27/3/17

951. ONE TOO MANY MORNINGS


            "OneToo Many Mornings" là bài hát của Bob Dylan phát hành trong album “The Times They Are-Changin” (1964). Mỗi bài hát của Bob Dylan đều có một ý nghĩa sâu sắc ẩn bên dưới một mảng từ đẹp. Không có giải thích chính xác cho hầu hết các bài hát của Dylan. Chính Dylan cũng nói rằng anh không nhớ chính xác những ý nghĩa trong ca từ của mình.
“One Too Many Mornings” là một câu chuyện của một chàng trai với người yêu cũ. Họ  vẫn còn trong không gian cảm xúc, dù nơi ấy có rất nhiều điều tốt và xấu nhưng vẫn còn tình yêu thực sự và sự tôn trọng góc nhìn của nhau vì “We’re both just one too many mornings” – tức là ai cũng có chân lý, có con đường để đi trong hành trình ngàn dặm của mình.

26/3/17

950. BUCKETS OF RAIN

           "Buckets Of Rain" là bài hát do Bob Dylan sáng tác, được phát hành trong album “Blood on the Tracks” (1975). Ca từ "Buckets of Rain" tương đối đơn giản, với những câu thơ ngắn là lời tâm tình với người yêu. Lời bài hát thật tươi sáng nhưng đau lòng: “Like your smile and your fingertips/ like the way that you move your lips/ i like the cool way you look at me/ everything about you is bringing me/ misery” nhưng đó chính là cuộc sống thực mà sau một nỗi đau luôn có một cơn mưa rửa trôi dòng nước mắt.

25/3/17

949. LOVE MINUS ZERO / NO LIMIT


"Love Minus Zero / No Limit" là bài hát do Bob Dylan sáng tác trong album “Bringing It All Back Home” (1965). Bài hát được viết ra để tưởng nhớ đến Sara Lowndes. Lời bài hát cho thấy cảm xúc của Dylan đối với người yêu và mong cô ấy bình thản như “thiền” giữa thế giới hỗn độn. Bài hát sử dụng nhiều hình ảnh siêu thực gợi nhớ "The Raven" của Edgar Allan Poe,  "The Sick Rose" của William Blake và Kinh thánh.

22/3/17

948. NOT DARK YET

"Not DarkYet" là một ca khúc viết bởi Bob Dylan vào năm 1997 và được phát hành trong  album “Time Out of Mind”. Ca khúc này được tác giả lấy cảm hứng từ Thiên Chúa với ý niệm từ bỏ bóng tối phàm trần cùng gánh nặng thể xác và linh hồn khi con người lăn lộn chán chường giữa cõi đời: “I’ve been down on the bottom of a world full of lies/ I ain’t looking for nothing in anyone’s eyes/ Sometimes my burden seems more than I can bear” và rồi cuối cùng nhận ra: “what it was I came here to get away from”. Điệp khúc là dòng chữ được lặp đi lặp lại ở cuối mỗi đoạn: “It’s not dark yet, but it’s getting there” thể hiện sự mệt mỏi khi Bob Dylan bước vào thập kỷ thứ tám của đời mình.

21/3/17

947. I’LL KEEP IT WITH MINE


“I'll Keep It With Mine" là một bài hát được viết bởi Bob Dylan vào năm 1964, nhưng anh đã không giữ bài hát cho mình mà đã cho ca sĩ Judy Collins hát trong một đĩa đơn vào năm 1965. Sau đó Dylan đã thu âm bài hát và đưa vào album “Blonde on Blonde” của mình vào năm 1966.
TÔI SẼ GIỮ MÃI BÊN MÌNH
                 (I’ll Keep It With Me)
   Bản dịch Mộc Nhân Lê Đức Thịnh

946. I FEEL A CHANGE COMIN’ ON


"I Feel A Change Comin’ On" - Bob Dylan (with Robert Hunter)
                               ANH CẢM THẤY THAY ĐỔI ĐANG ĐẾN GẦN
                                         bản dịch: Mộc Nhân Lê Đức Thịnh
1.
Anh nhìn khắp cả thế gian
phóng tầm mắt về hướng Đông
thấy người yêu dấu của mình đang đến
nàng đi cùng vị cha xứ
anh cảm thấy thay đổi đang đến gần
và phần còn lại của ngày sắp qua.

20/3/17

945. MASTERS OF WAR


“Masters of War” là một ca khúc được Bob Dylan viết năm 1963 và được phát hành trong album “The Freewheelin” (1963). Giai điệu của bài hát được chuyển thể từ dân ca vùng Nottamun. Lời ca khúc mang nội dung phản kháng, chống lại cuộc chiến tranh hạt nhân và bối cảnh “Chiến tranh lạnh” của thế giới vào đầu những năm 1960.
            Dylan nói về ca khúc của mình: "Tôi chưa bao giờ viết bất cứ điều gì như vậy trước đây. Tôi không hát những bài hát mang cảm giác chết chóc đến mọi người nhưng đó là một cách để làm nổi bật vấn đề và khơi gợi hành động ở bạn”.
            Tạp chí âm nhạc Rolling Stone bình chọn đây là 1 trong 10 bài hát hay nhất của Bob Dylan.

19/3/17

944. DEAR LANDLORD


            “Dear Landlord” được Bob Dylan sáng tác và phát hành trong album “John Wesley Harding” (1967). Dylan viết bài hát này dưới hình thức một lá thư cho chủ nhà, giải thích rằng anh ấy đang làm việc chăm chỉ để hoàn thành nghĩa vụ của mình và yêu cầu một sự khoan dung đồng thời Dylan cũng có rất nhiều sự đồng cảm trong thư vì hiểu rằng chủ nhà cũng đang đau khổ: “anyone can fill his life up with things he can see but he just cannot touch” (ai cũng lấp đầy cuộc đời của mình bằng những thứ có thể nhìn thấy nhưng không thể sở hữu)….
Trong cuốn Small Town Talk, Barney Hoskyns cho rằng một số bài hát của Bob Dylan gây xúc động phát sinh từ sự đổ bể trong quan hệ với nhạc sĩ Albert Grossman, người mà Dylan đã tin tưởng cả về tài chính và chuyện cá nhân và giờ đây ông muốn minh bạch những điều ấy trong thông điệp gởi đến “Chủ nhà yêu mến”…
Trang tác gia âm nhạc Mỹ ghi nhận “Dear Landlord” là 1 trong 30 ca khúc hay nhất của Bob Dylan.

18/3/17

943. IF YOU SEE HER, SAY HELLO

          
           "If You See Her, Say Hello" (Nếu bạn thấy nàng, hãy nói lời chào) là một bài hát của Bob Dylan phát hành năm 1975 trong album phòng thu thứ 15 của anh – “Blood on the Tracks”. Bài hát mô tả một tình yêu đã mất, người yêu đã bỏ đi xa, nhân vật trữ tình trong bài hát dù bị tổn thương bởi sự tan vỡ (And though our separation, it pierced me to the heart) nhưng dường như không căm ghét người yêu mình (She still lives inside of me, we've never been apart) và tỏ ra cao thượng (whatever makes her happy I won't stand in the way).

942. HONEST WITH ME


Ca khúc “Honest With Me”Bob Dylan 
                                         trong album  "Love And Theft" (2001)
                             HÃY CHÂN THÀNH VỚI TÔI
Bản dịch Mộc Nhân Lê Đức Thịnh
1.
Vâng, tôi đang bị bỏ rơi trong thành phố không ngủ
một số phụ nữ cho tôi lời khuyên
tốt nhất là tránh xa phía Nam
tôi đã có những trải nghiệm này
chúng có thể làm nghẹt thở  một người đàn ông.

17/3/17

941. 'TIL I FELL IN LOVE WITH YOU


           'Til I Fell In Love With You (Đến khi tôi yêu em) - Một tình khúc của Bob Dylan
bản Việt ngữ: Mộc Nhân Lê Đức Thịnh
                ĐẾN KHI TÔI YÊU EM

940. LIKE A ROLLING STONE


“Like a Rolling Stone" là một ca khúc được Bob Dylan viết vào năm 1965 (trong album Highway 61 Revisited). Lời bài hát bắt nguồn từ một đoạn chép tay mà Dylan viết trước đó khi ông trở về từ một chuyến lưu diễn mệt mỏi. Sau khi chỉnh sửa, lời bài hát cô đọng thành 4 đoạn ngắn và đoạn điệp khúc. "Like a Rolling Stone" đã đạt vị trí số 2 trên bảng xếp hạng ở Mỹ và trở thành một hit toàn cầu. Tạp chí âm nhạc Rolling Stone xếp ở vị trí số 1 trong danh sách "500 bài hát của mọi thời đại”.
Lời bài hát "Like a Rolling Stone" không nói về tình yêu, mà ngụ ngôn về sự bất mãn, phản kháng, khiêu khích, chế nhạo những người phụ nữ một thời được xưng là “Princess” (Bà hoàng) giờ trở thành “Miss Lonely” (Quý cô đơn độc) phải tự chống đỡ trong một thế giới thù địch và xa lạ, mọi thứ thật sự khó khăn, cô ấy không có bất cứ trải nghiệm nào để rèn luyện nhân cách của mình.

16/3/17

939. TRUST YOURSELF

       
              "Trust yourself" – ca khúc của Bob Dylan thể hiện những ý nghĩa triết lý nhân sinh dễ đi vào lòng người cả về mặt ca từ lẫn giai điệu mang tiết điệu Blues nhẹ nhàng sâu lắng: Hãy tự tin, hãy tự tin trước cuộc sống, trước chân lý, trước tình yêu ... nhưng trước hết hãy tin vào bản thân mình.

938. THE MAN IN ME

          

        "The Man in Me" là một ca khúc của Bob Dylan sáng tác năm 1970 trong album “New Morning”. Bài hát được thể hiện trong bộ phim hài “The Big Lebowski” (1998) của đạo diễn Coen Brothers có sự tham gia của diễn viên chính Jeff  Bridges. Dù bộ phịm không thành công về doanh thu phòng vé nhưng ca khúc "The Man in Me" vẫn là một tình khúc nổi tiếng được nhiều người yêu thích.

15/3/17

937. UNION SUNDOWN

              Union Sundown (Buổi hoàng hôn của nghiệp đoàn)  là một bài hát của Bob Dylan có nội dung phản đối chính trị chống lại hàng tiêu dùng nhập khẩu từ nước ngoài. Trong bài hát, Dylan nhìn vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau: sự tham lam của giới tư bản, quyền lực của các nghiệp đoàn và chính sách đầu tư tại Mỹ đã đẩy công nhân Mỹ vào tình trạng thất nghiệp…

936. MAGGIE’S FARM


Maggie’s Farm là ca khúc do Bob Dylan sáng tác và được phát hành trong album “Bringing It All Back Home” (1965). Giống như nhiều bài hát khác của Dylan trong giai đoạn 1965-66, "Maggie's Farm" được viết trên nền giai điệu blues và đứng ở vị trí 22 trên bảng xếp hạng năm 1965. Lời bài hát theo một cấu trúc blues đơn giản, với dòng mở đầu là câu “I ain’t gonna work on Maggie’s farm no more” lặp lại hai lần ở đoạn đầu và sau đó lặp lại ở phần cuối mỗi đoạn. Các dòng thơ giữa của mỗi đoạn giải thích chi tiết lí do của sự việc. Bài hát là một lời phản kháng  chính trị xã hội sâu sắc. Các chi tiết hình ảnh như “National Guard” (Vệ binh quốc gia) hay mẹ của Maggie nói về "Con người, Thiên Chúa và Pháp luật" và ngay cả cái nhan đề ca khúc “Maggie’s Farm”  là những ẩn dụ phản ảnh sự phân biệt chủng tộc, áp bức nhà nước và khai thác tư bản… Với sự diễn giải này, ca khúc “Maggie’s Farm” của Dylan có ý nghĩa thúc giục mọi người đấu tranh phản kháng bất công xã hội.

14/3/17

935. LAY, LADY, LAY


Lay, Lady, Lay là ca khúc do Bob Dylan sáng tác và được phát hành vào năm 1969 trong album “Nashville Skyline”. Cũng như nhiều bài hát trong các album khác, Dylan hát bài này với âm vực thấp. Bài hát đã trở thành một chuẩn mực và đã được nhiều nghệ sĩ, ban nhạc cover lại trong nhiều năm qua. Có thể kể ra các bản cover của The Byrds, Ramblin 'Jack Elliott, The Everly Brothers, Melanie, The Isley Brothers, Duran Duran, Magnet, Hoyt Axton, Angélique Kidjo, Lorrie Morgan…

934. I AM A LONESOME HOBO


I am a lonesome hobo là một bài hát được Bob Dylan ghi âm và phát hành năm 1967 trong album studio thứ tám của ông - John Wesley Harding. Lời bài hát "I Am A Lonely Hobo" kể về những kẻ đi từ đói rách đến giàu có bằng hối lộ tống tiền và lừa đảo nhưng tự nhận mình là một kẻ lang thang cô độc. Những khúc ballad của Dylan thường hướng đến tâm hồn của những kẻ bị ruồng bỏ trong xã hội.  Dù họ giàu có nhưng ích kỉ và cuối cùng đã nhận ra sai lầm của mình.
Khi bài hát đến câu cuối cùng, trong tiếng harmonica ám ảnh, tiếng trống nhịp nhàng hòa với guitar acoustic để những ca từ cất lên rõ ràng, người lang thang đưa ra lời khuyên cho những người khác, dường như trong sự cô độc của mình, anh ta đã tìm thấy một sự ổn định tinh thần nhất định: “hold your judgment for yourself/ lest you wind up on this road”…

13/3/17

933. JOHN WESLEY HARDING

John Wesley Hardin sinh ngày 26-5-1853 tại Bang Texas, Mỹ - là một tội phạm nằm trong danh sách 160 tội phạm nổi tiếng của Hoa Kỳ - từng bị cảnh sát Liên bang treo thưởng 5.000 USD cho bất kì ai giết chết hay bắt sống đối tượng; tuy nhiên ông ta là bạn của Bob Dylan và cũng là a friend to the poor… never known to hurt an honest man” (bạn với người nghèo… chẳng bao giờ làm tổn thương một người tử tế nào cả)
Ca khúc này Bob Dylan viết để tặng người bạn John Wesley Hardin.

932. BROWNSVILLE GIRL


Năm 1986, album “Knocked Out Loaded” của Bob Dylan phát hành nhưng không được đánh giá cao. Trong lịch sử sáng tác, có thể nói “Knocked Out Loaded” cùng với “Down In The Groove” (1988) là hai album không thành công của Bob tuy nhiên bài hát duy nhất đáng để nghe trong album “Knocked Out Loaded”  là "Brownsville Girl", một sử thi dài 11 phút, một kiệt tác. Câu chuyện nói đến nhiều vùng miền để lưu giữ  ký ức về một bộ phim của Gregory Peck - The Gunfighter (1950). Bài hát ban đầu được đặt tên là "New Danville Girl" và được đề cử giải  “Empire Burlesque”, một năm sau đó, nó được  chỉnh sửa đôi chỗ và mang tên mới là "Brownsville Girl" (lược dẫn theo trang Tạp chí âm nhạc RollingStone).

11/3/17

931. EVERY GRAIN OF SAND


"Every Grain Of Sand" (Mỗi hạt cát) là khúc ballad trong album “Shot of Love” của Bob Dylan. Nó như một bài thánh ca tuyệt vời đánh dấu giai đoạn sáng tác cao trào của Bob Dylan về đề tài Thiên Chúa cũng như những cảm hứng từ Thánh Kinh. Đây là lời cầu nguyện về sự cứu rỗi… Dylan nói về ca từ trong "Every Grain of Sand" như sau: "an inspired song that just came to me.... I felt like I was just putting words down that were coming from somewhere else." (một bài hát đấy cảm hứng…  Tôi cảm thấy như là từng từ ngữ, ý tưởng đến từ chốn xa xôi nào đó." (dẫn theo trang tạp chí âm nhạc RollingStone - tạp chí này cũng xếp hạng đây là ca khúc ở vị thứ 10 trong 10 ca khúc hay nhất của Bob Dylan).

930. POSITIVELY 4TH STREET


"Positively 4th Street"  - Bob Dylan là một ca khúc có ca từ dễ hiểu, mang đậm những suy tư về con người và đời sống; thông điệp mà bài hát mang đến là: nếu bạn là tôi (hay tôi là bạn) chúng ta sẽ hiểu rõ cảnh ngộ của nhau. Đôi khi trong cuộc đời, vì một lí do nào đó chúng ta có khi lại dối lừa, thất vọng, bất mãn nhau …nhưng cũng cần hiểu rằng: Yes, I wish that for just one time / You could stand inside my shoes/ You’d know what a drag it is / Today to see you” (Mong sao có một lần em đặt mình vào vị trí của anh; sau bao nhiêu mệt mỏi anh đã có em hôm nay)… Tuy nhiên cái nhan đề “Positively 4th Street” có ý nghĩa như thế nào trong ca khúc thì quả là khó hiểu… Vậy nên cứ tạm dịch “Chắc là ở đường số 4”…

9/3/17

929. RAINY DAY WOMEN#12 & 35'


Ca khúc Rainy Day Women #12 & 35  mở đầu của Album nhạc Blonde on Blonde mà Dylan cho ra đời năm 1966 nằm trong số những tác phẩm hay nhất của Dylan, nó cho thấy khả năng dùng âm nhạc để bầy tỏ những quan niệm chính trị, những tìm tòi tôn giáo, triết học và khuynh hướng đào sâu mọi ngõ ngách hồn người mà ông đã không ngừng xiển dương trong suốt hơn 50 năm sự nghiệp âm nhạc của mình.
Dù vậy, đây là một bài hát khó hiểu với câu refrain “Everybody must get stoned” (Mọi người đều bị ném đá) tuy không phải là câu hay nhưng đã tạo ra tranh cãi nhiều thập niên: không hiểu nó nói về hình phạt ném đá trong Cựu Ước hay là kêu gọi mọi người hút cần sa. Hay có khi cả hai… Ngay cả các kí tự #12 & 35' sau nhan đề Rainy Day Women cũng khó hiểu và bản thân tác giả cũng chưa bao giờ giải thích các ý nghĩa này. 
Theo Tạp chí Âm nhạc Rolling Stone, ca khúc này nằm trong top 10 các bài hát xuất sắc nhất của Bob Dylan.

8/3/17

928. IDIOT WIND

Đôi khi Bob Dylan cũng đối diện với những bi kịch trong đời sống riêng tư. Ông từng bày tỏ điều ấy trong ca khúc “Idiot Wind” như là “nhạc phim của đời mình”  – chính con trai Jakob Dylan của ông tuyên bố: “Bài hát là lời cha mẹ tôi đang nói chuyện với nhau.” Idiot Wind” được rất nhiều người yêu thích không bởi chỉ giai điệu mới lạ và còn có những ca từ sâu  cay chất chưa nỗi đau của tác giả… Theo trang Americane Song Writer (trang lưu danh những nhạc sĩ nổi tiếng của Mỹ) thì đây là ca khúc nằm ở vị thứ 16 trong số 30 ca khúc hay nhất của Bob Dylan

1/3/17

927. LOVE IS JUST A FOUR LETTER WORD


Ca khúc "Love is Just a Four Letter Word" - Bob Dylan
Bản dịch Việt ngữ của Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh
TÌNH CHỈ LÀ MỘT TỪ BỐN CHỮ     
1.
Dường như chỉ mới ngày hôm qua
Tâm trí tôi gửi lại trong quán cà phê Gypsy 
vói một người bạn của bạn tôi. 
Nàng ngồi với một đứa bé nặng trĩu trên đùi 
nói về cuộc đời tự do sau khi thoát cảnh nô lệ 
với đôi mắt không chút dấu vết khổ đau 
và câu trong lần tiếp xúc đầu tiên nàng nói là
Tình chỉ là một từ bốn chữ.

926. FOREVER YOUNG

Forever Young (Trẻ mãi - Mãi mãi tuổi thanh xuân) – ca khúc của Bob Dylan là một lời chúc lành vào dịp sinh nhật, đám cưới… nên có thể hiểu ca khúc này như lời của những người thân yêu dành cho nhau.
Mộc Nhân dịch bài này như lời của người cha gởi gắm những tâm tình với con
                                       - để tặng con trai của ba