30/9/11

19. GIẤY CHỨNG NHẬN … NGƯỜI

Mộc Nhân - ST từ nguồn : chungta.com

Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi áng chừng đi làm thuê, hạch sách:
-Vé tàu!
Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.
Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:
- Đây là vé trẻ em.
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bằng mặt, nhỏ nhẹ đáp:
- Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?

29/9/11

18. HIỆN TƯỢNG HOC SINH LƯỜI PHÁT BIỂU


 Mộc Nhân  – Tổng hợp từ nhiều nguồn

I. Những nguyên nhân đáng lưu ý về hiện tượng học sinh lười phát biểu :
1. Do cách đặt câu hỏi của giáo viên :
Một số câu hỏi nhàm chán; sự nhàm chán này thường rơi vào hai khả năng: hoặc là do câu hỏi quá dễ hoặc là do câu hỏi quá khó nên chưa thu hút được tính tò mò, sáng tạo của học sinh; vì vậy mỗi khi gặp những tình huống như thế thường học sinh mang tâm lí, phản ứng khác nhau.
- Với câu hỏi dễ quá, thường các em có tâm lí “coi thường” không thèm trả lời.
- Với câu hỏi quá khó các em sẽ chờ đợi hay ỷ lại cho học sinh khá, giỏi.

17. VỀ THẠNH MỸ (Bài 1)

Lê Đức Thịnh                       
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau
                                                                        ( Bùi Giáng)





Sớm lạnh qua cầu Thạnh Mỹ  
Phà xưa bến dốc đâu còn
Trường cũ mong giờ trẻ học
Nhớ ai dáng nhỏ trên đường .


Đồi vắng đìu hiu lối cỏ
Bạn xưa chia nửa cung đàn
Ché rượu vơi đầy hoan lạc
Lửa tình cháy cạn đêm sâu


Thung lũng thênh thang phố mới
Mây treo núi đá bồng bền
Nửa đời … thôi tỉnh mộng
Tình còn say ngỡ khói sương


Khe Điên về qua bến ấy 
Đá lăn thấm đẫm rêu phong
Ai gùi đong đưa suối hẹp
Bóng em sơn nữ Hoa mường 


Sớm lạnh lên miền Thạnh Mỹ
Tìm người bến cạn còn đây
Dốc dài cùng ai dong ruổi ?
Tri âm rơi giữa miên trường .


Lê Đức Thịnh  - 2008
Đọc thêm bài:    Về Thạnh Mỹ (Bài 2) 
                                                     

28/9/11

16. TÌM NỬA CỦA MÌNH

Lê Đức Thịnh 
         


Nửa đời gặp nửa của mình

Nửa như duyên kiếp nửa tình hư không

Nửa phôi pha nửa ngóng trông

Nửa lìa ngó ý, tấc lòng còn mang.

25/9/11

15. THƠ BẤT CHỢT NHỮNG VUI BUỒN

Lê Huy Quang

     Thơ ca là một trong bảy loại hình nghệ thuật của nhân loại; và từ  khi thơ xuất hiện, có lẽ, mỗi nhà thơ đều có những quan niệm của riêng mình- trong cả ngàn định nghĩa về thơ - đã tồn tại qua nhiều thế kỷ nay. Với riêng tôi, tôi chỉ tâm niệm một ý nghĩ giản dị này- Thơ, bất chợt những vui, buồn; mà ở đó, vĩnh viễn sinh sôi trong sạch nhất tình yêu- tất nhiên, đó là mọi trạng thái tinh thần của con người, chứ không chỉ đơn thuần là tình yêu nam nữ!

10/9/11

14. CÔ BÉ LỌ LEM

NGƯỜI MỸ DẠY TRUYỆN CÔ BÉ LỌ LEM


Sưu tầm từ báo nước ngoài
                                    

Giờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài Chuyện Cô bé Lọ Lem.
Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.

9/9/11

13. THƠ CA MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG - GÁNH NẶNG THƠ CA

Nguyễn Trọng Tạo ( nguồn : blog nguyentrongtao )




Tôi cho rằng người Pháp đã khéo chia nước ta thành 3 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ; không hiểu lúc đó họ có thông thạo Chu dịch và thuyết phong thủy hay không, nhưng sự phân chia ấy đã sớm phân định không chỉ về địa lý mà còn phân định cơ bản về tính cách của con người ở ba vùng đất khá khác biệt này. Nếu sông Hồng màu mỡ phù sa đã mở  ra đồng bằng Bắc Bộ thẳng cánh cò bay, để thơ ca của xứ này luôn mượt mà bay bổng, và sông Cửu Long hào phóng mở ra đồng bằng Nam Bộ với huyền thoại về những “Công tử nông dân Bạc Liêu” để thơ ca ở đây luôn phóng túng rênh rang, thì chính những dòng sông chảy xiết từ núi xuống biển miền Trung đã làm cho thơ ca miền Trung có sức khoan sâu dữ dội và bất ngờ tung vỡ.

5/9/11

12. GIỚI THIỆU SÁCH T.K MÔN NGỮ VĂN

Lê Đức Thịnh


Kính gởi quí đồng nghiệp cùng các em học sinh thân mến.
Chúng tôi xin giới thiệu với quí đồng nghiệp cùng các em học sinh một đầu sách tham khảo phục vụ cho dạy học, ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn :

3/9/11

11. KÍ ỨC SƠ SÀI

Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh


Ngày 3 tháng chín năm 2011, trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ tổ chức lễ kỉ niệm 50 năm thành lập trường và cựu học sinh Đại Lộc khóa 81 chúng tôi cũng đánh dấu mốc 30 năm ra trường (1981 - 2011).
Bài này tôi viết tặng bạn bè để nhớ lại những vui buồn của một thời khó, không phải của riêng chúng tôi mà là của cả một thế hệ …
“Kí ức sơ sài” là cách nói vui của bạn bè K.81 khi nhìn lại những tháng ngày đã qua.

***

2/9/11

10. TẢN MẠN VỀ CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG

Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh 


Ai đó đã nói : “Có ba điều trong đời một khi đã đi qua thì không bao giờ lấy lại được đó là : thời gian, lời nói và cơ hội ” . Ngẫm ra điều ấy thật chí lí.