danh sách trang
6/11/12
236. BAO CHUYỆN ĐÁNG CẤM HƠN DẠY THÊM!
Ngô Tự Lập
Dạy học cũng là một cách học của
người thầy. Chưa nói, cơ hội tương tác với thế hệ trẻ cũng là một cách giúp tôi
nuôi dưỡng cảm hứng học tập ở mình. Ô hay, tại sao mọi ngành nghề đều không cấm
làm thêm, mà lại cấm dạy thêm? Dạy thêm thì có gì là xấu? Có phải người ta ăn
cắp ăn trộm đâu!
Năm nào đi họp phụ huynh cho con,
tôi cũng thấy phụ huynh nhất loạt đề nghị cô giáo mở lớp dạy thêm kèm cho các
cháu. Năm nào cũng như năm nào, mà hầu như lớp nào cũng thế. Cứ nài nỉ cô dạy
thêm, rồi ra lại trách cô bắt học thêm, là sao?
Hiện nay tôi thấy có một tâm lý
rất phổ biến là cứ đưa tiền là xong hết, nên không ít phụ huynh cứ mặc định
trong đầu là thầy cô nào cũng muốn được “chăm chút” theo kiểu đấy. Trong khi
đâu phải ai cũng vậy. Tương tự, người vi phạm luật giao thông khi “làm luật” và
được cho đi thì quay ra nói xấu người phạt mình. Nhưng liệu đã bao giờ tự hỏi:
Ai mới là người có lỗi trước hết?
Việc dạy thêm tất nhiên là một
câu chuyện khác, nhưng thử hỏi, nếu như phụ huynh không yêu cầu, học sinh không
muốn học thêm làm sao giáo viên dám ép?
Tại sao lại phải cấm? Vấn đề là
làm sao cho con trẻ phải cảm thấy việc đi học là một niềm vui, và việc học thêm
do đó cũng chính là có thêm niềm vui…
Như nhiều chuyện khác, tôi thấy ở
mình rất hay có những quyết sách nóng vội, xa rời thực tế. Ngay cả trong chuyện
dạy thêm này cũng thế, khi nó là nhu cầu thật của một bộ phận không nhỏ phụ
huynh vốn không tự tin vào năng lực tiếp thu kiến thức của con mình, trước một
chương trình học luôn bị kêu là quá tải và một chính sách thi cử bất hợp lý như hiện nay. Phải hiểu đâu là gốc của vấn đề thì
mới đề ra được những quyết sách đúng.
Nói chung, có 4 lý do
khiến dạy thêm tồn tại:
1) Đồng lương giáo viên
không đủ sống.
2) Chương trình học quá nặng
không phải vì khối lượng mà do chú trọng quá đáng về thông tin.
3) Yêu cầu của học sinh
và phụ huynh.
4) Mong muốn
giúp đỡ học sinh.
Cả 4 lí do đều chính đáng, vậy
không có lí do gì để cấm.
Còn để
giảm thiểu chuyện dạy thêm – học thêm theo tôi phải bắt đầu từ gốc của vấn đề
đó là làm sao cải thiện được đồng lương cho giáo viên và giảm tải chương trình
học cũng như chính sách thi cử bất hợp lý như hiện nay.
Còn nếu là cấm dạy thêm, thì
trong ngành giáo dục, theo tôi còn bao cái đáng cấm hơn. Chẳng hạn như việc
lãng phí kinh khủng trong chuyện in mới sách giáo khoa hàng năm, chưa nói lâu
lâu lại “đổi mới”, tiêu tốn hàng bao nhiêu tỷ (đến các nước giàu người ta cũng
không dám làm như thế). Tiền đó để làm thêm cầu, xây thêm trường cho các em học
sinh miền núi để đường đến trường của các em đỡ bị lũ cuốn, có hơn không? Chưa
kể, rất có thể phần lớn sách tham khảo đang lưu hành trên thị trường hiện nay
còn cần bị cấm trước tiên …
Đấy không là cách ngành giáo dục
“làm thêm” thì là gì?
Có chuyện rằng: Để đối phó với
việc bị thanh tra kiểm tra chuyện dạy thêm, nhiều giáo viên đã dạy học sinh nói
dối khi có đoàn kiểm tra vào lớp. Trẻ được dạy nói dối ngay trên ghế nhà trường
- Điều này theo anh có phải là di họa lớn hơn nhiều lần nạn dạy thêm – học
thêm mà dư luận đang lên án.
Lại còn quy định mỗi năm mỗi
trường phải đạt chỉ tiêu bao nhiêu học sinh phải đỗ tốt nghiệp, bao nhiêu phần
trăm lên lớp … thì là nói thật hay nói dối?
(MN – lược ghi từ bài của
tác giả)
Dạy học cũng là một cách học của
người thầy. Chưa nói, cơ hội tương tác với thế hệ trẻ cũng là một cách giúp tôi
nuôi dưỡng cảm hứng học tập ở mình. Ô hay, tại sao mọi ngành nghề đều không cấm
làm thêm, mà lại cấm dạy thêm? Dạy thêm thì có gì là xấu? Có phải người ta ăn
cắp ăn trộm đâu!
Năm nào đi họp phụ huynh cho con,
tôi cũng thấy phụ huynh nhất loạt đề nghị cô giáo mở lớp dạy thêm kèm cho các
cháu. Năm nào cũng như năm nào, mà hầu như lớp nào cũng thế. Cứ nài nỉ cô dạy
thêm, rồi ra lại trách cô bắt học thêm, là sao?
Hiện nay tôi thấy có một tâm lý
rất phổ biến là cứ đưa tiền là xong hết, nên không ít phụ huynh cứ mặc định
trong đầu là thầy cô nào cũng muốn được “chăm chút” theo kiểu đấy. Trong khi
đâu phải ai cũng vậy. Tương tự, người vi phạm luật giao thông khi “làm luật” và
được cho đi thì quay ra nói xấu người phạt mình. Nhưng liệu đã bao giờ tự hỏi:
Ai mới là người có lỗi trước hết?
Việc dạy thêm tất nhiên là một
câu chuyện khác, nhưng thử hỏi, nếu như phụ huynh không yêu cầu, học sinh không
muốn học thêm làm sao giáo viên dám ép?
Tại sao lại phải cấm? Vấn đề là
làm sao cho con trẻ phải cảm thấy việc đi học là một niềm vui, và việc học thêm
do đó cũng chính là có thêm niềm vui…
Như nhiều chuyện khác, tôi thấy ở
mình rất hay có những quyết sách nóng vội, xa rời thực tế. Ngay cả trong chuyện
dạy thêm này cũng thế, khi nó là nhu cầu thật của một bộ phận không nhỏ phụ
huynh vốn không tự tin vào năng lực tiếp thu kiến thức của con mình, trước một
chương trình học luôn bị kêu là quá tải và một chính sách thi cử bất hợp lý như hiện nay. Phải hiểu đâu là gốc của vấn đề thì
mới đề ra được những quyết sách đúng.
Nói chung, có 4 lý do
khiến dạy thêm tồn tại:
1) Đồng lương giáo viên
không đủ sống.
2) Chương trình học quá nặng
không phải vì khối lượng mà do chú trọng quá đáng về thông tin.
3) Yêu cầu của học sinh
và phụ huynh.
4) Mong muốn
giúp đỡ học sinh.
Cả 4 lí do đều chính đáng, vậy
không có lí do gì để cấm.
Còn để
giảm thiểu chuyện dạy thêm – học thêm theo tôi phải bắt đầu từ gốc của vấn đề
đó là làm sao cải thiện được đồng lương cho giáo viên và giảm tải chương trình
học cũng như chính sách thi cử bất hợp lý như hiện nay.
Còn nếu là cấm dạy thêm, thì
trong ngành giáo dục, theo tôi còn bao cái đáng cấm hơn. Chẳng hạn như việc
lãng phí kinh khủng trong chuyện in mới sách giáo khoa hàng năm, chưa nói lâu
lâu lại “đổi mới”, tiêu tốn hàng bao nhiêu tỷ (đến các nước giàu người ta cũng
không dám làm như thế). Tiền đó để làm thêm cầu, xây thêm trường cho các em học
sinh miền núi để đường đến trường của các em đỡ bị lũ cuốn, có hơn không? Chưa
kể, rất có thể phần lớn sách tham khảo đang lưu hành trên thị trường hiện nay
còn cần bị cấm trước tiên …
Đấy không là cách ngành giáo dục
“làm thêm” thì là gì?
Có chuyện rằng: Để đối phó với
việc bị thanh tra kiểm tra chuyện dạy thêm, nhiều giáo viên đã dạy học sinh nói
dối khi có đoàn kiểm tra vào lớp. Trẻ được dạy nói dối ngay trên ghế nhà trường
- Điều này theo anh có phải là di họa lớn hơn nhiều lần nạn dạy thêm – học
thêm mà dư luận đang lên án.
Lại còn quy định mỗi năm mỗi
trường phải đạt chỉ tiêu bao nhiêu học sinh phải đỗ tốt nghiệp, bao nhiêu phần
trăm lên lớp … thì là nói thật hay nói dối?
(MN – lược ghi từ bài của
tác giả)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét