Phạm Đạt Nhân
(Tác giả bài viết là người Đại Lộc - Quảng Nam
nguyên là giảng sư môn Triết tại Đại Học Vạn Hạnh - Sài Gòn trước 1975)
Nhà Lý khởi nghiệp từ vua Lý Thái Tổ ( Lý Công Uẩn ) đã mở ra cho dân tộc Việt Nam một thời đại mới, một kỷ nguyên mới, một vận hội mới mà các sử gia về sau xem như là một trong các thời đại hoàng kim của lịch sử nước ta. Từ khi Lý Công Uẩn lên ngôi, xây dựng đế nghiệp cho nhà Lý, đất nước ta có nhiều thay đổi lớn : dời đô về Thăng Long, đặt ra các định chế chính trị và mô thức xã hội mới. Đặc biệt là thay đổi tư tưởng lãnh đạo quốc gia. Các vị vua kế nghiệp như Thái Tông, Thánh Tông ... đã kế thừa và phát huy tư tưởng của ông cha mình nên đã giữ được nền độc lập tự chủ lâu dài, tạo ra một xã hội rộng mở, đoàn kết, một đất nước an bình thịnh trị.
Riêng đối với vua Lý Thánh Tông "là vua ta đầu tiên có óc lập một đế quốc có danh ngang với một nước thiên tử. Vua đặt quốc hiệu là Đại Việt , các vua trước là Thái Tổ, Thái Tông coi các nước là chư hầu và muốn ngăn cấm Chiêm Thành thần phục Tống " ( theo Giáo sư Hoàng Xuân Hãn ). Điều đó chứng tỏ các vua đầu nhà Lý nhất quán một tư tưởng chủ đạo xét như một chiến lược lâu dài, một ý hệ quốc gia . Ngày nay chúng ta ôn lại lịch sử không đơn thuần là dựng lại quá khứ mà làm cho quá khứ sống lại trong kinh nghiệm mới mẻ của hiện tại. Vậy tư tưởng lãnh đạo quốc gia cũng như ý thức hệ chính trị của các vị vua đầu nhà Lý là gì ?
Nói một cách ngắn gọn cô đúc thì đấy là tư tưởng “tri hành hợp nhất, vạn pháp nhất lý” ảnh hưởng bởi nhiều nền văn minh, văn hóa mà chất men nối kết là thiền hành động. Tư tưởng nầy không phải vay mượn của ai mà cũng không phải ngẫu nhiên tự phát. Nó được phôi thai bén rễ trong môi trường văn hóa của đất Giao Châu thời ấy. Nó là hoa trái của một quá trình tiếp thu có sáng tạo, có chọn lọc và là kết tinh của tổng hòa văn hóa dân tộc. Nói đến văn hóa là phải nghĩ đến các lãnh vực: Tôn giáo, tín ngưỡng, học thuật, ngôn ngữ, triết học, giáo dục, chính trị ...
Đất Giao Châu ngày ấy là ngã tư của các dân tộc và các nền văn minh ( carefour de people et de civilication ). Đương thời nhà Lý (thế kỷ XI- XII) các xứ lân bang đang trong thời kỳ cực thịnh, văn hóa phát triển rực rỡ: Ở phương bắc Trung Quốc đang thừa hưởng văn minh đời Đường kết hợp với học thuật Tống Nho ; ở phương nam Chiêm Thành, Chân Lạp chịu ảnh hưởng văn minh Ấn Độ. Trong bối cảnh ấy việc tiếp thu tư tưởng ngoại nhập là tất yếu, tiếp thu mà không mất gốc là nhờ biết giữ lại những gì đã có sẵn bên trong. Cái có sẵn ấy là tín ngưỡng quốc gia qua hai nền văn minh Đồng Cổ và Cổ Mộ (Đông Sơn, Lạch Trường) cộng với tín ngưỡng đa thần giáo phổ biến trong xã hội nông nghiệp thời ấy.
Về mặt tư tưởng ta chịu ảnh hưởng bởi hai nền văn minh tối cổ: văn minh Trung Hoa với tư tưởng nhập thế thực tiễn và văn minh Ấn độ với tư tưởng xuất thế, duy lý, suy tưởng. Do vậy nẩy sinh ra hai khuynh hướng đối lập: khuynh hướng nhập thế tích cực và khuynh hướng tư duy cá nhân và cũng từ đó có sự mâu thuẫn giữa tri và hành, xuất và xử, cá nhân và cộng đồng, thiên nhiên và con người, tâm linh và hành động.
Về mặt tư tưởng ta chịu ảnh hưởng bởi hai nền văn minh tối cổ: văn minh Trung Hoa với tư tưởng nhập thế thực tiễn và văn minh Ấn độ với tư tưởng xuất thế, duy lý, suy tưởng. Do vậy nẩy sinh ra hai khuynh hướng đối lập: khuynh hướng nhập thế tích cực và khuynh hướng tư duy cá nhân và cũng từ đó có sự mâu thuẫn giữa tri và hành, xuất và xử, cá nhân và cộng đồng, thiên nhiên và con người, tâm linh và hành động.
Trong tình cảnh ấy, các lãnh đạo nhà Lý đã hóa giải, dung hợp các mâu thuẫn trên bằng chất men nối kết gì ? Đó là tư tưởng “vạn pháp nhất lý, tri hành hợp nhất” của thiền, là yếu chỉ của kinh Hoa Nghiêm, là tinh mật của kinh Kim Cang ( bản vô nhị pháp, tâm Phật nhất như ) và cũng là tánh Không của trung quán luận.
.
Nhưng thiền là gì ?
Nhưng thiền là gì ?
Thiền khởi nguồn từ thái độ niêm hoa vi tiếu của Phật Tổ Như Lai tâm đắc ở ngài Ca Diếp. Từ đó tôn chỉ của thiền là giáo ngoại biệt truyền trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật. Rồi từ Ca Diếp đến Bồ Đề Đạt Ma tính ra hai mươi tám vị. Đạt Ma sang Đông Độ truyền cho Huệ Khả. Từ đó truyền mãi đến Huệ Năng là sáu đời. Đó là thiền Trung Hoa còn tổ sư thiền Việt
Thiền khi đến Việt Nam đã trở nên thiền hành động. Vì sao tổ Tăng Xán khuyên đệ tử của mình đến đất Giao Châu để hoằng hóa ? Phải chăng vì tâm lý của người Việt không quá duy lý như người Ấn và cũng không quá thực tế như người Hoa. Không quá duy lý vì mang sẵn tín ngưỡng đa thần, lại phải hành động để chống giặc ngoại xâm phương bắc và mở rộng bờ cõi về phương nam. Không quá thực tiễn vì cần có nguyên lý hướng dẫn hành động. Do vậy nhà lãnh đạo quốc gia đời Lý tất nhiên phải có nhu cầu toàn diện. Thiền hành động vì thế đã có đất để bám rễ.
.
Đương thời nhà Lý, các thiền sư tiêu biểu cho thiền hành động đều là đệ tử của thiền sư Tì -ni- đa-lưu -chi như Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh. Đặc biệt là thiền sư Vạn Hạnh được xem là đại biểu cho dòng thiền nầy. Thiền sư Vạn Hạnh vừa lo đạo vừa lo đời vừa nhập định theo lối THIỀN TÔNG vừa tụng chân ngôn theo lối mật tông, vừa hành động vừa thiết lập cái toàn thể nhất quán để hướng dẫn hành động, vừa xuất, vừa xử vừa đi ra thiên nhiên vừa đi vào sinh hoạt cộng đồng vừa dấn thân giúp đời lại vừa giữ được Không lý (thánh hóa cuộc đời mà không bị đời tục hóa ). Nhân vật điển hình, được cụ thể hóa lý tưởng của Vạn Hạnh thiền sư chính là Lý Công Uẩn. Vì vậy cho nên chúng ta không lấy làm lạ rằng vị vua đầu nhà Lý là nhân vật lãnh đạo đầu tiên trong lịch sử ViệtNam có dáng dấp phong tháí của một hiền triết lãnh đạo ( philosopher king ) theo quan niêm của Platon.
Đương thời nhà Lý, các thiền sư tiêu biểu cho thiền hành động đều là đệ tử của thiền sư Tì -ni- đa-lưu -chi như Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh. Đặc biệt là thiền sư Vạn Hạnh được xem là đại biểu cho dòng thiền nầy. Thiền sư Vạn Hạnh vừa lo đạo vừa lo đời vừa nhập định theo lối THIỀN TÔNG vừa tụng chân ngôn theo lối mật tông, vừa hành động vừa thiết lập cái toàn thể nhất quán để hướng dẫn hành động, vừa xuất, vừa xử vừa đi ra thiên nhiên vừa đi vào sinh hoạt cộng đồng vừa dấn thân giúp đời lại vừa giữ được Không lý (thánh hóa cuộc đời mà không bị đời tục hóa ). Nhân vật điển hình, được cụ thể hóa lý tưởng của Vạn Hạnh thiền sư chính là Lý Công Uẩn. Vì vậy cho nên chúng ta không lấy làm lạ rằng vị vua đầu nhà Lý là nhân vật lãnh đạo đầu tiên trong lịch sử Việt
Theo các sử liệu xác tín thì Lý Công Uẩn được nhà sư Khánh Vân nuôi dưỡng và được sư Vạn Hạnh dạy dỗ. Trong cuốn " các triều đại Việt Nam" của Quỳnh Cư và Đỗ Đức Hùng đã ghi chép về nhân vật Lý công Uẩn như sau : "Vốn thông minh bẩm sinh lại được nhập thân văn hóa ở một vùng đất văn minh văn hiến, lại được sự nuôi dạy của các vị cao tăng xuất chúng, Lý Công Uẩn là một người con ưu tú của dân tộc, ông đã cùng triều Lý làm rạng danh nước Đại Việt, viết nên những trang sử oanh liệt về dựng nước và giữ nước."
Lý Công Uẩn do Khánh Vân nuôi, Vạn Hạnh dạy, cho đến năm ba mươi lăm tuổi mới xuất chính. Nhờ có võ công kiệt xuất nên Lý công Uẩn làm đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ (duới thời Lê Long Đỉnh). Long Đỉnh là một ông vua vô cùng bạo ngược, độc ác, hoang dâm vô độ. Trong bốn năm làm vua vì dâm dục quá sức nên mắc bệnh nặng và chỉ ngọa triều. Long Đỉnh chỉ sống được hai mươi bốn tuổi; khi mất triều thần đồng tâm nhất trí tôn phò Lý Công Uẩn lên làm vua vì xét thấy con người nầy văn võ song toàn, có tài, có đức lại có lòng nhân được dân yêu mến. Việc nhà Lê đổi nhà Lý lên cũng là việc thuận với lòng trời lại hợp với ý dân (thuận hồ thiên nhi ứng hồ nhân ). Đó là lẽ tồn vong của nho gia (thuận thiên giã tồn, nghịch thiên giã vong).
Kinh nghiệm cho thấy, triều đại nào quá nhiễu nhương khiến cho dân tình ta thán, thần, người oán giận thì sớm muộn gì cũng tiêu vong.
Sau khi lên ngôi, nhà vua thấy đất Hoa Lư là nơi chật hẹp không thể mở mang thành nơi đô hội nên dời đô về Thăng Long. Sau đó nhà vua bắt tay vào việc chấn hưng đất nước dưới sự cố vấn của quốc sư Vạn Hạnh. Các việc làm của Lý Thái Tổ mang ý nghĩa xây nền đặt móng cho các triều đại kế tục:
* Xác lập quan hệ ngoại giao với Tống ở phương bắc, dẹp yên sự khuấy nhiễu của Chiêm Thành ở phương nam bắt Chiêm Thành và Chân Lạp phải sang triều cống.
* Sai người sang Trung Quốc thỉnh bộ kinh Tam Tạng.
* Cho xây chùa đúc chuông, tạc tượng, trọng đãi những nhà tu.
Ngoài những công tích trong buổi đầu khởi nghiệp nói trên , một sự kiện có ý nghĩa đặt mầm móng cho chính sách thân dân sau nầy, đó là việc xây cung Long Đức cho thái tử ở ( ngoại thành Thăng Long ) . Nhà vua muốn cho lớp người kế vị sau này phải rời xa nếp sống xa hoa, sung mãn, để sống chung cùng với dân thường . Có gần gũi tiếp xúc với dân Thái tử mới thấu hiểu được cảnh cơ hàn , oan khuất , bất công trong nhân dân. Thái Tổ trị vì được mười chín năm thì mất. Thái tử Phật Mã kế vị, hiệu là Thái Tông .
Các vua tiếp theo như Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông đều trung thành với ý thức hệ dân tộc của các tiên đế . Vẫn là tư tưởng tri hành hợp nhất, vạn pháp nhất lý của thiền hành động.
Thái Tông chú trọng việc sửa sang hình luật, bãi bỏ chế độ mua bán nô lệ, đặt ra các trạm dịch để tiện truyền thông và đi lại. Thành tựu đáng kể nhất mà Thái Tông đóng góp được cho nước nhà là việc xây dựng chùa Một Cột (1049) . Nguyên lai kiến trúc chùa Một Cột xuất phát từ một giấc mơ "Một hôm vua mộng thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen dẫn vua lên Đài, sáng ra vua thuật lại với các triều thần, thiền sư Thiền Tuệ khuyên vua cất chùa, dựng một cột ở giữa hồ, xây đài sen có tượng Quan Âm đặt ở trên đúng như hình ảnh trong mộng. Chùa được đặt tên là Diên Hựu (dài lâu). Ngôi chùa được trùng tu nhiều lần đến đời Thánh Tông mới hoàn chỉnh. Trong các kiến trúc thời Lý, chùa Một Cột xứng danh là biểu tượng văn hóa dân tộc. Bởi vì qua lối kiến trúc độc đáo nó mang nhiều ý nghĩa tượng trưng nói lên sự tổng hòa có sáng tạo các nền văn minh ngoại nhập gắn với văn minh bản địa. Kiến trúc sư Nguyễn Bá Chi coi đây là viên ngọc nghệ thuật Việt
Đến đời Lý Thánh Tông, thành tựu về mặt tư tưởng xã hội đã trở nên thập thành kỳ vĩ hơn bao giờ hết. Sử chép "Mai thị hoàng hậu mộng thấy mặt trăng vào bụng nhân đó có mang sinh ra thái tử ở cung Long Đức đặt tên là Nhật Tôn. Lớn lên thái tử thông kinh truyện, sành âm luật nhất là sở trường về võ lược" ( theo Việt
Về chính sách thân dân, ái dân : nhà vua đặt ra lệ cày tịch điền, đi xem gặt vào vụ mùa. Đặc biệt nhà vua có lòng bi mẫn, thương xót các tù phạm bị giam trong ngục lạnh nên sai đem chăn chiếu ban cho tù nhân, xuống lệnh đốt bỏ hình cụ. Vua thương xót người dân vì thiếu hiểu biết và vô minh lầm lỡ nên phải phạm luật. Do vậy mà ngài ra lệnh khoan giảm hình phạt. Nhờ biết yêu dân như cha mẹ yêu con nên vua rất được lòng dân; và cũng nhờ đó dân được an sinh, đất nước được yên bình, quốc gia thịnh trị. Dân chi phụ mẫu là quan niệm của Khổng Nho. Thánh Tông mặc dù là tín đồ của Phật nhưng vẫn dung nạp được tư tưởng của Nho gia.
Về chính sách huệ dân: nhà vua muốn người dân hiểu biết lý lẽ tam cương ngũ thường, đạo lý nhân nghĩa nên xiển dương Nho học. Hành động cụ thể là tu sửa văn miếu, tô tượng Khổng Tử, vẽ hình thất thập nhị vị hiền , bốn mùa đều có cúng lễ. Vua còn đưa thái tử đến cửa Khổng sân Trình để học cách Tu, Tề , Trị , Bình và dĩ dân vi bản (lấy dân làm gốc ).
