28/6/21

2.095. TO LOVE SOMEBODY – Bee Gees

 

  "To Love Somebody" là một bài hát của Bee Gees do Barry và Robin Gibb sáng tác, nằm trong album đầu tiên của họ - Bee Gees first (1967). Ca khúc có vẻ như là một tình khúc nhưng Bee Gees tâm sự rằng họ viết về tâm trạng lo sợ của nguời thợ mỏ bị kẹt lại trong hầm khi một tai nạn xảy ra. Họ cố gắng làm gì đó để thở, hướng về ánh sáng, hy vọng sẽ có người đến cứu, nhưng rồi lại sợ rằng mình không còn được gặp người thân.

26/6/21

2.094. TRÊN NGỌN TÌNH SẦU


  Tôi đã có lần đi qua nơi này - một xứ xa có dốc đèo, sông suối, rừng rú và con đường độc đạo qua dốc Ma Thiên Lãnh cùng với bốn mùa. Cái tên Ma Thiên Lãnh nghe ghê rợn vậy thôi chứ khung cảnh hiền lành, thanh vắng, ngoạn mục. Điều thú vị nhất là đi một đoạn đường ngắn khoảng 20 km mà trải nghiệm cả 4 mùa: trưa nắng nóng tại ngã ba Ma-giả-người; qua khỏi dốc Ma Thiên Lãnh trời mát rượi, cây cỏ tươi tốt, hoa rừng nở rộ ven đường như vào xuân; xế chiều xứ Đạ trời âm u mây vần vũ như mùa thu và dọc đường trở ra trời chuyển mưa mát lạnh, tê tái lòng người như lập đông.

2.093. NỤ CƯỜI - William Blake

 Nguyên tác: The SMILE của William Blake   


 Hôm qua, tôi đã nghe thật rõ tiếng em cười. Tràng cười khó diễn tả, ngắt quãng giữa câu thoại, có khi thay cho một khoảng lặng là một dòng âm. Và trong suốt cuộc chuyện, tôi không còn nghe gì nữa, tôi chỉ chờ em cười để nghe dòng âm ấy... Nó là thứ âm thanh phát ra từ trái tim, từ lồng ngực chứ không phải từ dây thanh nơi cổ họng. Có lẽ vậy... Nó làm tôi nhớ em, nhớ âm sắc giọng nói và hài âm trong bản hoan ca giữa đời người. 

24/6/21

2.092. TRỊNH CÔNG SƠN và BOB DYLAN - có giống nhau ?

 


Nhận định về Trịnh Công Sơn, lâu nay có câu so sánh gần như mặc định: “Trịnh Công Sơn là Bob Dylan của Việt Nam”. Câu so sánh này thường được cho là của Joan Baez, một nữ ca sĩ nhạc dân ca (folk singer) của Mỹ, người thành danh chủ yếu nhờ hát nhạc Bob Dylan - một huyền thoại âm nhạc người Mỹ, một biểu tượng văn hóa có tầm ảnh hưởng toàn cầu, người được tặng giải Nobel Văn học năm 2016.

23/6/21

2.091. VÀI SUY NGHĨ VỀ THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI

 Phạm Duy Nghĩa



Trong nền văn học của mỗi quốc gia, ở từng thời đại hoặc giai đoạn lịch sử, mỗi thể loại lại có những bước thăng trầm. Những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI ở Việt Nam, nếu như diện mạo văn xuôi đã định hình khá rõ nét trong hành trình đổi mới thể loại và nhận được nhiều đồng thuận trong đánh giá, nhận định của giới nghiên cứu, thì về cơ bản thơ vẫn đang ở trong giai đoạn tìm đường. Một giai đoạn tranh tối tranh sáng, dở hay lẫn lộn, cái cũ còn dùng dằng, cái mới chưa tỏ mặt. Đánh giá về thơ, quả thực là việc khó ở thời điểm hiện tại. 

22/6/21

2.090. GIÁ NHƯ

Mộc Nhân



giá như 

     đừng kết bạn nhau

         đừng like cảm xúc 

            phía sau mỗi bài

đừng comment 

    chỗ lai rai

        đừng chèn biểu tượng 

            hình hài hôn nhau

2.089. SPICKS AND SPECKS - Bee Gees

 


  "Spicks and Specks" là một bài hát của Bee Gees, do Barry Gibb viết và phát hành vào tháng 9 năm 1966. Đĩa đơn này đã đạt vị trí xếp hạng cao ở Úc và các quốc gia Châu Âu trong năm 1967, 1968.

 Chúng ta yêu Bee Gees vì một điều không thể chối cãi: tài năng của họ. Trong giới âm nhạc, có bao nhiêu ngôi sao sớm nở tối tàn, được tâng bốc vài năm rỗi chìm hẳn vào quên lãng, trụ được 10 năm đã là một kì công. Nhóm Bee Gees có thể tự hào rằng mình là một nhóm nhạc sống lâu nhất, trải qua nhiều thăng trầm và thay đổi của bô mặt âm nhạc thế giới nhất và cũng là ban nhạc thành công nhất, sau the Beatles.

21/6/21

2.088. THÁNG MƯỜI - Louise Glück


  Bài thơ October, Tháng Mười, dài như một trường ca, gồm sáu phân khúc, được viết vài năm sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, là phản ứng và suy tư của nhà thơ về sự kiện bi thảm này của nước Mỹ và của nhân loại.

  Louise Glück đứng ở trung tâm của thời gian không phải với một xúc cảm thô ráp hay với sự bỏ rơi ngôn ngữ, mà với một câu hỏi khẩn cấp không bao giờ tàn lụi về tâm hồn.

2.087. GIẤC MƠ THÁNG SÁU

 Mộc Nhân

      tặng Nga Pu



Tháng sáu

những giấc mơ màu nắng

biên độ nhiệt rộng như một dải sáng

những thực thể ký sinh vào bi kịch

khô héo xác lá giữa ngọ

18/6/21

2.086. BOM HAI TUỔI

Cảm ơn diệu thể thường hằng

đã thành hiện hữu mà rằng nguyên xuân

càn khôn cuộn gió lục tuần

quay nhìn - ta đủ trầm luân cõi người

xin cho thằng nhóc xinh tươi

để ta quán tưởng tràng cười vô thanh

16/6/21

2.085. OPEN THE DOOR, HOMER - Bob Dylan


“Open the Door, Homer” là ca khúc của Bob Dylan được phát hành trong album “Basement Tapes” (1975). Đây là giai đoạn sung sức nhất của Bob Dylan. Trong album có các bài hát nổi tiếng như: You ain’t going nowhere, This Wheel’s on Fire, I shall be released, Too Much of Nothing, Tears of rage, Quinn the Eskimo… Tuy nhiên Bob Dylan cho rằng đây là một bài hát không hay so với các bài khác về giai điệu nhưng phải thừa nhận phần ca từ của nó có nhiều câu rất hay có thể đứng riêng ra như những chỉnh thể độc lập – dạng danh ngôn hay slogan.

2.084. WEDDING DAY - Bee Gees

 

Không như những nhóm nhạc khác, Bee Gees - cũng như Beatles - càng nghe càng khám phá nhiều điều mới lạ đến thú vị. Có chút hiểu biết về hòa âm thì khám phá nhiều tiết tấu, nhiều câu nhạc, nhiều hợp âm hay. Có hiểu biết về giai điệu thì cảm nhận nhiều modulation lạ. Có chút hiểu biết về vocal thì khám phá và cuốn hút bởi chất giọng falsetto ma mị của họ. Có hiểu biết về ngôn ngữ thì thấy được chất trữ tình, lãng mạn trong ca từ…

15/6/21

2.083. LẠC VÀO NGÂN HÀ

   Mộc Nhân dịch từ nguyên tác:

       "Lost In The Milky Way" (1) - Linda Hogan



LẠC VÀO NGÂN HÀ

 

Một số người thích những cái cây mọc lên với thớ xoắn

như thể chuẩn bị cho hành trình tâm linh (2)

đến thế giới của tất cả các linh hồn.

12/6/21

2.082. CHÔN VÀO GIẤC MƠ

Mộc Nhân
 

1.

dường như

có chút ưu phiền

từ nơi viễn xứ

 tận miền yêu thương

bốn mùa gió núi lưu phương

ánh trăng loang lổ

 bên đường em qua

11/6/21

2.081. NGƯỜI THEO DÕI RÙA BIỂN

Mộc Nhân dịch

Nguyên tác: Turtle Watchers – Linda Hogan 

trong tập thơ "Rounding the Human Corners"

Trong bài thơ này, Linda Hogan nói về cách mà con người tương tác với rùa biển. Bà mẹ già thì cúi đầu chào khi rùa từ biển trở về; bà cầu nguyện cho chúng từ lúc sinh ra những quả trứng cho đến khi chúng quay về biển. Còn nhà thơ bơi cùng rùa biển trong vùng nước tối; cả hai như thể gắn bó, đồng điệu với nhau trong cùng một thế giới. Bài thơ này rất thành công trong việc truyền tải thông điệp thân thiện, bảo vệ những loài rùa biển vì nó là một phần của thế giới chúng ta.

2.080. VŨ ĐIỆU HƯƠU - DEER DANCE

 

Deer Dance - nguồn: Wikipedia

Mộc Nhân dịch

Nguyên tác: DEER DANCE 

Trong tập thơ “Rounding the Human Corners” (Loanh quanh cõi người)

của Linda Hogan

***

    Hai ghi chú quan trọng để hiểu bài thơ này:

(1) Linda Hogan: sinh năm 1947,  hiện sống tại Tishomingo, Oklahoma, Hoa Kỳ. Bà là nhà thơ và tiểu thuyết gia thuộc tộc người bản địa Chickasaw; tác phẩm của bà thường xoay quanh các mối quan tâm về môi trường.

(2) Vũ điệu hươu (Deer Dance): Là một điệu múa dân gian trong đó người tham gia hóa trang thành những con hươu cùng một số con vật phụ khác. Điệu nhảy này có thể tìm thấy ở nhiều vùng trên thế giới như Tây Ban Nha, Mehico, Indian, Bắc Mỹ, Nhật Bản… mô phỏng lại nghi thức săn hươu cổ xưa như là một cách để duy trì cuộc sống cho các cộng đồng thổ dân đồng thời gắn với các tín ngưỡng dân gian của họ như: cầu bình an, sống no đủ…

10/6/21

2.079. TỤNG CA ĐẠI DƯƠNG


 

Ngày Đại dương Thế giới (The World Ocean Day) được kỷ niệm không chính thức vào ngày 8 tháng 6 khi nó được đề xuất năm 1992 bởi Canada trong Hội nghị Trái Đất ở Rio de Janeiro, Brasil. Đến năm 2008, Liên Hiệp Quốc công nhận chính thức ngày này và từ đó đến nay ngày lễ này đã được điều phối và tổ chức bởi các tổ chức quốc tế là Dự án Đại dương Thế giới (Ocean Project) cùng Mạng lưới Đại dương Thế giới (World Ocean Network) với sự tham gia của nhiều nước trên toàn cầu.

Nhà thơ người Mỹ Craig Santos Perez đã viết bài thơ “Praise Song for Oceania” (Khúc ngợi ca dành cho đại dương) nhân sự kiện này.

7/6/21

2.078. NHỮNG NGƯỜI MẸ - thơ Mae Barizo

 Mộc Nhân dịch từ nguyên tác: "The Mothers" của J. Mae Barizo.

J. Mae Barizo


 Đây là một bài thơ hay của nhà thơ Mỹ J. Mae Barizo (1) viết về những người mẹ. Dưới bất kì nền văn hóa nào thì những người mẹ luôn là tượng đài bất tử, đẹp đẽ, đầy sự hy sinh mà không cần hồi đáp từ những người thân của họ. Mãi mãi như thế. Trong bài thơ này, tác giả là chủ thể Mẹ viết về chính họ; khác với đa số thơ về đề tài này, mẹ dưới góc nhìn của con. 

5/6/21

2.077. NGÀY

         Mộc Nhân 


Ngày là gì?

là lúc chúng ta sống

ngày đến và đánh thức chúng ta

bám theo nhịp đi của chúng ta

như chiếc bóng

4/6/21

2.076. TẤM GƯƠNG – Yoko Ono

 


Những người xung quanh là tấm gương phản chiếu chúng ta. Những gì họ cho chúng ta thấy là con người thật của mình, cách chúng ta cư xử với bản thân, những gì chúng ta từ chối ở bản thân, hoặc những gì chúng ta đã mất.

Sự phản chiếu của chúng ta trong họ là một cơ hội học tập, nhưng liệu chúng ta có đủ can đảm để thực sự nhìn vào nó không?

2.075. DUST OF SNOW - Robert Frost

 BỤI TUYẾT dịch thơ Mộc Nhân

 


Cách mà con quạ

Làm tôi run rẩy

Bụi tuyết vung vẩy

Từ cây độc cần

 

Trái tim tôi dần

Mông lung thay đổi

Một phần cứu rỗi

Trong ngày ăn năn. 

3/6/21

2.074. CUỐI CÙNG LÀ HOAN CA

Mộc Nhân - dịch từ nguyên tác

THE AIM WAS SONG - Robert Frost



Trước khi người đến cất lời hay

Gió biết thổi mà không cần ai dạy

Những ngày đêm thét gào giãy nảy

Mọi nẻo đường mà nó đi qua

1/6/21

2.073. VÙNG CAO (P.5)

 Trích "Chuyện kể từ thung lũng Zơ Nông" 

Mộc Nhân


  (Xem lại: Vùng Cao – p.4)

Đối với dân miền núi, đi tìm vàng là chuyện bình thường vì ai cũng ít nhất vài ba lần trải qua. Với giáo viên vùng cao thì hầu như tất cả đều có tích lũy mang về miền xuôi nhờ tìm vàng hoặc liên quan đến chuyện tìm vàng.

Giáo viên nam có sức khỏe thì trực tiếp ra sông, suối, khe đãi cát tìm vàng bất cứ lúc nào có thể. Những người không muốn lao động trực tiếp thì chọn cách đãi vàng gián tiếp bằng trao đổi hàng hóa lấy vàng – những hàng hóa này thường được giáo viên chuẩn bị trước cho mỗi chuyến “đăng cao” mà hai thứ chính yếu là áo quần và thuốc chữa bệnh.