31/10/14

499. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN

          Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh
                                                   (Nội dung trao đổi trong một chuyên đề)
Vấn đề nội dung và phương pháp dạy văn bản không bao giờ ngưng những lời bàn cãi, đổi mới vì bản thân văn học nghệ thuật là sự chuyển động sáng tạo từ tác giả đến bạn đọc có thông qua hình tượng, cảm xúc và trình độ thưởng thức văn chương của mỗi cá nhân. Và tùy theo cách nhìn nhận vấn đề rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn bản cho học sinh mà người dạy có cách tiếp cận phương pháp khác nhau.

30/10/14

498. NHỮNG NỖI RỜI RẠC

                   
        Những nỗi rời rạc... Như ngày nắng hạ có niềm vui, như ngày mưa đông có nỗi buồn . Những nỗi rời rạc... không gặp nhau như những mảnh rời của đời sống, như những con chữ nhảy múa trong những vũ điệu thầm lặng... Nhưng những nỗi rời rạc ấy lại kết nối thành những mảnh ghép của một tâm hồn để trong đêm tối  bình nguyên hay trong sương sớm miền xa đục lờ nỗi nhớ... tôi nghe phong thanh một bài ca.
***
1. Mình luôn muốn nắm giữ tất cả những yêu thương và sắc màu của cuộc sống như những viên bi...
Nhưng hãy yêu thương và sưởi ấm đôi bàn tay mình vì cũng có lúc mình mệt mỏi và yếu đuối. Những lúc đó mình sẽ buông mà đã buông rồi thì không bao giờ nắm lại những gì đã rơi.
Đừng vô tình làm mình bị tổn thương, tất cả vẫn nằm trong nụ cười của mình.
Nhưng có những thứ đã nhạt màu...

28/10/14

497. ĐỌC LẠI TRUYỆN "CÔ BÉ QUÀNG KHĂN ĐỎ”

  Mộc Nhân
Cũng như bao câu chuyện cổ tích khác, truyện "Cô bé quàng khăn đỏ" phản ảnh nỗi ám ảnh truyền kiếp của con người đối cái ác. Sói đại diện cho loài thú dữ - hiện thân của “cái ác” và cả những quyến rũ nguy hiểm đối với một đứa trẻ.
Khi con thú dữ nói với cô bé rằng nó “có đôi tay to là để ôm cô dễ hơn” vậy con sói dữ không chỉ nhằm ăn thịt cô bé dù điều ấy quá dễ dàng.
Cạm bẫy quyến rũ nguy hiểm ở đây tác động vào đứa trẻ chưa thể làm chủ được những xung đột cảm xúc bản thân.

26/10/14

496. VĂN CHƯƠNG THÊM MỘT LẦN NHẬP THẾ

          Lâm Việt
Văn chương vốn đã tồn tại như một hình thái ý thức khá đặc biệt kể từ khi lìa khỏi khối nguyên hợp để tự làm thành một vẻ đẹp riêng với yếu tố lời. Nhưng trong suốt bấy nhiêu năm tồn tại của mình, không phải lúc nào văn chương cũng trở thành một học phong, bẩm thụ “tinh thần thời đại” hay được coi là tiêu chí để tuyển chọn người tài.

23/10/14

495. CỔ TÍCH: GHẬP GHỀNH NƯỚC MẮT CHÔNG CHÊNH NỤ CƯỜI

Nguyễn Tấn Ái
1. Đẹp như cổ tích!
          Những giấc mơ lãng mạn thường tự trang điểm cho mình vẻ hồng phấn cổ trang rằng đẹp như cổ tích.
          Mà cổ tích đâu chỉ có đẹp, cổ tích còn là những niềm đau. Mà sao chưa ai gọi tên những nỗi đau là đau như cổ tích?
          Phải chăng công năng của cổ tích là xóa đi cái đau giữa đời thường để chỉ còn cái đẹp lên ngôi, thăng hoa, rồi phảng phất giữa đời thường?

