29/12/11

85. MỴ CHÂU – TRỌNG THỦY

 TRẢ LẠI GIÁ TRỊ CHÂN CHÍNH 
CHO TRUYỀN THUYẾT MỴ CHÂU – TRỌNG THỦY

Hà Văn Thùy 

Truyền thuyết không phải câu chuyện hư cấu mà là ánh xạ những sự kiện và con người có thật trong quá khứ. Từ hành trạng của nhân vật Nguyễn Quỳnh thế kỷ XVIII, người nghệ sĩ vô danh sáng tạo ra hình tượng Trạng Quỳnh dân gian bất tử. Từ câu chuyện xây Loa Thành, cuộc chiến của Triệu Đà dẫn đến xóa bỏ nhà Thục… dân gian sáng tạo ra thuyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy. Truyền thuyết là hình ảnh khúc xạ của lịch sử, mang thông điệp mỹ học từ sự kiện lịch sử gửi tới muôn sau. Trạng Quỳnh không phải là Nguyễn Quỳnh. Truyện MC - TT không phải là lịch sử thời An Dương vương.
Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết nguyên lý mỹ học, nhiều người đồng nhất Trạng Quỳnh với Nguyển Quỳnh cũng như tin rằng Mỵ Châu - Trọng Thủy là lịch sử thời An Dương vương. Từ đó dẫn tới những sai lầm đáng tiếc.
Bài viết đưa ra cách hiểu khác về truyền thuyết này.

28/12/11

84. NGUYỄN GIÚP, THƠ ...

NGUYỄN GIÚP, THƠ VÀ QUÊ HƯƠNG VÀ TÔI
Huỳnh Minh Tâm
Kính tặng nhà thơ Nguyễn Giúp, nhân đọc hai bài thơ Tôi & Sông, Đất
& Tôi của nhà thơ đăng trên văn chương Việt, ngày 26/6/2011.


Nguyễn Giúp viết thơ máu lửa chảy đầy trời
về quê hương “khuôn mặt người quen chảy dài mùa màng”
đẹp như những cô gái màu mỡ phù sa gánh nước tưới rau
khát vọng ngọn núi lửa bao nhiêu năm
chợt nổ tung
hoa lửa mênh mông vòm trời đầy sao
Nguyễn giúp gợi lòng tôi một ánh nhìn viễn tượng trù phú
“lục tung nỗi nhớ nhà lại gặp sắn khoai lận đận”
“bờ kia đồng dế non ngậm gió”
“bờ kêu một thớ trăng vuông”

83. THI CA NGUYỄN GIÚP

NHỮNG GÓC NHÌN THI CA NGUYỄN GIÚP
Huỳnh Minh Tâm

Có thể bạn đọc xa lạ hoặc một vài bạn thân đánh giá sai khác, hoặc bảo tôi hay viết kiểu “ lăng xê”, tâng bốc gì gì đó. Nhưng tự bản thân chưa bao giờ hổ thẹn với lòng mình, rằng tôi đã không viết sai trệch đi những gì tôi mến yêu, suy xét; tôi vẫn tiếp cận với các tác phẩm theo những chính kiến riêng tư, và với một tinh thần học hỏi, lắng nghe sự chuyển động của thi ca. Và, tôi phải viết điều này, tưởng chừng chẳng hay ho gì rào trước đón sau, bởi những gì tôi sắp viết ra đây, tôi muốn trình bày này nọ cũng nằm trong tiến trình tư duy, động não, bất bình thường khi tôi đọc thơ Nguyễn Giúp. 
Cũng có một vài điều dễ dàng hoặc khó khăn, dễ yêu hoặc dễ ghét bởi nguyễn Giúp là nhà thơ rất gần gũi với tôi, là anh cả trong các cuộc “trà dư tửu hậu”. Trong một thời gian lâu dài khấp khởi, tôi biết anh cặm cụi, cần mẫn “ làm thơ”, nghiền ngẫm ngấu nghiến ngôn từ, nhưng thơ anh dường như còn xa lạ, đúng ra là “ lác đác” trong “ tầm ngắm, tầm đọc” của tôi. Và rồi bất ngờ, bất lai, bất nhị, tôi nhận ra, “ ngộ nhĩ” Nguyễn Giúp lớn mạnh vô cùng, sâu sắc vô cùng, cô đơn vô cùng. 

26/12/11

81. GIÁO DỤC THỜI XƯA

Mộc Nhân - st
Vài hình ảnh về giáo dục thời xưa (đầu thế kỉ XX)


Giờ  Sinh học - thầy giáo hướng dẫn học tập trực quan

Thầy đồ dạy chữ

Trường làng

Trường huyện

Trường tỉnh

Lớp học đông nhưng rất nghiêm túc

Thời xưa,  học sinh nam học riêng

Giờ địa lý - dạy học trực quan

Giờ thể dục - thực hành môn bơi 

Đồng diễn thể dục ở trường nữ sinh

Tham quan dã ngoại

24/12/11

80. CÔ BÉ BÁN DIÊM

NOEL 2011 – ĐỌC LẠI TRUYỆN “CÔ BÉ BÁN DIÊM”
Mộc Nhân

Truyện“Cô bé bán diêm” của Hans Christian Andersen, nhà văn nổi tiếng người Đan Mạch, kể về cuộc đời của một em bé bất hạnh.
Đêm giao thừa, trời đã tối, rét dữ dội, tuyết rơi, một em gái nhỏ nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất đang dò dẫm trong bóng tối. giày của em đã bị mất, chân tím bầm vì rét. Em mang chiếc tạp dề đựng đầy diêm. Bụng đói, em bé vẫn lang thang trên đường. em không dám về nhà, sợ bố mắng vì cả ngày không bán được que diêm nào. Em ngồi nép trong góc tường lạnh lẽo, thu đôi chân vào người nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.
Giá quẹt một que diêm để sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ. Que diêm được quẹt lên, em tưởng như mình đang ngồi trước lò sưởi lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Thật là dễ chịu! Nhưng em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất. 
Em quẹt que diêm thứ hai. Bàn ăn sang trọng hiện ra, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn có cả một con ngỗng quay. Rồi que diêm phụt tắt, chỉ còn là những bức tường dày đặc và lạnh lẽo, phố xá vắng teo, lạnh buốt… 
Em quẹt que diêm thứ ba. Bỗng em thấy hiện ra cây thông Noel lớn trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến sáng rực lấp lánh trên cành lá xanh tươi… em với tay nhưng diêm đã tắt… tất cả các ngọn nến bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.
Em quẹt que diêm thứ tư, và thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em… “ Bà ơi! Cho cháu đi với… xin bà đừng bỏ cháu nơi này… cháu van bà, bà xin thượng đế chí nhân, cho cháu về với bà. Chắc người không từ chối đâu…” Que diêm vụt tắt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất
Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà lại, cuối cùng, bà cầm lấy tay em rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa em nữa.
Sáng mồng một tết, người ta phát hiện ra xác chết của một em bé có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, em ngồi giữa những que diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau “Chắc nó muốn sưởi ấm!” nhưng chẳng ai biết điều kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm…
***

23/12/11

79. ĐỌC THƠ NGUYỄN GIÚP

Lê Đức Thịnh

Tự nhiên lại thấy nợ Nguyễn Giúp. 
Thỉnh thoảng anh lại gởi cho tôi mấy bài thơ tâm đắc. Đôi khi có kèm theo lời dặn dò : “Chỉ đọc thôi nhé, đừng đưa cho ai xem, đừng đăng trên blog vì …”. Vì thế này thế nọ.
Vâng thì đọc. Có người xem mình là bạn đọc tin cậy để gởi thơ cho xem là quí lắm rồi. Thế là đọc anh và tìm những bài thơ của anh trên trang Songtho.net, trên Vanchuongviet.org
Dường như nó đem đến cho mình những xúc cảm mới mẻ, khác lạ dù đôi khi “chẳng hiểu gì”.
Thế là viết  để tặng anh bài này.
***

78. ẤN TƯỢNG MỘT THỜI

Cảm ơn bạn dinhphuong đã gởi tặng hình ảnh độc đáo này


















Rất mong nhận được các hình ảnh độc đáo khác từ bạn đọc

21/12/11

77. BIẾT TÔI LÀ AI KHÔNG ?

ÔNG BIẾT TÔI LÀ AI KHÔNG ?


Mộc Nhân - ST

Một hôm đang ngồi trong quán thì tôi bị một người đàn ông gây sự và cuối cùng ông ta quăng ra cho tôi câu hỏi : "Ông biết tôi là ai không ?"
Quả thật lúc ấy, tôi không biết ông ta là ai thật. Ông không phải là một tài tử, một nhà văn, hay một chính trị gia nổi tiếng để tôi phải biết. Tôi đành ngồi đó, chịu thua ông, không có câu trả lời.
Ít lâu sau, tôi được biết ông ta đi theo, làm đàn em cho một xếp lớn, và nhờ đó, ông thỉnh thoảng đem chút "hào quang" vay mượn được để hù dọa những người yếu bóng vía như tôi.  
Về sau, thỉnh thoảng tôi cũng bị hỏi câu hỏi đó. Và cứ mỗi lần bị những nhân vật như thế cật vấn, thì tôi chỉ biết ngẩn mặt ra, giả bộ lục lọi cái trí nhớ thảm hại của mình.

19/12/11

76. THƠ CA - SỰ CỨU RỖI

Trần Mạnh Hảo
Từ độ con người chia tay với Thượng Đế, đi theo tiếng gọi của tình yêu và nỗi chết trong cuộc trưởng thành thống khổ của nhân loại, nó luôn tìm cách trở lại tuổi thơ của mình, trở lại vườn địa đàng tìm lại trái cấm thuở ban đầu ngon ngọt. Cuộc hành hương mơ mộng ấy có tên là Thi Ca...

I. Thi ca - giấc mơ về tuổi thơ nhân loại: 
Kinh Thánh không chép được lời của Eva xui Adam ăn trái cấm. Chỉ biết rằng khi đôi môi ma túy của nàng ghé sát vào tai chàng, chợt cơn thèm ăn trái cấm bùng vỡ trong cuống họng chàng, bất chấp lời răn đe chết người của thần linh. Mắt Adam chỉ nhìn thấy trái cấm trong y phục lõa thể của tòa thiên nhiên tuyệt mỹ. Chàng đã hành động chiều theo ý người đẹp, để chia tay sự bất tử, đồng thời nhận lấy tình yêu và cái chết. Có lẽ, lời thì thầm của Eva khuyên Adam ăn trái cấm hôm đó là bài thơ đẹp nhất của nhân loại? Vì vậy người đời đã gọi thi ca bằng cái tên diễm lệ: Nàng Thơ.

17/12/11

75. CHUYỆN PHIẾM VỀ TẮM

Lê Đức Thịnh


Hẳn mọi người đều biết câu chuyện về Archimedes, ông đã lo lắng nhiều ngày về yêu cầu của đức vua muốn biết chính xác là chiếc vương miện của mình có được làm bằng vàng nguyên chất hay không mà không được làm hỏng hình dạng của nó.
Làm thế nào để tìm ra câu trả lời chính xác? Archimedes đã nhiều đêm mất ngủ nhưng giải pháp vẫn vô vọng. 

13/12/11

74. BÀI THÁNG MƯỜI CHO EM

Nguyễn Giúp


anh viết bài thơ này trong căn phòng không chút ánh sáng
những con chữ nối nhau thành vòng tròn chạy quanh

cảm xúc đậu trên vỏ não như lũ dơi ngủ mê không ra khỏi vòng tròn ấy
anh mãi mãi là noron chưa đi hết một cung yêu
như đêm cạn vừa rơi một nốt trầm rất chậm những vòng li tâm lan tỏa phẳng lặng nỗi đau

chúng ta đi hết mùa thu nhưng không tìm ra chiếc lá nào làm nên vệt xước
rồi sẽ cơn bão cuối cùng vạch ra
nếu vĩnh viễn căn phòng này không chứa đựng ánh sáng thì bóng của chúng ta cũng mãi mãi ẩn trong chúng nó mà thôi

quay lại với tháng mười bài thơ cho em
góc phố đã lên sàn mùa đông trứng nước
thai nghén những sợi tơ trời hình lông ngỗng bay vào giấc mơ truyền thuyết
vó ngựa khua cung bậc tình yêu lên chín tầng hiện hữu

em đã về chưa
bài tháng mười cho em là nụ hôn đầu đời cùng kiệt vượt ngưỡng đau cơ bắp
anh cược linh hồn mình vào đây cho vòng tròn con chữ chạy quanh.


Nguyễn Giúp
( Gv Trường THCS Trần Hưng Đạo, Đại Lộc, QN - Hội viên hội VHNT QN )

12/12/11

73. DỐT CŨNG LÀ THẦY

Bài đăng trên Đặc san   ĐẠI LỘC – XUÂN NHÂM THÌN  2012 
Truyện ngắn Huỳnh Văn Cát  (Cựu nhà giáo Đại Lộc)

Ngày xưa ở làng Bộ Thạch có một cặp vợ chồng nọ thuộc tầng lớp dân đen. Họ sống với nhau trên thuận dưới hòa bằng nghề cày sâu cuốc bẫm. Nhờ hồng phúc tổ tiên, một cặp con trai kháu khỉnh ra đời.
Thoạt nhìn, hai đứa giống nhau như hai giọt mưa thu nhưng nhìn kĩ, hai đứa lại giống nhau như hai giọt  mưa rào có gió to giông dữ. Thằng anh mặt chữ điền, da trắng, tính nết nhu mì, chăm việc cắt cỏ. Thằng em đầu dơi trán khỉ, ti hí mắt lươn, môi thâm xì, nói năng giảo hoạt, chăm việc  cỡi trâu.

10/12/11

72. THẰNG BỜM

 Nguyễn Trọng Bình
 (Cảm ơn anh Nguyễn Trọng Bình đã gởi cho chúng tôi bài này)

Thằng Bờm có cái quạt mo 
Phú Ông xin đổi ba bò chín trâu 
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu 
Phú Ông xin đổi ao sâu cá mè. 
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè 
Phú Ông xin đổi một bè gỗ lim. 
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim 
Phú Ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi 
Phú Ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười!

Một bài ca dao chỉ vỏn vẹn 10 câu thơ lục bát, thế nhưng để lĩnh hội nó là điều không đơn giản chút nào. Có thể nói, cho đến nay, có khá nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu đề xuất những cách hiểu khác nhau về bài ca dao ngộ nghĩnh và đáng yêu này.

9/12/11

71. THƠ CHẾ LAN VIÊN

Chê Lan Viên đã để lại cho thi đàn Việt Nam nhiều bài thơ gía trị, cùng những tác phẩm nhiều thể loại khác. Nhưng ông cũng là người duy nhất trong làng thơ Việt Nam lúc còn sống các thi phẩm gía trị chưa được công bố, khi tác gỉa đã trở về với cát bụi, các thi phẩm tuyệt vời mới được người đời đọc.
Các thi phẩm nổi tiếng công bố muộn mằn của Chế Lan Viên - in trong Di Cảo Chế Lan Viên -  là 3 bài thơ: Bánh vẽ, Ai tôi, Trừ đi.



BÁNH VẼ
Chế Lan Viên
Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Đêm vui!
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc...
Thế thì còn đâu dịp nhai thứ thiệt ?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
Như không có gì xảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi,
Họ cũng ngồi thôi
Nhai ngồm ngoàm...

Rút trong tập Văn học và Dư luận, 
NXB Trẻ TP HCM - Di cảo của Chế Lan Viên )

8/12/11

70. STEVE JOBS - TÌNH YÊU ...

STEVE JOBS NÓI VỀ TÌNH YÊU, CÔNG VIỆC VÀ CÁI CHẾT

Nguồn : internet.
Những lời phát biểu tại lễ tốt nghiệp ở Đại học Stanford năm 2005 về thân thế, sự nghiệp, tình yêu và sự mất mát của Steve Jobs trở thành một trong những bài diễn văn để đời và đáng nhớ nhất trong lịch sử nhân loại.
Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5/10/2011, khiến cả thế giới sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần như không bao giờ nói về đời tư và cuộc trò chuyện cởi mở nhất có lẽ là bài phát biểu dưới đây.
                                                     ***
"Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể với các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện.

7/12/11

69. THÁNG MƯỜI MỘT

            Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh
            

                             Sáng nay chợt thấy buồn như trấu
                             mở cửa trông tháng mười một lại về
                             gió ru cành sầu đông trụi lá
                             nghe mình tan trong cõi mê.

6/12/11

68. KHỔ NHI TRI

Phạm Đạt Nhân 

(Xem tiểu sử tác giả TẠI ĐÂY )

 

 Khổ nhi tri hay khốn nhi tri là do khốn khổ cùng cực mà thấu hiểu lẽ trời lẽ đạo .
Sách “Trung dung” dành riêng một phần quan trọng ( chương XXIII) để bàn về phương pháp học hỏi . Trước hết là bàn về cách BIẾT . Có ba cách BIẾT :Một là sinh ra đã biết ( sinh nhi tri ) cái biết do thiên bẩm của bậc thượng trí ; thứ hai là học  mà biết ( học nhi tri ) là cách biết bậc thứ của người bình thường và thứ ba là do chịu khốn khổ, nhờ vào kinh nghiệm mà  biết ( khổ nhi tri ).
Dù biết bằng cách nào thì kết quả vẫn như nhau . Sự liễu ngộ trong đạo Phật bắt đầu từ liễu sinh tử. Chấp nhận sự thật khổ đau ( khổ đế ) để tìm hiểu nguyên nhân khổ đau ( tập đế ) và rồi chọn con đường tu tập ( đạo đế ) để chấm dứt khổ đau ( diệt đế ) .

4/12/11

67. CÁI CHẾT CỦA MỘT NHÀ THƠ

Tạp bút của Huỳnh Minh Tâm

Tôi vừa đưa tang một nhà thơ. 
Cái chết của nhà thơ vừa ngẫu nhiên
ngẫu nhĩ, nhưng cũng chẳng có gì, đúng vậy đúng vậy. 
Nghe hàng xóm bắt bệnh. Bệnh nhà thơ nhiều lắm, đúng vậy đúng vậy.
Bệnh kiêu mạn hênh hoang. 
Bệnh nặng, đã ăn nám vào tim phổi.
Bệnh không đọc sách, không chiêm nghiệm, ngẫm nghĩ, thường chê bai phỉ nhổ. 
Nước bọt ở đâu mà lắm thế, vấy bẩn cả mấy căn phòng. Bệnh ghen tị ghen tức. 
Thấy người ta giỏi hơn mình, thành tích hơn mình thì trong lòng buồn bã u ám.
Bệnh rượu chè đàn đúm. Ngỡ thế mới ra phách, mới sáng tác tối tác những tuyệt phẩm. 

3/12/11

66. HIỂU ĐỜI

Cựu Thủ tướng TQ Chu Dung Cơ

TT Chu Dung Cơ
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.

Qua một ngày mất một ngày.
Qua một ngày vui một ngày.
Vui một ngày lãi một ngày.

Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.

2/12/11

65. TRIẾT LÍ GIÁO DỤC

THỬ BÀN VỀ TRIẾT LÍ GIÁO DỤC CÔNG DÂN

TSKH Phan Hồng Giang



Giáo dục nước ta đang đứng trước yêu cầu phải có sự " đổi mới căn bản, toàn diện" thì  việc cấp bách nhất, có tác động chi phối tổng thể, theo thiển ý của chúng tôi, chính là việc xác lập hệ giá trị căn bản của con người mà giáo dục cần và phải đào tạo nên (cùng với trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội) theo yêu cầu của sự phát triển đất nước trong nỗ lực đồng hành cùng nhân loại.

Nói một cách khác, đây chính là triết lý giáo dục, là mục tiêu học làm người của hoạt động giáo dục.

1/12/11

64. SỬ DỤNG TỪ MƯỢN

VIỆC SỬ DỤNG TỪ NGỮ CÓ NGUỒN GỐC NƯỚC NGOÀI
Lê Đức Thịnh


Hiện tượng sử dụng từ ngữ có nguồn gốc nước ngoài là chuyện bình thường trong việc sử dụng ngôn ngữ ở tất cả các nước trên thế giới chứ không riêng gì ở tiếng Việt. Những từ ngữ thuộc nhóm này gọi là từ mượn. 
Việc vay mượn như vậy có tác dụng làm cho vốn từ ngữ thêm phong phú, tăng khả năng diễn đạt, phản ảnh các sự việc hiện tượng trong cuộc sống mà bản thân ngôn ngữ ấy không đáp ứng kịp thời.