Vua Lý Thánh Tông là người sáng lập ra thiền phái Thảo Đường. Dù vậy ngài vẫn tôn trọng tín ngưỡng dân gian thờ thần Siva và thần Deva qua việc xây chùa Nhị Thiên Vương. Ngoài ra dưới thời Lý Thánh Tông tín ngưỡng sùng bái của dân tộc (ảnh hưởng tư tưởng Lão giáo) cũng được thịnh hành . Phải nói rằng triều đại nhà Lý đã cho hoạt hiện nguyên lý tam giáo đồng nguyên một cách rộng rãi, phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân. Nhờ đó mà thiết lập được một mô thức xã hội rộng mỡ, có sự đoàn kết nội tại. Lý Thánh Tông là một nhà lãnh đạo kiệt xuất. Ngài vừa thông kinh truyện, vừa sành âm luật vừa sở trường võ lược lại nhân từ , đôn hậu, khoan hòa . Nhờ thông kinh truyện nên chuộng Nho thờ Thánh; nhờ sành âm luật nên phiên soạn nhạc khúc Chiêm Thành (chính nhà vua cầm khiên múa hát trong bửa tiệc khao quân giữa lòng đất Chiêm ) . Nhờ giỏi võ lược mà lập nên nhiều chiến công hiển hách. Binh pháp nhà Lý của ta bấy giờ có phần trội hơn binh pháp Tôn Tử của Tàu khiến cho nhà Tống rất nể phục, học hỏi và bắt chước. Ngoài ra Lý Thánh Tông còn là một kiến trúc sư. Tất cả các kiến trúc đời Lý, chùa tháp và các cung điện nguy nga tráng lệ đều theo đồ họa của nhà vua. Nhưng điều đáng nói hơn cả là cái Tâm của nhà lãnh đạo biết yêu dân, yêu nước. Lý Thánh Tông xứng danh là một HIỀN TRIẾT LÃNH ĐẠO theo quan niệm của triết gia Platon. Đức tính của nhà hiền triết là mẫu mực cho sự điều hòa và quân bình (không bất cập mà cũng không thái quá) . Lý Thánh Tông có sự khôn ngoan ( sagesse ) của nhà hiền triết, có lòng can trường (courage) của một chiến sĩ ,có sự hòa hợp tiết độ (température) của một đạo gia và có lòng nhân đức, công chính (justice) của một nhà chính trị hiền đức.
Năm 1072 Thánh Tông mất, Nhân tông lên ngôi lúc mới bảy tuổi. Nhân Tông là con của bà thái phi Ỷ Lan . Quan phụ chánh bấy giờ là Lý Đạo Thành. Theo Việt
* Về nội trị :
-Đắp đê Cơ Xá để giữ cho kinh thành không bị ngập lụt.
-Mở khoa thi tam trường để chọn người có tài ra giúp nước. ( kỳ thi đầu tiên chọn được mười người , thủ khoa là Lê văn Thịnh ( *) , làm tới chức thái sư . Năm 1076, Nhân Tông mở trường Quốc Tử Giám, mở khoa thi chọn người vào hàn lâm viện
* Về đối ngoại : có thể nói thời Lý Nhân Tông là thời vàng son trong lịch sử đối ngoại của của nước ta .. Từ thời Ngô, Đinh và tiền Lê đất nước ta đã là quốc gia có chủ quyền. Tàu tuy không không sang cai trị nước ta song ý đồ thôn tính nước ta thì vẫn không từ bỏ. Hễ có cơ hội là chúng thực hiện ngay ý đồ đó. Bấy giờ vua Tống nghe lời Vương an Thạch cải cách chính trị trong nước gây ra nhiều điều bất lợi cho dân Tàu, khiến dân Tàu ta thán ... Vua Tống lại nghe lời Vương An Thạch đem quân sang " lấy đất Giao Châu ". Vua tôi nhà Lý bàn kế "chặn đánh giặc từ xa". Vua bèn cử hai tướng tài là Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem mười vạn binh sang đánh Tống lấy cớ phạt Tống -về tội đặt ra các luật lệ làm khổ dân lành - để cứu dân Trung Quốc .
Năm 1075 Lý Thường Kiệt lấy được đất Khâm Châu và Liêm Châu ( Quảng Đông ) ; còn Tôn Đản lấy được Ung Châu ( Quảng Tây ).
Lý Nhân Tông không những phạt Tống mà còn bình Chiêm. Bản đồ nước Việt thu thêm ba châu của Chế Cũ cắt nhường .
Nhờ thừa hưởng ý thức hệ dân tộc của các triều đại trước, Lý Nhân Tông đã thu nạp được nhiêu tôi hiền tướng giỏi, thu phục được lòng dân. Hễ còn đựợc lòng dân thì còn đất ; còn đất tức là còn giang sơn còn của cải. Thời Lý Nhân Tông không những giữ yên nội trị mà còn "bắc đánh Tống, nam bình Chiêm"; không những giữ vững chủ quyền quốc gia mà còn mở mang bờ cõi về phương nam. Về sau nầy, nhà hậu Lê xóa bỏ nguyên lý tam giáo đồng nguyên, độc tôn Nho giáo, bài báng Phật giáo, coi thường Lão giáo lại tham quyền cố vị nên đã làm cho nước mất về tay nhà Thanh. Trong bài cáo bình Ngô , Nguyễn Trãi lấy làm tự hào về hùng khí của nước Việt xưa : Như nước Đại Việt ta từ trước ,vốn xưng nền văn hiến đã lâu , Núi sông bờ cõi đã chia , phong tục bắc nam cũng khác ... " Nền văn hiến của nước Đại Việt xưa là truyền thống văn hoá , là cái hồn của đất nước , là căn nguyên nguồn cội của ý thức hệ dân tộc .
Suy cho cùng , một quốc gia hùng mạnh , một dân tộc quật cường , một đất nước thịnh vượng là nhờ có văn hóa . Bởi văn hóa là cái hồn của một nước . Văn hóa là căn nguyên nguồn cội của ý thức hệ dân tộc . Văn hóa đời Lý là văn hóa Phật giáo mới hội nhập, được kết nối với tín ngưỡng quốc gia và tâm lý dân tộc đã kết tinh thành thiền hành động . Thiền hành động là ý thức Tri hành hợp nhất , vạn pháp nhất lý. Tư tưởng nầy không hoàn toàn vay mượn mà cũng không ngẫu nhiên tự phát . Nó là một tổng hợp có sáng tạo của nhiều nguồn văn hóa khác nhau . Nhờ cái hồn , cái hạnh đó mà người Việt không những không bị đồng hóa bởi người Hán mà còn đồng hóa được những người Trung Quốc sinh sống trên đất nước ta , làm cho họ trở thành người Việt . Vì lẽ đó , có thể mất đất , mất nước nhưng không thể mất văn hóa . Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật Bản tuyên bố chọn văn minh Tây song giữ văn hóa Nhật . Nhờ vậy mà nước Nhật đã luôn được vực dậy sau bao lần bị gục ngã . Trong suốt mấy ngàn năm qua , đất nước ta có lúc mạnh , lúc yếu , lúc mất chủ quyền ..song vẫn có nhiều thời kỳ tự chủ . Đó là nhờ hồn nước vẫn còn . Có một câu hát bi thiết : " Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu , một trăm năm đô hộ giặc tây ... "Đó là cách nói đại khái của ngôn ngữ nghệ thuật chứ không phải cách nói nghiêm xác của sử học . Trong thời đại ngày nay cần thiết phải ôn lại lịch sử để soi sáng cho hiện tại . Ôn lại lịch sử không có nghĩa đơn thuần là dựng lại quá khứ mà làm cho quá khứ sống lại trong kinh nghiệm mới mẽ của hiện tại . Nói theo cách nói của người xưa : " ý mới rút từ kinh nghiệm cũ , mai tàn lưu lại chút hương xưa " ( Nhậm vận tự sinh kim nhật ý , Hàn hoa chi tác khứ mai hương )
( * ) Lê Văn Thịnh đã cải tổ từ chế độ nhẫn trị sang chế độ pháp trị ; về sau làm phản nên bị đi đày ở Thao Giang ( huyện Tam Nông , Phú Thọ )
1 nhận xét:
Thật là một bài viết rất giá trị và rất ý nghĩa .Chúng ta hãy đọc thật chậm thật chậm mới ngẫm được cái ý nghĩa sâu xa của bài . Cảm ơn tác giả và cảm ơn anh Lê Đức Thịnh . Quả là ' tư tưởng lớn gặp nhau " !
Đăng nhận xét