Huỳnh Minh Tâm
LTS - Mộc Nhân : Haiku là loại thơ độc
đáo của Nhật Bản và là loại thơ ngắn nhất trên thế giới. Một bài thơ Haiku có
ba dòng, dòng đầu và dòng cuối có năm âm, dòng giữa có bảy âm tổng cộng 17 âm
không theo vần điệu. Tiếng Việt là tiếng đơn âm nên mỗi chữ là một âm, còn tiếng
Nhật là tiếng đa âm nên mỗi chữ có thể gồm nhiều âm - vì vậy câu thơ Haiku dù
chỉ có một, hai, ba từ nhưng có thể là 17 âm (5 -5-7) có khi biến thể đến 18 âm
(5 -7- 6 hay 5- 8- 5).
Thơ Haiku là
sự kết hợp giữa màu sắc, âm thanh, hình ảnh chọn lọc trong tương quan thời
gian, không gian ... chữ nghĩa cô đọng, hình thức ngắn gọn. Hiện thực hiện tiền
đang là (to BE - now) được nhà thơ ghi lại trong khoảnh khắc, không mô tả cảm
xúc, không bình luận chủ quan nhưng mang theo hàm nghĩa ẩn dụ sâu xa, mở ra tư
duy, sự tưởng tượng phong phú tùy theo sự trải nghiệm hoặc đốn ngộ của mỗi cá
nhân.
Thơ Haiku hiện đại
không giới hạn số chữ hoặc số âm trong mỗi câu, tuy nhiên vẫn giữ hình thức 3
câu.
Ðọc thơ Haiku,
dường như tác giả chỉ chia sẻ với người đọc một sự kiện, hình ảnh, trạng thái
khách quan nhưng người đọc vẫn có thể nghiệm được tình cảm, niềm vui, thấu ngộ
về sự sống, vũ trụ, con người ... một cách sâu sắc, tế nhị trong sự giao hòa, cộng
hưởng giữa tác giả và người đọc.
Cái hay của
thơ Haiku đến với người đọc không qua bình luận, phân tích, diễn giải - bởi mỗi
bài thơ Haiku chứa "Cả vũ trụ trong
một hạt cát" (W. Blake) - mà qua sự cảm nhận, lắng đọng, liên hệ tinh
tế mang đậm chất thiền tịnh.
***
Nhà thơ Huỳnh
Minh Tâm sau nhiều năm lăn lóc cùng Trường ca, trầy trật Hậu hiện đại, tung
tăng Lục bát ... nay lại quay về Haiku. Đó không phải là một thử nghiệm mà
dường như là một sự thức ngộ trên con đường sáng tạo trong "trò chơi ngôn
ngữ" của mình.
Hay cũng có
thể nói Huỳnh Minh Tâm đã nhận ra "Sức
mạnh của hiện tiền phi thời gian" (The Power of Now) từ Haiku.
Hãy thử đọc
một số bài Haiku của HMT từ "Haiku ngẫu hứng tiết điệu".
Thức
giấc
Gió
mát
Trăng
thanh
2. Vũ thủy 18-19/ 2
Nắng
hồng chon von
Chợt
mưa bay
Vô
tình
3. Kinh trập 5-6/ 3
Sấm
vang
Côn
trùng dậy
Hoa
bay
4. Xuân phân 20-21/ 3
Bất
trùng lai
Gặp
Vô
đơn chí
5.Thanh Minh 4-5/ 4
Mười
năm không về
Mộ
mẹ
Cỏ
xanh
6. Cốc vũ 20-21/ 4
Áo
phong phanh
Mưa
lạnh
Đường
dài
7. Lập hạ 5-6/ 5
Bó
gối
Mơ
Hoa
phượng nở
8. Tiểu mãn 21-22/ 5
Nước
chớm bờ khe
Cô
gái
Đùa
cá
9. Mang chủng 5-6/ 6
Gieo
mạ mùa Tua Rua
Chẳng
gặp Tua Rua
Mạ
đâu
10. Hạ chí 21-22/ 6
Tiếng
ve ran
bờ
cỏ
con
dế ngủ
11. Tiểu thử 7-8/ 7
Nắng
hồng trên cánh đồng
Chiều
xuống
Ong
bay
12. Đại thử 22-23/ 7
Mồ
hôi chảy dài
Áo
phai
Tình
nhạt
13. Lập thu 7-8/ 9
Rắc
vài lá vàng
Con
đường làng
Lang
thang
14.
Xử thử 23-24/ 8
Mưa
ngâu
Tìm
người không gặp
Cá
lội ao sâu
15.
Bạch lộ 7-8/ 9
Nắng
thơm trên cành cam
Đôi
chim sẻ
Đùa
giữa sân
16.
Thu phân 23-24/ 9
Cúc
nở vàng đầy
Hẹn
mãi
Chưa
về bên em
17.
hàn lộ 8-9/ 10
Gió
vướng cành tre
Nước
êm trên chái
Chẳng
đi chẳng về
18.
Sương Giáng 23-24/ 10
Trăng
núi nhạt nhòe
Bầy
chồn ra khe
Nhìn
nước chảy
19.
lập đông 7-8/ 11
Mặc
áo bông
Nhớ
mẹ
Ngọn
lửa hắt hiu
20.Tiểu
tuyết 22-23/ 11
Mưa
phùn
Quê
nhà
Xa
xôi
21.
Đại tuyết 7-8/ 12
Gió
bấc
Mây
nước
Ngậm
ngùi
22.
Đông chí 21-22/ 12
“Đêm
qua
Sân
trước
Một
nhành mai”
23.
Tiểu hàn 5-6/ 1
Năm
mươi chưa tới
Đầu
Chớm
bạc
24.
Đại hàn 20-21/ 1
Thức
giấc
Hai
tay
Cóng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét