31/3/12

145. MỖI NĂM CHỈ MỘT NGÀY CÁ THÁNG TƯ

Nguyễn Hoàng  Đức

Có thể nói mọi bất hạnh xảy ra trên đời rồi dẫn đến bi kịch khủng khiếp là do nói dối hoặc bất tín. Tại sao vậy? Chúng ta vẫn thường nói đến ba chìa khóa căn bản để xây dựng cuộc đời tốt đẹp là CHÂN – THIỆN – MỸ. Chân – đứng đầu bảng, cũng là chân thật, chân tình. Vậy thì nói dối tức là ngược với CHÂN, làm sao chẳng dẫn đến đổ vỡ bất hạnh? Triết gia Hegel một bậc thầy của người Đức và thế giới đã lý giải thế này: một chiếc cột bị dựng nghiêng, người ta sẽ phải dựng cho tới khi nào nó đứng thẳng trên mặt đất, có như vậy nó mới không đổ. Một chiếc cột dựng nghiêng sẽ đố kéo theo cả tòa nhà đổ. Vậy thì khi chiếc cột đứng thẳng, đó chính là giá trị CHÂN LÝ của nó rằng: nó buộc phải đứng thẳng mới đứng vững và chống đỡ vòm mái hay thứ khác. 

27/3/12

144. TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI NHẬN HUÂN CHƯƠNG LĐ HẠNG III

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI – ĐẠI LỘC 
ĐÓN NHẬN HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG III
MN ghi chép
            Trường Trung học Đại Lộc sau năm 1975 tách ra thành trường cấp 1& 2 Đại Phước, Khu 7 Thị trấn Ái Nghĩa- Đại Lộc. Đến năm 1991, do nhu cầu phát triển của giáo dục huyện nhà và thực hiện đề án trường Liên xã, trường THCS Nguyễn Trãi được thành lập  theo QĐ số 816/ QĐ-UB ngày 01 tháng 8 năm 1991 của Ủy ban nhân dân Huyện Đại Lộc. Địa điểm trường đặt tại Khu 4 Thị trấn Ái Nghĩa.
Đến năm 1997 do sự phát triển về số lượng HS nên phải chia tách số HS về các xã Đại Hiệp, Đại Nghĩa về trường mới. Từ đó đến nay nhà trường chỉ còn HS của thị trấn Ái Nghĩa và một bộ phận HS của xã Đại Nghĩa. Trong nhiều năm qua trường đã tự khẳng định mình là một trong những địa điểm tin cậy về chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Đại Lộc. Đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển chính trị, kinh tế xã hội của địa phương, xu thế hội nhập và phát triển hiện nay đòi hỏi sự nghiệp giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục thế hệ trẻ thành những con người có đủ các phẩm chất đạo đức, năng lực sáng tạo để đáp ứng được công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
         Từ năm 1991 CSVC của trường được xây dựng mới, tương đối khang trang, đáp ứng được yêu cầu cơ bản của việc đổi mới giáo dục.
Được sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam, Phòng GD&ĐT huyện Đại lộc, của chính quyền các cấp cùng với sự cố gắng phấn đấu của đội ngũ cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh … trường THCS Nguyễn Trãi đã đủ tiêu chuẩn và được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia vào tháng  11 năm 2003.
Trong những năm qua, nhà trường đã từng bước khẳng định được uy tín, chất lượng của trường so với các trường trong địa bàn huyện. Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ GV tương đối đồng đều về chuyên môn, nghiệp vụ và luôn đạt được những thành tích cao trong các hoạt động phong trào cũng như chất lượng giáo dục, chuyên môn.
       Từ khi thành lập đến nay, nhà trường liên tục nhiều năm đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc. Đã được 2 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 3 bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2 bằng khen của UBND Tỉnh và nhiều bằng khen của giám đốc Sở  GD&ĐT và UBND huyện.  
Với những thành tích xuất sắc đạt được từ năm học 2006-2007 đến năm học 2010-2011 nhà trường đã được Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba (QĐ số 2548/QĐ-CTN ngày 29 tháng 12 năm 2011).

143. THƠ , CUỘC LO TOAN ĐỔI MỚI

Nguyễn Hữu Quí

Thơ tồn tại như sự minh chứng cho sức sống của ngôn ngữ dân tộc. Chưa có dân tộc nào chối bỏ hay hạ thấp các nhà thơ chân chính, những người biết tôn vinh và chia sẻ với Tổ quốc mình bằng thi ca. Cũng không ai đánh giá, ghi nhận, xếp hạng nhà thơ chính xác, công bằng và sòng phẳng như đông đảo quần chúng nhân dân.

Thơ không chỉ có nghĩa mà chủ yếu phải là tình, là hồn, những khái niệm ai cũng biết nhưng lý giải một cách thấu triệt và sâu sắc là vô cùng khó. Trong thơ có hơi thở, hồn vía của dân tộc mình, đồng bào mình. Nó chính là cái thấm sâu nhất, lâu nhất và đương nhiên chi phối nhiều hơn cả trong hành trình sáng tạo của người cầm bút. Các nhà thơ đích thực ít ai không khởi đầu và đề cao chất truyền thống trong sáng tác thi ca. Bập vào những trào lưu, trường phái ngoại lai một cách vội vã, thiếu chọn lọc dường như làm cho người ta dễ quên điều đó. Hệ quả của sự tiếp nhận đó không mấy tích cực và sự thành công của nó cho đến hôm nay theo nhìn nhận của tôi là rất ít ỏi. Quá chuộng hình thức trong khi nội dung không mang được những phát hiện mới về cuộc sống, lạ xa với thế thái nhân tình, lợt lạt cảm xúc và cuối cùng là sự trắng tay của người cầm bút.

25/3/12

142. HÙNG VƯƠNG VỚI Ý THỨC DÂN TỘC

Nguyễn Đăng Thục

Hàng năm, đến ngày mồng 10 tháng 3, nhân dân Việt Nam trước đây từ cấp lãnh đạo cho đến nông dân các cấp xã hội, kéo nhau đến trước đền thờ vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh tỉnh Phú Thọ làm lễ tế nơi cố đô Phong Châu của nòi giống Việt. Đấy thật là một vị trí hùng vĩ của giang sơn khi mới mở, phía đông là núi Tam Đảo, phía nam là núi Tản Viên, ở giữa nhìn xuống hai giòng Lô giang và Thao giang, gặp nhau ở Bạch Hạc.
Giữa đền trên, một bức hoành phi với bốn chữ đại tự:
VIỆT NAM TRIỆU TỔ
(Việt Nam thuỷ tổ dựng nước).
Trên bàn thờ có mười ba chữ bài vị:
ĐỘT NGỘT CAO SƠN CỔ VIỆT HÙNG THỊ THẬP BÁT THÁNH VƯƠNG VỊ
(Vòi vọi núi cao họ Hùng nước Việt xưa 18 bài vị vua thánh.)
Chúng ta không biết Việt Nam là một nước Văn hiến kể từ bao giờ, chỉ biết trên đất Giao Chỉ gồm Quảng Đông, Bắc Việt và phía bắc Trung Việt ngày nay vốn là nơi gặp gỡ của hai chủng tộc, một thuộc về văn minh Đông Sơn mà di tích tiêu biểu trống đồng hiện thấy rải rác từ phía nam Dương Tử cho đến Nam Dương quần đảo, và một thuộc về văn minh Lạch Trường mà di tích tiêu biểu là Cổ mộ thiên động rải rác từ Tứ Xuyên xuống đến Thanh Hóa. Có lẽ vì sự gặp gỡ hai chủng tộc thuộc hai tinh thần văn hóa, một chủng tộc từ lục địa phương Bắc xuống với một chủng tộc từ hải đảo phương Nam lên, cho nên dân Việt ta đã lý tưởng hóa thành dòng dõi Rồng Tiên. Nhưng đấy là tín ngưỡng truyền thống dân tộc và đã là tín ngưỡng thì nó có một giá trị thiêng liêng ở đức tin tập thể.

22/3/12

141. CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG TRONG GIÁO DỤC và PHƯƠNG THỨC TƯ DUY TOÀN DIỆN

John Dewey


Là một nước chỉ hơn 200 tuổi, nếu so với các nước cổ đại thì Mỹ còn non trẻ; thế nhưng Mỹ lại là nước văn minh nhất, tiến bộ nhất trên thế giới. Điều gì khiến cho Mỹ đạt được vị trí như ngày nay? Nước Mỹ giàu tài nguyên thiên nhiên, hiển nhiên rồi, nhưng cũng có bao nhiêu quốc gia ngồi trên "mỏ vàng" mà nào biết sử dụng.
Nếu không do tài nguyên thiên nhiên, ắt hẳn phải do con người. Thế thì người Mỹ có gì khác biệt so với các giống dân trên thế giới? Người Mỹ quả có to con hơn, béo hơn các sắc dân da trắng thật, nhưng chắc hẳn bạn đọc cũng đồng ý rằng to xác chưa chắc đã làm cho đất nước tiến bộ. Vậy điều gì khiến cho Mỹ trở thành một nước hùng mạnh nhất trên thế giới? Nếu chúng ta cùng đồng ý với John Locke rằng: "Chín mươi phần trăm những người ta gặp, tốt hay xấu, hữu dụng hay vô tích sự, đều do giáo dục mà ra," thì chắc ta cũng phải đồng ý rằng sự hùng mạnh của một nước cũng do giáo dục tạo nên.
Như vậy, nền giáo dục của Mỹ có gì đặc biệt hoặc hay hơn nền giáo dục của các nước khác? Xin thưa, đó chính là nhờ ở Chủ nghĩa Thực Dụng và Phương pháp Tư duy Toàn diện do John Dewey, nhà giáo dục và triết gia hàng đầu của Mỹ xướng xuất từ cuối thế kỷ 19.

19/3/12

TỨ NHIẾP PHÁP và GIÁO DỤC

Lê Đức Thịnh

          Trong Bộ Kinh Duy-ma-cật của Nhà Phật ( Quyển thượng - Phẩm thứ nhất ) có nói đến  TỨ NHIẾP PHÁP. Đó là bốn phương pháp mà Bồ Tát dùng để nhiếp phục chúng sanh về với Phật pháp:
1. Bố thí nhiếp : Dùng việc bố thí để nhiếp phục. Ðạo Phật là đạo từ bi, cứu khổ. Mà những nỗi khổ lớn của con người là gì? Ðó là sự thiếu thốn về vật chất, sự mê mờ về tinh thần, và lòng lo sợ về đủ mọi thứ
Vậy người có lòng từ bi, muốn cứu khổ thì trước tiên phải xả bỏ tánh ích kỷ, phải cho mọi người những gì mình có, phải cho những gì người khác mong muốn. Nghĩa là phải làm hạnh bố thí. Do sự bố thí ấy mà mình cảm phục được người chung quanh, mà người chung quanh mới gần gũi thân mến mình và mong cầu học đạo.
2. Ái ngữ nhiếp : Dùng lời hay, ý đẹp để nhiếp phục. Tùy theo căn tánh chúng sanh mà khôn khéo nói năng, an ủi, khuyên lơn, khiến cho họ sinh lòng thân mến, cảm phục, rồi từ đó họ mới theo ta mà học đạo.
3. Lợi hành nhiếp : Dùng hành động vị tha hoặc lấy ích lợi để nhiếp phục khiến cho người ta sinh lòng thân mến mà theo ta học đạo. Bất luận việc lớn nhỏ, miễn giúp ích được cho người là không bao giờ từ nan, không cần phải đợi có dủ phương tiện mới làm lợi ích cho người được.
4. Đồng sự nhiếp : cùng hoà nhập, chan hoà, chia sẻ, cộng tác với người, không phân biệt để một mặt hướng dẫn, giúp đỡ họ trong nghề nghiệp, một mặt nêu cao gương lành, làm cho họ cảm mến mà theo.
Học Phật là để sống chứ không phải để thoát li cuộc sống. Thiết nghĩ lời dạy của Ngài không chỉ để tu tập và hành đạo mà còn để vận dụng cho cuộc sống trần thế. Tuỳ vào từng hoàn cảnh cụ thể mà mỗi người có thể nhận thức và rút ra bài học “nhiếp phục” cho riêng mình.

Người làm công tác giáo dục cũng có thể vận dụng TỨ NHIẾP PHÁP trong việc giáo dục học sinh:

17/3/12

140. “LỜI RU LÁ CỎ” TRONG DÒNG CHẢY ĐỒNG QUÊ

Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh

Kính tặng anh Nguyễn Hải Triều nhân đọc tập thơ “Lời ru lá cỏ” (Nxb ĐN, tháng 3-2012)


Nguyễn Hải Triều  quê Đại Lộc, Quảng Nam - Hội viên Hội Nhà văn QN
Sách đã in : Đại Lộc một vùng văn hóa (Biên khảo- 1995)
                     Rơm rạ mùa (Thơ - 2007), Lời ru lá cỏ (Thơ- 2012)
Sắp in : Vết rạn (Kịch bản sân khấu), Mùa sim (Truyện ngắn).

Nghe anh Nguyễn Hải Triều ra tập thơ mới, vui quá nên mới nhắn tin : “Đừng quên tặng thơ MN nghe, đừng quên đấy!”
Thực ra là nhắn tin thay cho lời chia vui cùng anh chứ biết NHT sao có thể quên bạn thơ. Đôi khi viết được mấy bài hay, anh còn dúi cho đọc lại còn hỏi chừng: “Mi thấy răng, mi thấy răng”.
Cũng có lúc bận quá chưa để mắt tới nhưng cứ trả lời anh : “Thấy đã, thấy sướng”. Chỉ cần thế, sự sướng hiện lên trên mắt anh, thế là tiếp: “Chúc anh sướng” và thấy anh sướng thật sự.
Dường như cái sự chia sẻ của người thơ với bạn đọc là một nhu cầu như yêu, như sống, như sướng vậy.
Chiều. Anh NHT đến. 
Áo sơ mi ngắn tay bỏ ngoài bình dị, phong trần trên chiếc xe Cub 79 cũ kỉ và đề tặng thơ ngay trên hiên nhà. Rồi lại tất bật “Để khi khác, để khi khác, tao còn có chuyện vui muốn nói với mi”
Chợt nhớ Nguyễn Mậu Hùng Kiệt từng gọi vui NHT là “Gã nhà quê” khi viết về tập “Rơm rạ mùa” – của anh ra mắt 2007.

16/3/12

139. DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC GIẢ HIỆU

Mortimer J. Adler

Mortimer Adler là một triết gia, và là một trong những nhà giáo dục hàng đầu của Mỹ. Adler sinh năm 1902 và mất năm 2001, thọ 99 tuổi. Adler được coi là một trong những triết gia về giáo dục thuộc trường phái Perennialism, một lý thuyết giáo dục chủ trương rằng con người, dù ở bất cứ nơi nào, cùng sở hữu và chia sẻ một bản năng chung-lý tính­-một bản năng xác định con người. Từ nhận định này, Adler chủ trương rằng nền giáo dục phổ thông phải đồng nhất cho mọi học sinh. Mọi học sinh đều phải được dạy để có 3 loại kiến thức: kiến thức phổ thông; kỹ năng tư duy; và hiểu biết về tư tưởng và giá trị. Mỗi loại kiến thức khác nhau đòi hỏi một phương pháp dạy khác nhau. Adler cùng Max Weismann thành lậpTrung tâm Nghiên cứu các Tư Tưởng Vĩ Đại và ông cũng đề nghị một chương trình giảng dạy các tác phẩm kinh điển (Great Books) của văn hóa Tây phương cả hai trình độ trung học và đại học tại Mỹ và Canada.
***

11/3/12

138. CĂN NGUYÊN Ý THỨC HỆ DÂN TỘC THỜI LÝ

 Phạm Đạt Nhân

(Tác giả bài viết là người Đại Lộc - Quảng Nam 
nguyên là giảng sư môn Triết tại Đại Học Vạn Hạnh - Sài Gòn trước 1975)

     Nhà Lý khởi nghiệp từ vua Lý Thái Tổ ( Lý Công Uẩn ) đã mở ra cho dân tộc Việt Nam một thời đại mới, một kỷ nguyên mới, một vận hội mới mà các sử gia về sau xem như là một trong các thời đại hoàng kim của lịch sử nước ta. Từ khi Lý Công Uẩn lên ngôi, xây dựng đế nghiệp cho nhà Lý, đất nước ta có nhiều thay đổi lớn : dời đô về Thăng Long, đặt ra các định chế chính trị và mô thức xã hội mới. Đặc biệt là thay đổi tư tưởng lãnh đạo quốc gia. Các vị vua kế nghiệp như Thái Tông, Thánh Tông ... đã kế thừa và phát huy tư tưởng của ông cha mình nên đã giữ được nền độc lập tự chủ lâu dài, tạo ra một xã hội rộng mở, đoàn kết, một đất nước an bình thịnh trị.

10/3/12

137. CÁI CHẾT, PHẬT GIÁO VÀ CN HIỆN SINH trong nhạc Trịnh Công Sơn

John C. Schafer  (Vy Huyền dịch)


John C. Schafer là giáo sư emeritus, khoa Anh ngữ, Đại học Humboldt, Hoa Kỳ. Ông đã dạy Anh ngữ tại Việt Nam theo Chương trình Tình nguyện Quốc tế (1968-1970) và Chương trình Fullbright (1971-1973, 2001). 
***
Đã có rất nhiều lời giải thích về sự nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua những đề tài như: ca từ đầy chất thơ, khác với dòng nhạc tiền chiến, mang chủ đề phản chiến, cả việc ông đã khám phá ra những tiếng hát nữ tài năng, và còn nhiều điều khác nữa. Nhưng chủ đề Phật giáo trong những bài hát của ông lại rất ít khi được nhắc đến, phải chăng, đây là điều những học giả Việt Nam cho là hiển nhiên. Bài viết này nói đến chủ đề Phật giáo trong nhạc Trịnh và chứng minh rằng chủ đề này góp phần vào việc giải thích hiện tượng Trịnh Công Sơn. Ngoài ra, bài viết này cũng đề cập đến chủ nghĩa hiện sinh Âu châu, là điều mà tác giả bài viết cho rằng đã thu hút Trịnh Công Sơn nhưng không có ảnh hưởng lớn đến những sáng tác của ông. 

9/3/12

135. CÀNH SAN HÔ NGŨ SẮC

Truyện ngắn 
Mộc Nhân

Anh P. năm nay khoảng hai mươi tuổi, mặc dầu tôi chỉ là một thằng nhỏ mười bốn tuổi nhưng anh rất thích chơi với tôi và hiển nhiên là tôi rất quí mến anh. Quan hệ giữa tôi và anh không chỉ là anh em mà còn là “bạn vong niên”.
Anh P. là con bác Hai, người anh họ của tôi.
Gia đình bác Hai nghèo, sống nay đây mai đó nên anh phải nghỉ học giữa năm lớp mười một. Anh ấy học thật giỏi, là tôi nghe nói thế và tôi thấy cách anh giảng giải mấy bài toán khó khi tôi bí thì biết ngay anh không phải là tay vừa.
Bác Hai thường “đi bạn” tức là làm thuê dài ngày trên tàu cá. Còn bác gái đau yếu luôn nên chỉ ở nhà làm việc vặt.
Ngoài những lúc phụ giúp mẹ, anh dành thời gian để sang chơi cùng tôi bởi anh chẳng thân với ai cả.

8/3/12

134. MỘT QUAN NIỆM VỀ VĂN CHƯƠNG

Trương Tửu

Trương Tửu ( 1913 - 1999) là nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam. Các bút danh khác: Nguyễn Bách Khoa, Mai Viên …
Từ năm 1941 đến 1946, Trương Tửu làm Giám đốc Văn chương (tương tự Tổng biên tập) NXB Hàn Thuyên. Thời kháng chiến chống Pháp, ông là ủy viên Hội Văn hóa Việt Nam, chi hội phó Chi hội Văn hóa Thanh Hóa, tham gia bí thư đoàn liên đoàn Văn nghệ kháng chiến liên khu IV, dạy trường Thiếu sinh quân, trường Dự bị đại học…
Sau hiệp định Genève 1954, ông hồi cư về Hà Nội, dạy Trường đại học Sư phạm, Đại học Văn khoa Hà Nội. Năm 1957, ông được phong chức danh Giáo sư, cùng đợt với Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Nguyễn Mạnh Tường… Đầu năm 1958, bị buộc thôi việc vì dính líu đến vụ Nhân văn giai phẩm. Sau đó, ở tuổi 45, ông đã rời bỏ hẳn nghiệp viết, chuyển sang nghiên cứu y học và sống bằng nghề chữa bệnh Đông y.
***

5/3/12

133. THÁC GRĂNG

Lê Đức Thịnh

Thác Grăng thuộc thôn Pàxua, xã Tabhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, cách quốc lộ 14D khoảng 3 km. 
Mất khoảng 30 phút đi ô tô từ Đại Lộc, Quảng Nam theo quốc lộ 14B hoặc 60 phút từ Thành Phố Đà Nẵng là đến Thành Mỹ, thị trấn miền núi thuộc Nam Giang. Tại đây chúng ta có thể dừng chân nghỉ giữa chặng để cảm nhận vẻ đẹp của phố núi:
"Thung lũng thênh thang phố mới
Mây treo núi đá bồng bềnh"
Từ Thạnh Mỹ đến bến Giằng khoảng 15 km ta sẽ gặp nơi hợp lưu của của dòng sông Bung và sông Thanh. Trước đây muốn qua sông Thanh phải đi thuyền độc mộc của người bản địa, còn ngày nay tại đây có cầu bến Giằng qua lại rất thuận lợi nhưng vẫn gợi lại kí ức xưa ngọt ngào mà nghiêng ngả:
“Đường vùng cao đạp vai leo dốc
Tiếng sói tru đêm  vọng  âm hồn
Cọp gầm  giữa cơn mê thảng thốt
Bên em K’ Tu   ấm men nồng .

Nắng chang chang đường lên bến dốc
Qua sông Thanh nghiêng ngả thuyền cây
Ngẩng đầu  mây và núi đá
Chân trần  nát kiếp cỏ hoa.”

4/3/12

132. THƠ HUỲNH MINH TÂM

THƠ HUỲNH MINH TÂM
Bài dự thi “Thơ ca và Nguồn cội” lần II / 2011

HMT gửi dự thi “Thơ ca và Nguồn cội”  (lần II) 10 bài. Tác giả tâm sự : Những bài dự thi đều có nội dung trong sáng, ngôn ngữ mới mẻ, hình tượng đẹp, hiện đại, với dụng ý khai triển một thi pháp lạ hoàn toàn, tạm dứt khoát chối bỏ cách viết cũ với hình thức mới lạ, tính tư tưởng huyền hoặc, tham vọng tạo ra một cú hích, một nhãn quan mới cho độc giả.
Rất tiếc 10 bài tham gia, 4 bài được đăng tải và vào vòng sơ khảo nhưng chung khảo lại không có  một giải nào - dù tác giả rất tự tin khi đánh giá những tác phẩm của mình.


Trong một bài tạp văn trên trang riêng, HMT viết : 
" Bài thơ của “ tại hạ” mà đem giao phó cho một kẻ bình phẩm, e hèm, than ôi, là xiết bao đau đớn, bầm dập. Nó sẽ bị tùng xẻo, bị dao cắt, lưỡi cắt, bị vài kẻ kính cận lăm le nghiêng ngó, dùng kính soi rọi.
Nào mấy kẻ nhìn thấy hoa thơm ở đỉnh non cao ? Nào mấy kẻ chiêm ngưỡng làn nước trong veo trong vắt của hồ xanh buổi sáng. Họ chỉ tọc mạch vài lời điêu ngoa, vài câu sấp ngửa ? Sao có kẻ nhìn ra dặm bước đìu hiu, nhìn bờ rậm rịt, nhìn gương sáng láng ? Sao có kẻ thấu suốt sáu cõi mới e ấp vài lời ? Sao có kẻ thức vạn đêm mới vụt hiện một ý tứ ?
Nhưng thơ mà cất giấu ru rú thì tội nghiệp nó làm sao. Nó ngủ ở đâu không biết. Nó chơi ở đâu không biết. Hay nó trầm mình chết sông chết biển. Thôi thì mấy giọt nước mắt tả tơi, ẩn ức kia cũng chỉ là thứ phù du, mộng ảo, hãy cho nó thử thách với cuộc đời, cho nó bị đè trên cưỡi dưới. Mặc kẻ nọ phán thế nọ. Mặc kẻ kia phán thế kia. Mặc cho bao tội tình, tội tình lắm thay vài kẻ ngủ gật lấy bài thơ che mắt."


Có lẽ cái "tầm" và cái "tâm" của tác giả đã không được các vị trong hội đồng chung khảo cuộc thi "Thơ ca và Nguồn cội" đánh giá đúng mức chăng !
Được sự cho phép của tác giả, MN xin gửi đến đọc một số bài trong chùm thơ nói trên.

***

131. THƠ KHÓ - HAY CÂU CHUYỆN CỦA NHỮNG GIỚI HẠN

  Nguyễn Thanh Tâm

  Trong một bài viết có tên “Thơ khó” đăng trên báo Ngày nay, số 145, thứ Bảy, 14 Jan, 1939, Xuân Diệu đã diễn giải những suy ngẫm của mình về hai lối thơ: dụng tâm khó và khó một cách vô tâm, chuyển dẫn từ quan niệm và thực hành thi ca của Mallarmé, Baudelaire …



2/3/12

129. SA SÚT DẠY HỌC VĂN

SA SÚT CỦA VIỆC DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
Lê Đức Thịnh                                 

Không thể phủ nhận môn ngữ văn (NV) là môn học công cụ, là cái chìa khóa mở tất cả các môn khoa học khác bởi “ngôn ngữ luôn gắn liền với tư duy- ngôn ngữ là công cụ của tư duy”. Trong nhà trường phổ thông môn NV vừa đáp ứng yêu cầu về tri thức vừa gắn với rèn dũa cho học sinh có được công cụ để đáp ứng các yêu cầu của cuộc sống.
Việc giảng dạy môn văn trong nhà trường phổ thông hiện nay thì quả là vô khối chuyện phải bàn, cả tích cực lẫn tiêu cực, tuy nhiên điều đáng buồn là mặt tiêu cực trong dạy học và hiệu quả học tập bộ môn khiến người những trực tiếp dạy học bộ môn không khỏi đau lòng.
Sự sa sút của việc dạy văn và học văn trong nhà trường đã dẫn đến sự khuyết hãm về tri thức khoa học nhân văn của thế hệ trẻ được đào tạo trong nhà trường theo tôi là do những nguyên nhân sau đây: 

1/3/12

128. ĐIỀU GIẢN DỊ

Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh

Chỉ tình yêu còn lại   /   dù yêu em một mình

Giản dị như mùa xuân
chồi non thành ngòi bút
chờ câu thơ mở nụ
vàng cả chiều bâng khuâng

giản dị như ngày nắng
giòn giã rơi tiếng ve
thắm cầu vồng bảy sắc
sông trôi cả trời hè

giản dị như mùa thu
em chờ mùa thay áo
anh nhớ một lời ru
vọng từ trong mộng mị

giản dị như mùa đông
nghe những đêm mưa bão
ngày lạnh em khoe áo
sắt se nhớ sao trời

nhìn đất trời giản dị
chẳng vướng bận điều chi
tưng bừng hay vật vã
mọi thứ đến và đi

giản dị như cát bụi
mịt mờ cõi phiêu linh
chỉ tình yêu còn lại
dù yêu em
                một mình.

LĐTtháng ba / 2012