19/10/14

494. NHỮNG Ý TƯỞNG LỘT XÁC GIÁO DỤC

Phi Tuyết
Hôm nay, trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ đặt vấn đề, tiếp vận và suy nghĩ theo một hướng khác với thông thường.
Vẫn là chủ đề về giáo dục, những yếu kém, cải cách và hệ lụy. Nhưng nói mãi rồi cũng chán. Phân tích mãi cũng chẳng tới đâu. Chỉ hôm nay thôi, chúng ta hãy thôi phân tích, thôi nhìn lại. Hôm nay chúng ta chỉ cần nói thực trạng và đưa ra giải pháp, thế thôi.

18/10/14

493. MẶC KHẢI TÌNH YÊU

                Mộc Nhân
                             ngẫu tác từ một diễn ngôn của Osho

Tình yêu là tình cảm được loài người nói đến nhiều nhất, nó vô cùng, không bờ bến, không điểm dừng.
Thường thì khi nghe nói hai chữ tình yêu người ta thường nghĩ đến tình yêu nam nữ trước tiên.

17/10/14

492. CHIỀU QUA CẦU ĐẠI HỒNG

                   Mộc Nhân

       qua cầu
           đi ngẩn
                về ngơ
                   mênh mang
                            trời đất
                              lòng
                                  chờ xa xăm

12/10/14

491. HÃY TƯỞNG TƯỢNG

             Lê Đức Thịnh
                               Ngẫu hứng khi nghe lại ca khúc “Imagine” (Hãy tưởng tượng) 
                                          của John Lennon (ban nhạcThe Beatles)

“Imagine”
hãy tưởng tượng không có thiên đường
nhằng nhịt cuộc đời thành bao mộng tưởng

cái ác và điều xấu chen nhau nhào nặn
nỗi sợ hãi co giật vẻ đẹp của hoa hồng 

11/10/14

490. LẬP THỂ NHỮNG TRÁI BÓNG VÀ CÁNH DIỀU

Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh
             (về những em bé đá bóng, thả diều trên vỉa hè hay trong hẻm nhỏ - một chiều mưa)

những trái bóng tuổi thơ lăn trên lề đường
tỉnh giấc trong niềm hả hê đã cũ
khi một cơn mưa đi qua còn mớ ngủ
lại một lần diễn dịch thế giới em

489. QUA ĐÈO NGANG

            Mộc Nhân
Trong dòng văn thơ cổ Việt Nam có hai nữ thi sĩ được nhiều người biết đến đó là Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Nếu như thơ văn của Hồ Xuân Hương sắc sảo, góc cạnh thì phong cách thơ của bà Huyện Thanh Quan lại trầm lắng, sâu kín, hoài cảm…

7/10/14

488. CÀ PHÊ NGÀY MƯA

  Mộc Nhân


Trong mưa đêm sũng nước ánh đèn
tôi nhớ đến những bài ca về tình yêu và niềm hạnh ngộ
bay cùng đôi cánh thiên sứ
đến cõi xa xăm chốn hư vô
hay bên kia đồi cỏ núi rừng hoang vu sơn cước

5/10/14

487. CHIỀN CHIỆN BÓNG NHÒE

Mộc Nhân
                                      “em là chim chiền chiện
                                                bay trong màn mưa chiều”
 

những lần chiêm bao thấp thoáng
núi xa mờ bóng chim chiều
đường mưa em về hun hút
sương nghiêng bờ cỏ liêu xiêu

3/10/14

486. MỘT HÔM KHỞI TÁI PHỤC HỒI

Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh
định đặt cho bài này cái tên “không đề” nhưng cảm thấy bất công với các bài khác nên đành khai sinh như trên !

một cơn gió khởi sinh
từ run rẩy lá cỏ
và những đụn khói rơm
lay động hơi thở của đất

1/10/14

485. QUÊ HƯƠNG VÀ MẢNH HỒN LÀNG

Mộc Nhân
         (Bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh)           
         Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh, sinh ngày 20-6-1921 tại thôn Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
            Làng quê của Tế Hanh là một vùng sông nước nằm ven bờ hạ lưu sông Trà Bồng, con sông đã "tắm mát” đời ông. Đây cũng chính là nơi tạo nên nguồn cảm hứng để ông sáng tác những bài thơ nổi tiếng về sông nước quê hương như: Quê hương, Nhớ con sông quê hương ...