sinh, đồng thời ghi lại những nhận xét đáng chú ý nhất vào
"Sổ tay lên lớp" như: những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt
được; các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của
học sinh; những biện pháp đã áp dụng và những điều cần đặc biệt lưu ý đểgiúp
cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân hoặc nhóm học sinh trong học tập,
rèn luyện. Để đạt hiệu quả cao trong việc động viên, khích lệhọc sinh, giáo
viên cần đặc biệt quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh riêng... của từng
học sinh để có những nhận xét thỏa đáng; biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với
từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vươn lên; tuyệt đối tránh những
nhận xét có tính xúc phạm, làm tổn thương tâm lý học sinh.
Giáo
viên kịp thời trao đổi với cha mẹ học sinh và những người có trách nhiệm để có
thêm thông tin và phối hợp giúp cho sựhình thành và phát triển phẩm chất, năng
lực của học sinh.
Hằng
tháng, đối với những học sinh cần được quan tâm, giáo viên ghi nhận xét vào
"Sổ tay lên lớp" của giáo viên về thành tích hoặc hạn chế nổi bật
trong học tập và rèn luyện; các biểu hiện của phẩm chất, năng lực; dự kiến áp dụng
biện pháp cụ thể, riêng biệt nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, giúp đỡ kịp
thời những học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học và hoạt động giáo dục
trong tháng.
1.2.2.
Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn
- Học sinh tự rút kinh nghiệm ngay trong quá
trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác;
trao đổi với giáo viên để được góp ý, hướng dẫn.
-
Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các
nhiệm vụ học tập môn học và hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn
hoàn thành nhiệm vụ.
1.2.3.
Cha mẹhọc sinh tham gia đánh giá
Cha
mẹhọc sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên,
giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; được giáo viên hướng dẫn tham dự, quan
sát, hỗ trợ các hoạt động của học sinh; trao đổi với giáo viên bằng các hình thức
phù hợp như lời nói, viết thư... về các nhận xét, các biện pháp giúp đỡhọc
sinh.
2.
Đánh giá định kì kết quả học tập cuối học kì I và cuối năm học
2.1.Các
môn Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Giáo dục công dân, Công
nghệ, Tin học được đánh giá qua bài kiểm tra định kì với thời lượng 90 phút.
Đề
kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc/và trắc nghiệm) theo 4 mức
độ yêu cầu:
-
Nhận biết: học sinh nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩnăng đã học
khi được yêu cầu.
-
Thông hiểu: học sinh diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩnăng đã học bằng
ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thểthêm các hoạt động phân tích, giải thích,
so sánh; áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩnăng đã biết đểgiải quyết
các tình huống, vấn đề trong học tập.
-
Vận dụng: học sinh kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải
quyết thành công tình huống, vấn đềtương tựtình huống, vấn đề đã học.
-
Vận dụng cao: học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình
huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa
ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong
cuộc sống.
Tỷ
lệ số câu hỏi, bài tập thuộc các phân môn trong bài kiểm tra đối với các môn Khoa
học tựnhiên, Khoa học xã hội, Công nghệ, Tin học phù hợp với nội dung phân môn
đã học tính đến thời điểm kiểm tra.
Căn
cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳvà từng khối lớp,
giáo viên và nhà trường xác định tỷ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu
trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học
sinh và tăng dần tỷ lệcác câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng
cao.
Đánh
giá qua bài kiểm tra định kì được lượng hóa bằng điểm số theo thang điểm 10 hoặc
quy đổi về thang điểm 10, kết hợp với nhận xét những ưu điểm, hạn chế và sửa lỗi,
góp ý cho học sinh. Nội dung nhận xét phải thỏa đáng, phù hợp với điều kiện học
tập, sự tiến bộ, đặc điểm tâm lý học sinh; tránh những nhận xét chung chung,
theo mẫu hay những nhận xét mang tính xúc phạm làm tổn thương tâm lý học sinh.
Đối
với học sinh có kết quả bài kiểm tra định kì không phù hợp với những nhận xét
trong quá trình học tập (quá trình học tập tốt nhưng kết quả kiểm tra quá kém
hoặc ngược lại), giáo viên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, nếu thấy cần thiết và hợp
lí thì có thể cho học sinh kiểm tra lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét