29/11/12

251. HAI BÀI THƠ "ANH EM"


Mộc Nhân

Mời bạn đọc đọc hai bài thơ và thẩm định giúp:

- Hai bài thơ sau đây có “học tập” cách cấu tứ - tạo hình ảnh – ngôn ngữ - bố cục của nhau không ?

* Bài “Bóng dừa” là bài thơ dự thi năm 2012 trên trang  vanthoviet.com có mã số dự thi 106  (chưa công bố tên tác giả)

* Bài “Giấc mơ trên đỉnh núi” là bài thơ dự thi "Thơ ca và nguồn cội năm 2011" của nhà thơ Huỳnh Minh Tâm – Quảng Nam.


(Để tiện cho việc nhận định, tôi đưa hai bài thơ vào bảng đối sánh
 - mỗi ô tương ứng với một khổ thơ trong nguyên bản)

 Bài “Bóng dừa”
Bài “Giấc mơ trên đỉnh núi”

nhà tôi mọc trên nhánh vườn hoa nắng/
gióng gánh đời người đi về mẹ tôi đòn gánh cong lưng áo cong/
tôi bỏ quên góc vườn lũ cú mèo đêm đêm hú gió/
thèm trái me tây chia đôi khoảnh sân vuông đầu ngõ thúc thít tiếng chim non/

nhà ngoại tôi trên đỉnh núi sương bay/
sương lạnh đời người ngoại tôi đi về áo bạc tóc bạc/
tôi ngủ ở góc nhà với lũ chuột đêm đêm thút thít/
mơ những quả xoài xanh non lăn tròn đầu dốc viên bi/
gió chạp gánh về những vụ chướng thơm ngọt rơm đồng/ 
chụm đầu bát canh cua ngọt đôi bàn tay dãi dầu chai sạm/
ngước mặt một vườn dừa xiêm quay lưng đụng một vườn dừa xiêm khác/
tôi ăn cơm dừa xiêm uống nước dừa xiêm ngủ dưới bóng dừa xiêm/
nắng mùa xuân trôi về trôi về những chòm mây trắng thơm hoa rừng/
gối đầu thơm đôi bàn tay tảo tần gầy guộc/
qua một đồi sim vấp một đồi sim khác/

tôi ăn mấy mùa sim tôi ngủ mấy mùa sim/ 

mẹ dắt tôi lội qua giấc mơ mấy mùa cỏ xước/
nối hồn tôi những con diều trắng đồng phục cánh cò cặp nắng quê nhà/
mẹ nhịp võng dong đưa lời ru buồn trời chiều lả rơi mây trắng/

góc vườn khô xào xạc khói tháng ba/

ngoại tắm gội tôi bằng con suối trắng/
đính áo tôi những cánh phong lan trắng nõn gòn bông mận nhánh quê nhà/

ngoại ru tôi những câu ca dao buồn dưới vòm trời sao lung linh ánh bạc/

con đường quanh co sao chẳng màu lang trắng tháng ba/
tôi dốc ngược hành trình thênh thang đại lộ danh vọng cuộc đời/
mê muội những chuyến thơ ca không màng vé khứ hồi/
bỏ sau lưng bóng dừa đã lão/
trái điếc rụng mấy mùa/

tôi mải đứng mải đi con đường khúc khúc hão huyền thi ca và danh vọng/
sau những ngày bóng ngoại hoa bay/
trên đỉnh núi cao cây xanh rợp trời cờ lau chấp chới/
một tiếng chim vọng khúc kinh cầu/
bóng dừa của mẹ ở đâu gió chạp gánh về tiếng chim nhánh vườn hoa nắng/

ngôi nhà của mẹ ở đâu đêm thu gió hú/

trái dừa điếc nỗi buồn vô trú/

dừa nhịp võng đong đưa dừa ru buồn dừa dựng ngôi nhà mẹ tôi chạm khắc hoàng hôn./


ngọn đèn của ngoại ở đâu dầu cạn mùa đông không chăn ấm không ánh mắt dịu hiền./

ngôi nhà của ngoại ở đâu giọt thời gian rơi tuổi ấu thơ thuyền neo chân cầu ngủ tạm/
tôi ngồi dưới vòm khuya viết bài thơ trên đỉnh núi/
núi chắn ngang trời núi như hoa bay núi dựng ngôi nhà ngoại tôi kí ức kì hồ/ 

23/11/12

250. NGẮM CÁC NHÀ VĂN VIỆT NAM QUA THƯỚC NÂNG TẦM


Nguyễn Hoàng Đức
Một điều rõ ràng rằng nền văn học Việt Nam muốn đi xa tiếp cận giá trị của nhân loại thì nó không nên bằng lòng với những nhận xét “chỉ có tác phẩm bé và vừa”, “chúng ta chỉ bắt tép”… mà nó cần phải thấy cụ thể những khiếm khuyết cũng như cách khắc phục của mình. Trong tình hình thiếu minh bạch chung của xã hội Việt Nam, từ chính trị đến tài chính đều kín như bưng, thiếu rõ ràng, cũng là cái ổ cho lạm dụng và tham nhũng, thì văn học Việt Nam cũng không ra khỏi tình trạng tù mù thiếu minh bạch đó. Tất cả các cuộc kết nạp hội viên Hội nhà văn, tất cả các giải thưởng đều phải khép lại vội vàng ngay từ đầu trong tiếng ì xèo, rõ ràng đó là những vấn đề không cãi được.

249. VĂN HỌC VIỆT NAM CÓ CƠ HỘI SOI GƯƠNG


Nguyễn Hoàng Đức
Văn học Việt quả rất cần soi gương, bởi lẽ sự phản tỉnh của người Việt xưa nay vẫn rất yếu đuối vì dựa trên tâm trí văn hóa tiểu nông nhũn nhẽo cảm xúc, lý trí bấy bớt, thiếu đào tạo về kỹ năng tư duy phản tỉnh, quen tự hào vặt vãnh, rồi mắc chứng đố kỵ tủn mủn không muốn ai hơn mình, ngay cả con lợn nhà khác cũng không nên có quyền lớn nhanh hơn con lợn nhà mình.  
Dân trí chung đã thế, xét vào giới văn học, lại chủ yếu là các nhà thơ sản phẩm của đời sống nông nhàn, rong chơi vu vơ không có mục đích chính yếu nào của cuộc đời lớn hơn việc nhàn tản, nhưng vẫn tranh thủ vừa du hí vừa lượm lặt kiếm tí danh nhà thơ - nhà văn… Nói dài dòng nhưng có thể chốt lại một câu: trên bình diện chung, chưa có một phản tỉnh nào chính thức của giới văn học Việt Nam về trình độ tác phẩm văn học của mình.

20/11/12

248. TỪ CHUYỆN Ở MYANMAR, NGHĨ VỀ GIÁO DỤC LỚP TRẺ Ở VIỆT NAM


Triệu Xuân 
1- Myanmar nghèo khổ nhưng giàu… lòng nhân ái:
Tháng 9-2012 vừa qua, tôi được mời đi Myanmar, trong đoàn Doanh nhân Việt Nam sang đầu tư (…). Lần đầu đến Yangon, thành phố lớn nhất, vốn là thủ đô của Myanmar, tôi không khỏi ngạc nhiên về quy hoạch và cơ sở hạ tầng của thành phố này: Thoáng đãng, nhiều cây xanh và còn có cả rừng. (…) Từ hôm đến Yangon đến nay đã 4 ngày, tôi chưa thấy một viên cảnh sát hay quân cảnh nào trên đường phố. Từ trẻ em đến người lớn, ai ai cũng tỏ ra thân thiện với du khách nước ngoài.

19/11/12

247. K81 VÀ NGÀY NHÀ GIÁO

Mộc Nhân và K81

Tối 18.11, nhóm bạn K81 đã có cuộc gặp mặt kỉ niệm 30 năm ngày nhà giáo Việt Nam. Một ý tưởng tuyệt vời, thân tình của những người bạn K81 không làm nghề giáo dành cho bạn bè đang công tác trong ngành giáo dục. 
Buổi gặp mặt đơn sơ có sắc hoa tươi thắm, bánh trái ngọt ngào, men rượu ấm nồng…

18/11/12

246. NGÀY QUỐC TẾ ĐÀN ÔNG 19-11



Ngày Quốc tế Đàn ông (IMD – International Men’s Day, gọi tắt là Ngày Đàn Ông) là ngày 19-11-1999 – ngày này được Liên hiệp quốc ủng hộ và công nhận.

Đối tượng của Ngày Đàn Ông là quý ông và sức khỏe của nam giới, cải thiện các mối quan hệ giới tính, thúc đẩy sự bình đẳng giới, và nêu cao vai trò nam giới tích cực.

245. NHÌN TỪ XA ... TỔ QUỐC


         Nguyễn Duy

Ðối diện ngọn đèn
trang giấy trắng như xeo bằng ánh sáng
Ðêm bắc bán cầu vần vụ trắng
nơm nớp ai rình sau lưng ta
Nhủ mình bình tâm nhìn về quê nhà
xa vắng
núi và sông
và vết rạn địa tầng
Nhắm mắt lại mà nhìn
thăm thẳm
yêu và đau
quằn quại bi hùng
Dù ở đâu vẫn Tổ Quốc trong lòng
cột biên giới đóng từ thương đến nhớ

244. NGÔ TẤT TỐ NÓI...


      
1. Một nước giống như một cái xe bò…

       Một nước giống như một cái xe bò, lớp trí thức là người làm bò, lớp dân quê là người đẩy xe. Nếu kẻ đẩy còn bị những dây lệ buộc chặt hai chân, thì kẻ làm bò tài giỏi bậc nào cũng không thể kéo được cái xe bò lên dốc …
            Trích “Việc Làng và các tập phóng sự”Ngô Tất Tố 
                                                      (Nxb Văn Hóa Thông Tin, 2008, trang 23)

243. GIÁO DỤC: ĐỔI MỚI THẬT HAY GIẢ VỜ ĐỔI MỚI

Nguyễn Trọng bình 
  “Đổi mới thật không hay giả vờ đổi mới
   Máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng?”
                                                 (Nhìn từ xa Tổ quốc - Thơ Nguyễn Duy)

Cần một phản tĩnh nghiêm túc và sâu sắc
Ở nước ta, lâu nay, nhiều người thường có thói quen ca ngợi, tán tụng, tuyên dương (thậm chí đòi nhân rộng “mô hình”) một vị lãnh đạo, vị Giáo sư, Tiến sĩ hay một ca sĩ, diễn viên “ngôi sao” nào đó… theo kiểu trước đây từng đi lượm “ve chai”, bán “cà – rem”, bán nước mía, chăn trâu… nhưng nhờ có ý chí và nghị lực vươn lên cộng thêm chút may mắn “từ trên trời rơi xuống” cuối cùng trở thành “nhân tài” hay “nhân vật tiêu biểu”, “cá nhân ưu tú” của đất nước. Có thể hình dung vấn đề này qua “công thức” sau:  
NHÂN TÀI = MÔI TRƯỜNG NGHÈO KHÓ + MAY MẮN + Ý CHÍ VÀ NỖ LỰC VƯƠN LÊN CỦA BẢN THÂN.

17/11/12

242. THƠ NGÀY NHÀ GIÁO


1. CẢM NIỆM VỀ ÂN NGHĨA THẦY CÔ 
                                                            Thanh Mai – K.81

                                       Kính tặng thầy cô giáo cũ nhân ngày 20-11


Đò trí tuệ tháng ngày đưa rước khách
Người sang sông muôn kiếp mãi tri ân
Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng
Nghĩa tôn sư muôn kiếp khó đáp đền!

Hôm nay ngày 20/11 lại về, hình ảnh từng người thầy, từng cô giáo đã dạy dỗ cho con từ nét chữ, từng câu văn, từng bài toán…tất cả ùa về trong con với bao nhiêu kỷ niệm trong quảng đời đi học... Trong ngày vui này chúng con biết nói gì đây để cảm niệm ân nghĩa lớn lao của thầy cô... 

13/11/12

241. TÌM HIỂU TRANH DÂN GIAN



1. Tranh “Đám cưới chuột”:


            Nhìn vào bức tranh "Đám cưới chuột", ai cũng có thể thấy một ngày hội rực rỡ đang diễn ra. 

10/11/12

240. MÙI


Cái gì cũng có mùi của nó.
Đồng cỏ có mùi của đồng cỏ,
đại dương có mùi của đại dương,
thú có mùi thú, người có mùi người …
và tuỳ lúc tuỳ nơi mà mùi này có thể thay đổi.

239. HÌNH ẢNH KHÓ CHỊU

Lượm lặt từ nhiều nguồn

Bác Hồ là doanh nhân !

7/11/12

238. TUỔI GIÀ LÀ THỜI SUNG SƯỚNG NHẤT

(Bài nhận qua email chuyển tiếp – không rõ tác giả)

            Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó
           Ai thay da mãi mãi sống muôn đời ? 
           Kẻ trước, người sau xếp hàng xuống mộ, 
           Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi ...

Khi đã lớn tuổi, thì con người được nhiều tự do hơn, được thong thả hơn để sống. Không còn phải như em bé bị cha mẹ ép buộc, bây giờ thì muốn làm chi thì làm, muốn thức khuya dậy sớm gì, cũng chẳng còn ai la mắng dọa nạt, rầy la. Nếu vợ vì thương, sợ mất sức khỏe, thì cũng cằn nhằn chút chút thôi, mình không nghe thì cũng chẳng bị roi đòn gì.

6/11/12

237. ĐỌC LẠI TRUYỆN XƯA


1. LÚC ĐI TRẮNG, LÚC VỀ ĐEN
Một hôm trời nắng Dương Bố đi chơi. Khi ở nhà ra, thì mặc áo trắng, đi được nửa đường, gặp trời mưa, quần áo ướt hết, mới vào ẩn mưa ở nhà bà con. Người ấy thấy Dương Bố ướt cả cho mượn cái áo thâm.
Một lúc trời tạnh, Dương Bố mặc áo thâm về nhà. Con chó trông thấy, vừa cắn vừa xua đuổi. Dương Bố giận toan cầm gậy đánh.
Anh là Dương Chu chạy ra bảo:
"Đừng đánh nó làm gì! Nó đuổi như thế cũng phải. Giả sử con chó trắng nhà ta, lúc đi, thì trắng, lúc về thì đen, phỏng em có không lấy làm lạ mà không ngờ được không?"

236. BAO CHUYỆN ĐÁNG CẤM HƠN DẠY THÊM!

Ngô Tự Lập

Dạy học cũng là một cách học của người thầy. Chưa nói, cơ hội tương tác với thế hệ trẻ cũng là một cách giúp tôi nuôi dưỡng cảm hứng học tập ở mình. Ô hay, tại sao mọi ngành nghề đều không cấm làm thêm, mà lại cấm dạy thêm? Dạy thêm thì có gì là xấu? Có phải người ta ăn cắp ăn trộm đâu!

Năm nào đi họp phụ huynh cho con, tôi cũng thấy phụ huynh nhất loạt đề nghị cô giáo mở lớp dạy thêm kèm cho các cháu. Năm nào cũng như năm nào, mà hầu như lớp nào cũng thế. Cứ nài nỉ cô dạy thêm, rồi ra lại trách cô bắt học thêm, là sao?

5/11/12

235. ĐOẢN THI - 2

Nhớ em là bởi em hiền
Thương em là tại cái duyên ông trời
Yêu em núi cả biển khơi
Muộn màng thêm cả nửa đời đa mang
                                                                                      (Mộc Nhân)

234. CHẤM BÀI VÀ TRẢ BÀI VIẾT

Mộc Nhân


Trong thời gian qua, dư luận  xôn xao về 2 vụ tai tiếng dạy học môn Ngữ Văn trong nhà trường. Vụ việc thứ nhất, là bài văn của học sinh  nhập vai Cám kể chuyện Tấm”  và vụ việc thứ hai là  “món ăn đặc sản canh gà Thọ Xương" của Hà Nội.
Cả hai vụ lùm xùm trên đều có liên quan đến công việc ra đề bài, chấm bài, trả bài của giáo viên.
MN – LĐT đăng bài viết  này để chia sẻ đôi điều.


            Công việc chấm bài và trả bài là một việc làm thường xuyên của người giáo viên nói chung. Đặc biệt với người giáo viên dạy môn Ngữ văn, đây là một công việc mà người dạy học có thể đánh giá mức độ thành thạo về kĩ năng, mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh, qua đó mà giáo viên có thể phần nào tự đánh giá công việc dạy học của mình và có biện pháp điều chỉnh sao cho hợp lí, phù hợp với tình hình học tập của học sinh.            Tuy nhiên không phải lúc nào công việc chấm bài và trả bài cũng được giáo viên quan tâm đúng mức. 

4/11/12

233. VÈ ĐI CÙNG NĂM THÁNG

Khánh Trâm
Người Việt có một kho tàng văn học dân gian phong phú: Truyện kể, thơ, ca dao, hò vè…Trong đó VÈ được lưu truyền, phổ biến trong xã hội và được quần chúng đón nhận khá dễ dàng do tính chất dân dã (dễ nhớ, dễ thuộc) của thể lọai văn học này.
Theo Đại Nam quốc âm tự vị , VÈ là chuyện khen, chê có ca vần và việc sáng tác VÈ là việc đặt chuyện khen, chê có ca vần. Đây cũng là đặc trưng cơ bản của VÈ. Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cho biết VÈ được ra đời cách đây khoảng vài thế kỷ, từ TK 18 dưới thời phong kiến và kéo dài cho đến ngày nay. Nó tồn tại trong xã hội để đảm nhiệm cái chức trách “khen, chê” được nhân dân giao phó kia. Về hình thức, VÈ sử dụng câu bốn chữ, năm chữ, lục bát, hát giặm, nói lối.

3/11/12

232. MẮC LỖI TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC, NGƯỜI DẠY?

      Phùng Hi
1. Đánh giá người học
     Suốt quãng đời đi học, học sinh ở Việt Nam được đánh giá ở hai mặt: học lực và hạnh kiểm.
     Về đánh giá học lực, xin bàn ở cấp trung học phổ thông. Học sinh cấp học này ở độ tuổi mười lăm, độ tuổi ham quan sát, tìm hiểu, học tập, nhận xét mọi sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh. Nói như thầy Khổng: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí ư học” (Ta mười lăm tuổi là có chí về học). Chữ “học” ở đây không chỉ gói gọn trong các môn học mà ngành giáo dục xếp đơn thuần năm bậc: giỏi, khá, trung bình, yếu và kém. 

1/11/12

231. TÌNH HÌNH DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN BẬC THCS

Lê Đức Thịnh
- Bài tham luận Hội Nghị Khoa Học về dạy học Ngữ văn 
- Đã đăng trên "DẠY và HỌC NGÀY NAY"Xuân Quí Tỵ 2013 
Để tham gia ý kiến cho Hội Thảo Khoa Học quốc gia về dạy học môn Ngữ Văn ở trường THCS, chúng tôi xin trình bày một số nội dung sau :