29/12/13

430. KHIÊM TỐN

         Mộc Nhân                             
Khiêm tốn trong Nho Giáo xuất phát từ chữ "lễ" - là một đức tính mà mọi người cần phải trau dồi, rèn luyện. Khiêm tốn có hàm nghĩa kính nhường, là biết mình, hiểu người, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người, không tự mình đề cao vai trò của cá nhân. Người khiêm tốn hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một tinh thần chủ bại mang nhiều mặc cảm của cuộc đời đối với mọi người.

429. MỘT THẾ KỶ VĂN CHƯƠNG ViỆT ...

NGÓT MỘT THẾ KỶ VĂN CHƯƠNG ViỆT NAM ĐÃ BÒ QUA CHU VI THƠ MỚI ?
            Nguyễn Hoàng Đức         
Thơ Mới xuất hiện những năm ba mươi thế kỷ 20, giờ đây đang là những ngày cuối năm 2013, như vậy là văn thơ mới Việt Nam đã hành trình ngót nghét một thế kỷ. Nhưng không có gì không có khúc dạo đầu, cũng chẳng có gì thoát nổi sự bào thai ngay trong lòng nó. Thơ Mới xuất hiện 1930-1945, cũng không ngoại lệ, thực ra nó được sửa soạn từ khi chữ quốc ngữ ra đời từ 1621 (không có chữ quốc ngữ không có thơ mới), nhưng sự mang thai khẩn thiết và chín muồi của nó bắt đầu từ ban mai thế kỷ 20, khi chí khí khao khát độc lập, tự do và tiến bộ của giới trí thức và nhân dân Việt Nam dâng rất cao.

26/12/13

428. ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT VỀ GIÁO DỤC

              Albert Einstein
                                     (Lý Lan trích dịch từ "Ideas and Opinions")         
          Albert Einstein là một khoa học gia và triết gia của thế kỷ 20. Trong thế kỷ đó tên ông đồng nghĩa với thiên tài. Sinh thời ông cũng từng là giáo sư đại học, thể hiện mối quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ qua nhiều bài viết và diễn văn.
          Trong quyển "Ideas and Opinions" (Ý tưởng và Quan điểm) tập hợp những suy nghĩ của Albert Einstein về nhiều khía cạnh cuộc sống từ khoa học, xã hội, chính trị đến văn học, nghệ thuật, có một phần về giáo dục. Đương nhiên thế giới chúng ta đang sống đã chuyển sang thế kỷ 21 với vô vàn thay đổi nhanh chóng trong mọi mặt đời sống xã hội, mà nói đến giáo dục là nói đến tương lai tính bằng thập kỷ - mười mấy hai ba bốn chục năm nữa. Có thể có người coi quan điểm giáo dục cách nay sáu bảy chục năm đã lỗi thời. Nhưng vì tôi đồng quan điểm với Einstein nên tôi xin trích dẫn ý kiến của ông.

21/12/13

427. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY

          Phương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan niệm khác biệt. Bộ ảnh đồ họa dưới đây sẽ đề cập tới sự khác biệt đó dưới góc nhìn gắn gọn, hài hước, thú vị, đầy tính chiêm nghiệm.
          Một nghệ sĩ trẻ người Trung Quốc có tên Yang Liu hiện đang sinh sống tại Đức vừa cho ra mắt bộ ảnh đồ họa có tên “East Meets West” (Đông Tây gặp gỡ). Bộ ảnh cho thấy sự khác biệt trong đời sống văn hóa - xã hội giữa phương Đông và phương Tây.
          “Đông Tây gặp gỡ” thể hiện cách nhìn vừa chính xác vừa hài hước về sự khác biệt muôn thuở. Nghệ sĩ Yang Liu cho biết: “Những thông tin được thể hiện trong bộ ảnh đồ họa này mang ý nghĩa tương đối cá nhân, dựa trên những trải nghiệm và cảm nhận của bản thân tôi sau gần hai thập kỷ sinh sống ở Châu Âu”.

17/12/13

426. CHUYỆN LOÀI NGỰA

                Giám mã Sancho Pancha 
                     ghi theo lời kể của ngựa còm Rossinante
                                              Năm Ngọ kể chuyện "ngựa" !         

        Ngày xửa ngày xưa, loài ngựa sống hoang dã trong rừng sâu bóng tối. Từ đời này qua đời khác, loài ngựa chịu làm "thân trâu ngựa" cho các giống vật mạnh hơn mình.

          Ngựa chỉ biết cung cúc kéo xe, thay trâu kéo cày; những con khỏe mạnh hơn được xung vào đội "kị mã" tham gia chiến trận và chịu số phận "da ngựa bọc thây".
          Ý thức được thân phận của mình, ngựa đề ra cương lĩnh "một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" để tập hợp bầy đàn rồi "chiêu binh luyện mã" nơi rừng sâu rú thẳm. Và khi thời cơ đến, chúng cùng nhau làm được môt cuộc "cách mạng" vùng lên thoát "kiếp trâu ngựa".

16/12/13

425. MỘT THOÁNG QUÊ HƯƠNG

          Tản văn  Mộc Nhân 
Cầu Ái Nghĩa
           Nhìn quanh mọi nẻo mới nhận ra cái thị trấn nào cũng có một dòng sông, một cây cầu và một cái chợ - tất nhiên rồi - vì "thị" có nghĩa là chợ ... Có thể có thị trấn nào đó nằm bên dòng sông nhưng cũng có những thị trấn bị chia đôi bởi dòng sông và cây cầu là gạch nối hai khu của miền trấn ấy. Thị trấn Ái Nghĩa thuộc kiểu loại thứ hai: có dòng sông Vu Gia (nhánh sông đào) chảy qua; có cầu Ái Nghĩa mấy mươi năm thay hình đổi dạng mà vẫn tọa mố trên bến xưa.
          Ngày còn đi học tôi hay gọi cầu này là "Chiếc cầu trên sông Drina" - đó là tên một tác phẩm lớn của nhà văn Nam Tư - Ivo Andric.  Truyện viết về một chiếc cầu nổi tiếng, kiến trúc đẹp xây trên sông Drina ở Vichégrad. Mọi biến cố ở hai miền đất bên cầu sông Drina đều được tác giả chứng kiến và ghi lại: nạn lụt, loạn lạc, bệnh dịch, chiến tranh, mưu sinh và những cuộc tình, những cái chết ...  

15/12/13

424. THƯ GIÃN MÙA GIÁNG SINH

Lấy từ sách"Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar" của T. Cathcart & D. Klein
                        Lời bình: Mộc Nhân Thịnh
           Mọi truyện cười không chỉ để cười mà còn ẩn chứa những ý nghĩa nào đó ...

Đây là quyển sách mình rất thích, các vấn đề triết học, tâm lí học, thần học...
khỏi cần vân dụng đến các tư duy triết học hay phân tâm học của Freud...
để hiểu bản chất hiện tượng mà chỉ cần đọc và hiểu qua các câu chuyện vui.
Vậy thôi.
 

          1. NIỀM TIN CỰC ĐOAN
          Một bà cụ theo Cơ Đốc giáo sáng nào cũng ra đứng trước nhà và kêu lên: "Đội ơn Chúa !".
          Bên nhà hàng xóm có người vô thần nghe vậy thì hét lên đáp lại : "Làm gì có Chúa !"
          Cứ tiếp diễn như thế trong một thời gian dài: "Đội ơn Chúa !" - "Làm gì có Chúa" ... "Đội ơn Chúa !" - "Làm gì có Chúa" ...
          Một dạo, bà cụ trở nên túng thiếu nên bà lại ra trước nhà xin Chúa cứu giúp và ... "Đội ơn Chúa !"
          Sáng hôm sau bà ngạc nhiên thấy trước cửa có thức ăn để sẵn trong hộp .
          Tất nhiên bà ta nói : "Đội ơn Chúa !".
          Lúc này, anh hàng xóm vô thần nấp sẵn bên hàng rào nhảy ra và cười nhạo : "Ha ha! Đồ ăn này tôi mua cho bà đó. Làm gì có ông Chúa nào ban cho !"
          Bà lão nhìn ông ta, mỉm cười rồi kêu to: "Đội ơn Chúa ! Chúa không chỉ ban thức ăn cho con mà còn bắt quỉ Satan trả tiền và Chúa khiến con lừa mang đến đây nữa ! Đội ơn Chúa !"
          !!!
          ***
          Lời bình MN: Không có điểm chung giữa những người cực đoan.

423. HAPPY NEW YEAR

      Ca khúc “Happy New Year” - ABBA
                                    Phỏng dịch lời Việt: Mộc Nhân

10/12/13

422. THẦY CỦA KHỔNG TỬ

          Phạm Lưu Vũ         
Tục nhân lỡ một người thầy thì ôm hận suốt đời. Thánh nhân lỡ một người thầy thì ôm hận nghìn thu. Tục nhân ôm hận vì không gặp cơ hội được trên người. Thánh nhân ôm hận vì cảm thấy có lỗi nặng với những đời sau. Việc hôm nay, té ra có nguyên do từ bao đời trước nữa. Ví dụ cái chuyện thật, giả của muôn đời. Muôn đời thật thà là món trang sức rẻ tiền của dối trá, dối trá là chủ nhân đích thực của thật thà. Than ôi! cái đạo nói thật chẳng phải tầm thường. Đến thánh nhân cũng muốn cầu còn chẳng được. Thế gian xưa nay vẫn leo lẻo đấy, cứ tưởng mọi chuyện rồi sẽ rõ như ban ngày. Vậy mà rốt cuộc, tìm mãi có thấy tí sự thật nào đâu. Chung quy cũng tại một bận lỡ làng của bậc Vạn Thế Sư mà sinh ra cả…

6/12/13

421. VĂN HÓA XẾP HÀNG VÀ NỖI XẤU HỔ

           Nguyễn Quang Thân
Chen lấn để được ăn sushi miễn phí !
          Người ta trưng bày những cây anh đào mang từ Nhật Bản sang cho mình xem hoa, chơi hoa. Dân mình (đa số là nam thanh nữ tú Hà Nội) hái hoa, vặt cành mang về nhà…chơi riêng. Chen lấn, dẫm đạp, xô đẩy, chửi bới nhau ầm trời. Thảm hoa thành thảm họa, tiếng lành đồn xa, tiếng xấu đồn xa, dư luận cả nước đau lòng một dạo.

23/11/13

420. DÙ TUỔI MÌNH

                   Mộc Nhân
                                      - Thân tặng Nguyễn Dưỡng



                   Tuổi mình
                   còn tắm mưa rào
                   rửa trôi gió bụi
                   thấm vào bâng khuâng
                   mùa thu rực
                   rỡ nắng xuân
                   hồn lên 
                   hồng má 
                   tưng bừng tàn đông

20/11/13

419. NGƯỜI THẦY

          Mộc Nhân - Kính tặng thầy tôi
 
Bạn K81 gặp mặt nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
          bụi phấn
          trải trên bục giảng từ những dòng thầy ghi
          bụi trắng hôm nay
          để ngày mai em bớt vẩn bụi vào đời
          dù phía trước có những mịt mờ
          gập ghềnh con đường thầy dẫn về ánh sáng

19/11/13

418. ALBERT EINSTEIN ĐÃ NÓI

        
          Có thể bạn sẽ tìm thấy cảm hứng cần thiết để vượt qua khó khăn khi nghiền ngẫm 20 câu nói nổi tiếng của Albert Einstein sau đây :

417. THƯA THẦY

         Hữu Thỉnh 

          Trước ngọn thước là con đường xa tắp
          Bông hoa nào cũng vẻ bình yên
          Và em tin, qua cay đắng vẫn tin
          Những ngọn suối không làm tan bóng lá

          Đã vấp ngã
          thưa thầy
          nhiều vấp ngã!
          Chẳng ở đâu xa, ở ngay giữa con người
          Em bước đi lặng lẽ nghĩ về thầy
          Đời mau quá, vui buồn chưa kịp cũ

          Đời mau quá, tóc thầy khói phủ
          Giáo án mong manh bão giật đời thường
          Cây trước cửa gió ở ngoài trang vở
          Thầy một mình vật vã với văn chương

          Đang mưa bão đường về sông nước ngập
          Giở trang Kiều thầy giảng chạnh lòng đau.
 -----------------------------------------------------------------------
          * Lời bình của Nguyễn Ngọc Phú

18/11/13

416. CHU VĂN AN - ĐỨC ĐỘ NHÀ GIÁO

      Mộc Nhân - Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
                  (Bài đã đăng trên "Tạp chí Dạy Học Ngày Nay" số đặc biệt tháng 11/ 2013)
          I. Tiểu sử:
         
Chu Văn An tên thật là Chu An, tên chữ là Linh Triệt, khi về ẩn cư thì xưng hiệu là Tiều Ẩn, sinh tại làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Sử sách không chép rõ ông sinh năm nào, nhưng theo thần tích tại đình làng Thanh Liệt, nơi thờ ông làm Thành Hoàng, thì ông sinh năm Nhâm Thìn 1292 và mất năm Canh Tuất 1370. Khi ông mất vua truy tặng tước Công (tước lớn nhất trong năm tước mà người ngoài hoàng tộc có thể được phong dưới thời phong kiến) kèm theo hai chữ Văn Trinh (Văn Trinh Công - vì vậy người đời sau mới gọi ông là Chu Văn An) ban hiệu Khang Tiết Tiên Sinh và được đem vào thờ trong Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử xem ông ngang hàng với các bậc thánh hiền ngày xưa. Đó là một điều hết sức hiếm có. Người dân ở làng quê của ông thì tôn thờ ông làm Thành hoàng. Người ta gọi ông là “Đức thánh Chu”, “Đức Thánh Văn”. Qua đó mới thấy, ngay cả khi đã qua đời, đạo đức của Chu Văn An vẫn tiếp tục sáng ngời.

415. TẢN MẠN VỀ NGHỀ GIÁO

         Lê Đức Thịnh  - Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11  
   
     
          Dân tộc ta từ lâu vốn có truyền thống tốt đẹp "Tôn sư trọng đạo", bởi mọi người đều ý thức được rằng: "Không có thầy giáo thì không có giáo dục". Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang, các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người. 
          Ngày Nhà giáo lại đến, chúng ta lại có dịp cùng chia sẻ những cảm xúc bâng khuâng, lắng đọng xen lẫn niềm vui sướng tự hào về nghề dạy học –  nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo (Phạm văn Đồng).

15/11/13

414. THƠ PHẠM THẾ CHẤT

                   1. GỞI CỎ SÂN TRƯỜNG
                        Phạm Thế Chất - Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam



                    Cỏ của xưa
                    Lặng thầm xanh
                    Sân trường tươi nắng

14/11/13

413. KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ HÁN VIỆT

          Nguồn: CRI - China Radio International
          1. Nhất minh kính nhân:
          Có ý chỉ người bình thường chẳng có tiếng tăm gì, những bỗng nhiên có lời nói, hành động sáng suốt (nhất minh) khiến mọi người phải kinh ngạc (kính nhân).
          Chuyện kể: Thời Xuân Thu Chiến Quốc, Tề Uy Vương lên ngôi vua vào lúc 13 tuổi, suốt ngày ăn chơi không hề quan tâm tới việc nước. Các đại thần trong triều đều vô cùng lo lắng, nhưng đều không ai dám khuyên can nhà vua. Có đại thần tên là Quách Vu Kinh một hôm vào cung nói với Tề Uy Vương rằng: "Hiện có một con chim khủng lồ đang đậu trên nóc cung điện của nước Tề đã bao năm rồi mà nó vẫn không hề cất cánh bay và hót lên một tiếng. Đại vương có biết vì sao không ?". Tề Uy Vương biết đây có ý ám chỉ mình bèn nói rằng: "Đó không phải là con chim bình thường, nó đã không bay thì thôi, mà đã bay thì có thể xuyên qua vạn tầng mây, kêu một tiếng là có thể làm kinh động cả thiên hạ". Từ đó, Tề Uy Vương không còm đắm mình trong tửu sắc nữa, mà dốc sức chuyên tâm việc nước, nhà vua triệu gặp 72 huyện lệnh trong cả nước, thưởng cho người có công, phạt kẻ có tội, đồng thời áp dụng một loạt biện pháp phát triển sản xuất, tăng cường lực lượng quân đội. Ít lâu sau, nước Tề trở nên dân giàu nước mạnh, nhà vua khởi binh đánh bại nước Ngụy, thu hồi đất đai bị lấn chiếm. Từ đó, nước Tề luôn là một cường quốc trong suốt 37 năm Tề Uy Vương tại vị.

11/11/13

412. TẢN MẠN BÃO HAIYAN

      Mộc Nhân
                    Siêu bão Haiyan dưới cái nhìn của các "nhà":
1. Dưới cái nhìn của nhà đạo diễn "phim thảm họa":

- Cơn bão "hủy diệt" ngoài sức tưởng tượng của mọi đạo diễn lừng danh ở Hollywood.
- Nhóm quay phim của đài CNN (Mỹ) mô tả: "Trong thời gian bão hoành hành, tiếng gió gầm rú đinh tai nhức óc ... tiếng các mảnh vỡ bay vèo vèo và va vào nhau loảng xoảng như sấm sét. Khách sạn bằng bê tông nhưng bạn có thể cảm nhận được cả khách sạn rung lắc. Toàn thành phố mất điện, rồi bắt đầu có hỏa hoạn, đường chân trời sáng lên vì sấm chớp, cả thành phố bốc cháy, nước tràn ngập khắp mọi nơi, nhưng lại không dập được các đám cháy, thế là biển lửa theo sau biển nước xuất hiện ở Tacloban... - 12.000 người chết hoặc mất tích và 90% nhà cửa, công trình nơi bão đi qua đều sập đổ !"

8/11/13

411. ĐÁNH GIÁ VĂN CỦA HỌC SINH GIỎI

      Lê Đức Thịnh  (Bài đăng trên GD&TĐ số "Chủ nhật đặc biệt" / 42)
Cái đúng và cái đẹp là hai mặt của văn chương. Yêu cầu đối với việc đánh giá học sinh khi viết một bài văn hay bài làm môn Toán, Lí, Hoá, Ngoại ngữ... là đúng - sai. Nhưng bài làm văn - nhất là bài của học sinh giỏi - còn được định giá bằng một tiêu chí vô cùng quan trọng và mang tính quyết định, đó là hay - dở.
Đạt tiêu chuẩn
Một bài văn học sinh giỏi được đánh giá là tốt phải đảm bảo hai tiêu chuẩn: vừa đúng vừa hay. Hai thành phần đó có quan hệ tác động qua lại với nhau một cách mật thiết và chặt chẽ. Trong mỗi bài văn, cái đúng là cơ sở cho cái hay tồn tại, phát triển; Cái hay làm tăng giá trị của cái đúng. Không đúng thì không thể hay, ngược lại không hay thì đúng cũng chẳng có được giá trị cần thiết.

25/10/13

410. THIÊN TRƯỜNG VÃN VỌNG

           Mộc Nhân         

             "Thiên Trường vãn vọng"
  (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) là một trong những bài thơ tiêu biểu cho đặc điểm của thơ Trần Nhân Tông: hồn thơ đầy cảm xúc trước thiên nhiên tạo vật - những vẻ đẹp của ngoại giới đều có sự tương thông với tâm Thiền nên thấm đẫm Thiền vị. 

                  "Thôn hậu thôn tiền  đạm tự yên,
                  Bán vô bán hữu tịch dương biên.
                  Mục  đồng địch lí ngưu quy tận,
                  Bạch lộ  song song phi hạ điền".

23/10/13

409. ROBINSON CRUSOE - DANIEL DEFOE

             (Tư liệu Ngữ Văn 9)
1. Robinson trước khi ra đảo - phác thảo nhân vật của thời đại:
Khác với những chuyện phiêu lưu cùng thời, nhân vật Robinson không phải trải qua nhiều biến cố khác nhau. Chỉ sau một vài sự kiện, tiểu thuyết dừng lại ở đảo hoang và triển khai phần lớn tác phẩm cho đến kết thúc. Ngày Robinson đặt chân lên đảo có thể xem là cột mốc ranh giới đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời và cả trong tính cách của anh.
Robinson đã được xây dựng thành một mẫu người tiêu biểu của thời đại. Ðây là hình tượng tầng lớp trung lưu ở nước Anh thế kỉ 18 trong đó có bản thân nhà văn. Nếu có bóng dáng nhà văn trong nhân vật Robinson thì chủ yếu là ở nhữngđường nét khái quát ấy.

408. EMINLE hay VỀ GIÁO DỤC

             (Tư liệu Ngữ văn 8)
         
Có thể nói, nhắc đến J.J. Rousseau, người ta không thể không nhắc đến hai tác phẩm "Bàn về khế ước xã hội""Emile hay về giáo dục". Nếu như Bàn về khế ước xã hội đã trở thành thánh kinh chính trị đối với những người theo phái Jacobins (biểu tượng của Cách mạng Pháp thời kỳ đỉnh cao), với lý luận về việc cần thiết phải xây dựng một xã hội dân chủ lý tưởng và những phương pháp để thực thi mô hình Nhà nước “hợp lý tính" trong xã hội đó, đề cao tự do và bình đẳng chính trị cho mọi công dân, thì Emile, hay vấn đề giáo dục chính là "tuyên ngôn giải phóng tuổi trẻ " với lý luận đòi tự do cho con người cá nhân ở lứa tuổi thiếu niên. Xuyên suốt năm quyển - tương ứng với năm giai đoạn phát triển khác nhau của thời kỳ niên thiếu, từ lúc mới sinh ra cho đến khi trở thành một công dân trong xã hội - tư tưởng của Rousseau đều nhằm vào một mục đích duy nhất là tạo ra mẫu người công dân tự do cho một xã hội dân chủ lý tưởng, chống lại chủ trương giáo dục nhằm tạo ra mẫu người nô lệ của giáo hội và tay sai của Nhà nước phong kiến.

407. DON QUIJOTE - CERVANTES

         (Tư liệu Ngữ văn 8)
I. TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
Nhà văn Miguel de Cervantes sinh năm 1547 tại một thị trấn gần thủ đô Madrid. Trường đại học Madrid là một trung tâm nhân văn chủ nghĩa nổi tiếng thời bấy giờ. Ông cụ thân sinh nhà văn làm nghề thây thuốc, thuộc dòng dõi tiểu quí tộc. Cervantes có 7 anh chị em, theo cha chuyển cư nhiều nơi mãi sau mới định cư ở Madrid, cha vẫn làm thầy lang nghèo. Cervantes may mắn được học hết bậc đại học.

18/10/13

406. TẢN MẠN CHUYỆN BẠN

                    Mộc Nhân
                              (Tặng những người bạn: Bạn K81,  Bạn Lương Sơn Bạc)                     



          Một trong những hạnh phúc trên đời này là tình bạn. Điều này thì ai cũng dễ dàng đồng ý. Nhưng để có tình bạn thì cần có những người bạn thực sự. Như thế nào gọi là một người bạn?
          Thay vì định nghĩa về "bạn", hãy thử suy ngẫm vài lời có cánh: "Bạn trong cơn hoạn nạn mới là bạn chân tình"; "Trong sự cô đơn, trong đau ốm, trong bối rối - nhận thức về tình bạn khiến ta có thể bước tiếp, thậm chí ngay cả khi bạn ta bất lực không thể giúp ta. Họ ở đó là đủ rồi"; "Tình bạn không phai nhạt bởi không gian hay thời gian, bởi sự giam cầm của chiến tranh, bởi khổ đau hay sự im lặng. Chính trong những thứ đó mà nó bắt rễ sâu nhất. Chính từ những thứ đó mà nó nở hoa".

14/10/13

405. TIỄN BIỆT ĐẠI TƯỚNG

                        Tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào thiên thu
                                                                                                       Đinh Công Tôn
                        
                         Ở GIỮA NGHĨA TÌNH

                        Khi ông chào đời
                        Mẹ chôn cuống nhau
                        Nhắc ông đừng quên xứ sở
                        Một trăm năm trường chinh mỏi gót
                        Phút dừng chân cuối đời
                        Ông trở về nối lại cuống nhau

11/10/13

404. ALICE MUNRO - NOBEL VĂN CHƯƠNG 2013

          Trong entry này có các nội dung:

           I. NOBEL VĂN CHƯƠNG 2013: ALICE MUNRO
           II. ĐÁNH GIÁ VỀ NOBEL VĂN CHƯƠNG 2013
           III. NHỮNG NHẬN ĐỊNH VỀ ALICE MUNRO
          IV. Ý KIẾN TRÁI CHIỀU: NOBEL VC 2013 LÀ MỘT TRÒ ĐÙA
           V.  TRUYỆN NGẮN "TRỐN CHẠY"  
           VI. GIỚI THIỆU VỀ TRUYỆN NGẮN "TRỐN CHẠY"
                              ***
           
           I. NOBEL VĂN CHƯƠNG 2013

         Mộc Nhân - tổng hợp từ nguồn BBC, RFI
         
Alice Munro, nhà văn Canada
Nobel Văn chương 2013
Alice Munro, một nhà văn Canada 82 tuổi, nổi tiếng nhờ truyện ngắn, được trao giải Nobel Văn học hôm thứ Năm. Ủy ban Nobel Thụy Điển vào đúng 1 giờ trưa ngày 10/10/2013 thông báo ngắn gọn: Giải thưởng Văn học 2013 được trao về tay nhà văn Canada Alice Munro, Viện Hàn lâm Thụy Điển gọi bà là “bậc thầy của truyện ngắn đương đại”. Đây là lần đầu tiên giải Nobel Văn học vinh danh một nhà văn viết truyện ngắn.
          Năm nay mọi người chờ đợi giải Nobel Văn học 2013 được trao về tay Svetlana Alexievith - nữ văn sĩ Bélarus hay Haruka Murakami - tiểu thuyết gia Nhật Bản thì Ủy ban Nobel Thụy Điển lại bất ngờ vinh danh một tác giả ít được biết đến.  Alice Munro là phụ nữ Canada đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học và là nhà văn nữ thứ 13 có tên trong bảng vàng Nobel từ trước đến nay.

403. THƠ NGUYỄN HẢI TRIỀU

        Chùm thơ Nguyễn Hải Triều - trại sáng tác Đại Lải 09 - 2013
           PHƯƠNG BẮC           

          Bất chợt nơi không em đầy gió
          Liu phiu mặt nước hồ xa
          Núi phơ phất sương chiều lờ mờ mây khói
          Đại Lải trầm tư
          Cổ tích trong tôi bóng dáng quê nhà… 

7/10/13

402. CHUYỆN BÙI GIÁNG

               Kỷ niệm 15 năm ngày mất của thi sĩ Bùi Giáng (7/10/1998-7/10/2013)

          dinhphuong2011 - tổng hợp từ nhiều nguồn. 

            1. Vài đoản văn ngồ ngộ của Bùi Giáng (bản thảo viết tay chưa xuất bản) :
            - "Ông Trời chất vấn ông điên":
            Rằng: “Tại sao chú mày đánh đấm con vợ của chú mày như thế?”. “Tại vì nó có lỗi”. “Có lỗi như thế nào?”. “Tôi thì hằng năm tôi tắm rửa một lần để ăn tết. Còn nó thì mỗi ngày nó mỗi tắm… tức không chịu nổi!”. “Ủa, nó tắm rửa cho sạch sẽ thơm tho có gì đâu mà gọi là tội lỗi?”. “Nhưng mà nó càng sạch sẽ thơm tho bao nhiêu, thì thiên hạ càng thấy rõ cái dơ dáy thối tha của tôi bấy nhiêu. Có phải rằng nó có ý muốn vạch rõ cái thối tha bẩn thỉu của tôi? Tôi mang mặc cảm bấy lâu nay. Còn đâu hài hòa vợ chồng tâm đầu ý hiệp chứ”. Rồi “ông điên” muốn bỏ vợ để lấy “gái sa mạc” vì “sa mạc khô khan quanh năm, đâu có nước giếng nước biển nước sông để tắm cho nhiều”. Ông Trời gật gù: “À ra thế ấy, lọ là thế kia!”…

4/10/13

401. HAIKU NGẪU HỨNG TIẾT ĐIỆU

          Huỳnh Minh Tâm

           LTS - Mộc Nhân : Haiku là loại thơ độc đáo của Nhật Bản và là loại thơ ngắn nhất trên thế giới. Một bài thơ Haiku có ba dòng, dòng đầu và dòng cuối có năm âm, dòng giữa có bảy âm tổng cộng 17 âm không theo vần điệu. Tiếng Việt là tiếng đơn âm nên mỗi chữ là một âm, còn tiếng Nhật là tiếng đa âm nên mỗi chữ có thể gồm nhiều âm - vì vậy câu thơ Haiku dù chỉ có một, hai, ba từ nhưng có thể là 17 âm (5 -5-7) có khi biến thể đến 18 âm (5 -7- 6 hay 5- 8- 5).

            Thơ Haiku là sự kết hợp giữa màu sắc, âm thanh, hình ảnh chọn lọc trong tương quan thời gian, không gian ... chữ nghĩa cô đọng, hình thức ngắn gọn. Hiện thực hiện tiền đang là (to BE - now) được nhà thơ ghi lại trong khoảnh khắc, không mô tả cảm xúc, không bình luận chủ quan nhưng mang theo hàm nghĩa ẩn dụ sâu xa, mở ra tư duy, sự tưởng tượng phong phú tùy theo sự trải nghiệm hoặc đốn ngộ của mỗi cá nhân.
           Thơ Haiku hiện đại không giới hạn số chữ hoặc số âm trong mỗi câu, tuy nhiên vẫn giữ hình thức 3 câu. 
           Ðọc thơ Haiku, dường như tác giả chỉ chia sẻ với người đọc một sự kiện, hình ảnh, trạng thái khách quan nhưng người đọc vẫn có thể nghiệm được tình cảm, niềm vui, thấu ngộ về sự sống, vũ trụ, con người ... một cách sâu sắc, tế nhị trong sự giao hòa, cộng hưởng giữa tác giả và người đọc.
            Cái hay của thơ Haiku đến với người đọc không qua bình luận, phân tích, diễn giải - bởi mỗi bài thơ Haiku chứa "Cả vũ trụ trong một hạt cát" (W. Blake) - mà qua sự cảm nhận, lắng đọng, liên hệ tinh tế mang đậm chất thiền tịnh.
***
            Nhà thơ Huỳnh Minh Tâm sau nhiều năm lăn lóc cùng Trường ca, trầy trật Hậu hiện đại, tung tăng Lục bát ... nay lại quay về Haiku. Đó không phải là một thử nghiệm mà dường như là một sự thức ngộ trên con đường sáng tạo trong "trò chơi ngôn ngữ" của mình.
            Hay cũng có thể nói Huỳnh Minh Tâm đã nhận ra "Sức mạnh của hiện tiền phi thời gian" (The Power of Now) từ Haiku.
            Hãy thử đọc một số bài Haiku của HMT từ "Haiku ngẫu hứng tiết điệu".

3/10/13

400. HỤT HẪNG VĂN HÓA ĐỌC

Lê Đức Thịnh
       (Bài đăng trên Báo Giáo dục & Thời Đại số ra ngày 01 / 10 / 2013 )

(GD&TĐ) - Văn hoá đọc là một khái niệm thể hiện thái độ ứng xử và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội và của mỗi cá nhân trong xã hội gồm ba thành phần: Thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ba điều ấy được xây dựng và phát triển suốt cuộc đời mỗi người. Xây dựng thói quen đọc phải được bắt đầu từ tuổi ấu thơ, còn trong quá trình học tập, thầy cô giáo sẽ hướng dẫn các kỹ năng đọc cho các em. Đặc biệt mỗi cá nhân phải tự phát hiện ra sở thích đọc của chính họ và tự hoàn thiện kĩ năng đọc của mình.

29/9/13

399. CÁNH CỬA HÒA BÌNH

         Mộc Nhân 
                     
Thư viên Anh Quốc (British Library) ghi nhận sách CÁNH CỬA HÒA BÌNH : 
"It is very much appreciated. I will catalogue and put the item on shelf
so as to allow our readers to call up the item"
Giới thiệu sách "CÁNH CỬA HÒA BÌNH" Tiến sĩ Văn chương Nguyễn Đức Huynh và Tiến sĩ Triết học Châu Ngọc Ẩn - viết về Lê Quý Long.
Lê Quý Long sinh năm 1945 tại làng Vĩnh Phước, nay thuộc xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Trước năm 1975 là giáo sư Đại Học Văn khoa Huế. Hiện nay ông đang sống tại thành phố HCM - làm thơ, viết sách. Những tác phẩm đã xuất bản của ông gồm:

28/9/13

398. THƯ GIÃN CUỐI TUẦN

           Nguồn: dinhphuong2011
 1. CHUYỆN TỤC NGỮ


Mấy chú nhóc Catu ở khe Đồng Râm - Photo MocNhan
          Bốn người khách vốn thuộc hạng văn thi sĩ ... vào một quán nhậu. Trong khi chọn món ăn, cô hầu bàn đến cười duyên : “Em rót bia cho mấy anh nhé?”
          Anh A liền tán : “Xin lỗi, em mỹ danh là gì, ở đâu ?”
          Cô cười dịu dàng: “Hỏi quê… rằng biển xanh dâu, Hỏi tên… rằng mộng ban đầu đã xa”.
          Anh B vỗ đùi: “Úi chà ! Giỏi thơ thiệt ! Tuyệt vời. Rót bia đi”.
          Anh C đon đả : “Lấy thêm ly. mời Em cùng ngồi uống cho vui”.

27/9/13

397. CÁC THỨ CON

           Nguyễn Hưng Quốc       

Về phương diện ngôn ngữ, hình như trên cơ thể con người chỗ nào cũng thoang thoảng mùi... các loài vật: thú vật, súc vật, côn trùng, chim cá, và cả các giống vật chỉ có trong huyền thoại. Này nhé, đầu thì có đầu hổ, đầu trâu, đầu chó, đầu rồng, đầu hươu, đầu rái cá, đầu voi, đầu rắn...; mặt thì có mặt chuột, mặt dơi, mặt khỉ, mặt ngựa, mặt gà mái; mắt thì có mắt lươn, mắt cú vọ, mắt phượng, mắt bồ câu, mắt nai, mắt ếch, mắt ốc bươu; mũi thì có mũi kéc, mũi trâu, mũi kỳ lân; râu thì có râu hùm, râu dê hay râu cá trê; miệng thì có miệng hùm, miệng cá ngao, miệng lằn (lưỡi mối); lưng thì có lưng ong, lưng tôm; chân thì có chân voi, chân le, chân vịt; còn trong nội tạng thì nào là phổi bò, gan sứa, gan thỏ hay gan cóc tía, nào là máu dê, ruột ngựa, dạ sói, lòng lang, v.v...

396. HỌC THẦY - HỌC BẠN

           Mộc Nhân          
           Dân tộc ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo. Để tỏ lòng tôn trọng, biết ơn thầy giáo và ghi nhận vai trò to lớn của thầy giáo đối với sự thành đạt của mỗi cá nhân, tục ngữ ta có câu: "Không thày đố mày làm nên". Nhưng với tinh thần hiếu học nhân dân ta lại khuyên bảo: "Học thầy không tầy học bạn".
          Phải chăng hai câu tục ngữ thể hiện hai quan niệm dường như mâu thuẫn ?

395. NÓI LÁI

          Mộc Nhân 
         

"Nói lái" là kiểu chơi chữ bằng cách giao hoán âm đầu, vần và thanh điệu hoặc trật tự của các tiếng để tạo thành từ mới, nghĩa mới khác hẳn với nghĩa cũ  phù hợp với mục đích giao tiếp. Khi nói lái, người ta tránh không nói thẳng chữ muốn nói; mà người nghe vì không tinh ý, nhất thời không nhận ra nên xảy ra nhiều hội thoại vô cùng lý thú.

22/9/13

394. THÁNG CHÍN

                                Mộc Nhân

                   1. 
                   Tháng chín
                      hong
                         giấc chiêm bao
                            đêm
                              nghe cỏ úa
                                 ngọt ngào gió xa
                                    cồn lay
                                       nửa bóng trăng
                                                              tà
                                      mình ta
                                           ve
                                               vuốt nhạt nhòa
                                                   tóc thưa