Nguyễn Hưng
Quốc
Về
phương diện ngôn ngữ, hình như trên cơ thể con người chỗ nào cũng thoang thoảng
mùi... các loài vật: thú vật, súc vật, côn trùng, chim cá, và cả các giống vật
chỉ có trong huyền thoại. Này nhé, đầu thì có đầu hổ, đầu trâu, đầu chó, đầu
rồng, đầu hươu, đầu rái cá, đầu voi, đầu rắn...; mặt thì có mặt chuột, mặt dơi,
mặt khỉ, mặt ngựa, mặt gà mái; mắt thì có mắt lươn, mắt cú vọ, mắt phượng, mắt
bồ câu, mắt nai, mắt ếch, mắt ốc bươu; mũi thì có mũi kéc, mũi trâu, mũi kỳ
lân; râu thì có râu hùm, râu dê hay râu cá trê; miệng thì có miệng hùm, miệng
cá ngao, miệng lằn (lưỡi mối); lưng thì có lưng ong, lưng tôm; chân thì có chân
voi, chân le, chân vịt; còn trong nội tạng thì nào là phổi bò, gan sứa, gan thỏ
hay gan cóc tía, nào là máu dê, ruột ngựa, dạ sói, lòng lang, v.v...
Sự
xuất hiện của tên gọi các loài động vật trong các từ ghép kể trên không cho
thấy quan niệm của người Việt Nam về con người nói chung mà chủ yếu cho thấy
cách nhìn của họ về các loài động vật ấy: trong quá trình ẩn dụ hoá, động vật
không còn là những con thú, những con vật cụ thể nữa mà đã trở thành những biểu
tượng, những đặc điểm chung nhất có thể chia sẻ được với loài người. Từ chức
năng định danh, chúng biến thành định tính. Sự chuyển hướng ấy không những làm
mở rộng ý nghĩa của các danh từ chỉ động vật mà còn làm chuyển cả từ loại của
chúng: từ danh từ biến thành tính từ, trạng từ hay động từ.
Ðiều thú vị là mức độ chuyển nghĩa và chuyển từ loại ở mỗi loài vật rất khác nhau. Không phải con thú nào được đặt nhiều tên cũng đều có khả năng chuyển nghĩa và chuyển từ loại rộng rãi. Như cọp, chẳng hạn. Trong rất nhiều tên gọi khác nhau của giống cọp, chỉ có hai tên hổ và hùm là được sử dụng như một hình dung từ, chỉ sự dữ và độc, trong các từ ghép: rắn hổ, nhện hắc hổ hay nhện hùm, v.v… Riêng chữ cọp, từ lâu, đã biến thành một ẩn dụ: cọp cái, chỉ những người đàn bà hung hãn. “Cọp”, khi được dùng như một trạng từ, chỉ hành động xài bòn, lợi dụng, thiếu sòng phẳng. Trong Việt Nam Tự Ðiển của Lê Văn Ðức và Lê Ngọc Trụ, các ví dụ của chữ “cọp” này được nêu lên là: đi xe cọp, chơi cọp, hút cọp, đọc báo cọp, coi hát cọp. Theo sự hiểu biết của tôi, hình như chỉ có nhóm từ “đọc báo cọp” và “coi hát cọp” là phổ biến. Trong các trường hợp khác, hình như người Việt Nam thường dùng chữ “chùa” hơn là “cọp”: ăn chùa, ở chùa, đi chơi chùa, hút thuốc lá chùa, v.v… Hơn nữa, chữ “cọp” này hình như ra đời khá muộn và chỉ thông dụng ở miền
Kể
ra, quá trình chuyển nghĩa từ một cái gì độc dữ hay hung hãn (rắn hổ / cọp cái)
đến hình ảnh những kẻ xài bòn, chỉ thích đọc ké, đọc chùa, chứ không chịu mua
và trả tiền đàng hoàng rõ ràng là một chuyển biến thú vị, ở đó, uy thế và hào
quang của loài chúa tể sơn lâm dường như không còn nữa. Cọp bị truất ngôi.
Tương tự là trường hợp của con cò. Trong ca dao Việt
Hình như trong tiếng Việt, và từ đó,
trong tâm thức người Việt, con heo chưa bao giờ là biểu tượng của cái gì tốt
đẹp cả. Nghĩ đến heo, người ta thường nghĩ đến thói tham ăn, lười biếng, dơ dáy
và ngu ngốc: lười như heo, dơ như heo, ngu như heo, v.v… Sau này, có lẽ do ảnh
hưởng của phương Tây, heo còn tồi tệ hơn nữa: nó trở thành biểu tượng của nhục
dục, thậm chí, dâm dục: con lợn lòng hay phim con heo, v.v…
Các con vật khác ít thay đổi hơn. Voi
và trâu được xem là biểu tượng của sự to lớn, dềnh dàng, do đó, chúng ta có sâu
voi, châu chấu voi, cá voi, chân voi... ruồi trâu, đỉa trâu, hổ trâu… Có thai
quá ngày mà không sinh được, người ta gọi là chửa trâu hay nghén trâu...
Ðể tả tính cách của con người, nói đến
rùa là nói đến sự chậm chạp; nói đến gấu là nói đến sự dữ dằn; nói đến cáo hay
rắn là nói đến những mưu mô thâm độc; nói đến ruột ngựa là nói đến sự ngay
thẳng nhưng nói đến tính ngựa thì lại nói đến sự dâm đãng ở phụ nữ, tương tự
như chữ dê xồm dành cho nam giới. Ngoài ra, một số tên động vật cũng trở thành
hình dung từ miêu tả một trạng thái nào đó của con người hay liên hệ đến con
người: bơi bướm, tin vịt, học vẹt, nảy đom đóm, ngủ gà (ngủ gật), chim chuột,
nhảy (lò) cò, v.v…
Liên quan đến việc chuyển nghĩa và
chuyển từ loại, có vài chữ thật thú vị. Như chữ khỉ, chẳng hạn.
Trong tiếng Việt có nhiều từ để chỉ khỉ: hầu, khỉ, khởi, khẹc, khọn, tườu, nỡm, bú dù, đười ươi, vượn và nghề. Mười một từ. Như vậy, số lượng từ vựng chỉ khỉ bằng, thậm chí, còn nhiều hơn cọp và chó. Mà kể cũng có lý. Ngày xưa, ruộng đồng còn gần rừng núi, khỉ hay xuất hiện phá hoa màu, do đó, người dân hay bị khỉ ám ảnh. Nghe kể, người ta tin là khỉ có thể hiểu được tiếng người cho nên mỗi lần nhắc đến chúng, nhất là để than thở hay oán trách, người ta thường gọi chệch tên chúng đi. Danh sách tên gọi của khỉ, do đó, cứ dài ra mãi. Nhưng có điều lạ là, dù bị phá hoại mùa màng, hình như người Việt
Những con vật khác thì không có âm
hưởng nhẹ nhàng như thế. Ðồ cáo già, đồ rắn độc, đồ trâu bò, đồ đĩ ngựa,
đồ dê xồm, đồ sâu mọt, đồ mèo mả gà đồng, v.v... đều nặng nề. Nhưng nặng nhất
là những lời mắng có từ tố chó. Lời mắng với những con vật khác nhằm lên án một
khía cạnh nào đó trong tính cách của người bị mắng: hoặc quỷ quyệt, hoặc độc
ác, hoặc ngu xuẩn, hoặc dâm đãng, v.v... Còn lời mắng có từ tố chó, từ “chó”
đến “chó má”, “chó chết”, ‘chó ghẻ”... đều nhằm phủ nhận toàn bộ tư cách làm
người của người đó. Một sự phủ định toàn diện và tuyệt đối.
Chữ "cóc” cũng là một từ phủ định, nhưng ý hướng phủ định thì khác hẳn. Ðó là sự phủ định kèm theo hàm ý thách thức. Phủ định và thách thức. “Cóc cần” là không cần, hơn nữa, dù thế nào đi nữa cũng không cần. “Cóc ngán” là không ngán, hơn nữa, dù thế nào đi nữa thì cũng vẫn không ngán. Kết hợp phủ định với chữ “cóc”, do đó, mạnh mẽ và dứt khoát hơn hẳn kết hợp phủ định với từ “không” hay “chẳng” hay “chả” quen thuộc.
Trong hầu hết các trường hợp, những
chữ cóc mang ý nghĩa phủ định ấy đều có thể được thay thế bằng một trong ba chữ
khác: nõ, đách và đếch: cóc cần, nõ cần, đách cần, đếch cần; cóc thèm, nõ
thèm, đách thèm, đếch thèm; cóc sợ, nõ sợ, đách sợ, đếch sợ; cóc ngán, nõ ngán,
đách ngán, đếch ngán, v.v...
Nhưng nõ, đách hay đếch nghĩa là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt của Văn Tân: “Nõ: Bộ phận sinh dục ngoài của đàn ông”; “Ðách: Cơ quan sinh dục của đàn bà” (...) Ðịnh nghĩa này có vẻ gần với cách hiểu của Alexandre de Rhodes trong Từ điển Việt Bồ La: “Ðếch: tinh khí con người”. Khác, hơi khác, nhưng dù sao nó cũng liên quan đến bộ phận sinh dục của phụ nữ. Và như vậy, thực chất của những cách nói quen thuộc như “nõ sợ”, “đếch sợ” hay “đách sợ” là gì? Là, xin lỗi, nói một cách nôm na, “Sợ cái con c.” hay “sợ cái l.”
Tục tĩu quá chăng? Trước khi đánh giá
rằng là tục, xin lưu ý bạn đọc một điều: Trong tiếng Anh hiện nay, chữ Testament sang trọng biết chừng
nào. Nó là tên của thánh kinh đấy: Old
Testament = Cựu Ước; New Testament = Tân Ước.
Chữ Testament có động từ là testify có nghĩa là khai, tuyên
thệ hay làm chứng. Nhưng từ nguyên của testify là gì? Có nhiều giả thuyết
khác nhau, nhưng một trong các giả thuyết ấy là: chữ testify bắt
nguồn từ testis nghĩa là...
hòn dái. Theo giả thuyết này, ngày
xưa, dĩ nhiên là xưa lắm lắm, ở La Mã, mỗi lần ra trước toà án, người ta thường
đặt tay lên bộ phận sinh dục của mình mà ... thề. Thì, có gì đáng ngạc
nhiên đâu? Thời ấy, lâu rồi, với tín ngưỡng phồn thực, người ta từng xem
các bộ phận sinh dục là những vật linh thiêng. Người ta phong thần cho chúng.
Người ta tạc tượng chúng. Người ta bày chúng ở những nơi trang trọng nhất để
thờ. Thờ được thì dùng để thề cũng được, sao lại không?
Theo chỗ tôi biết, trong khi có vô số
bằng chứng về sự hiện hữu của tín ngưỡng phồn thực tại Việt Nam , chưa có bất cứ chứng cớ gì, dù xa dù gần,
cho thấy người Việt Nam
từng đặt tay lên bộ phận sinh dục để thề thốt cả. Thề, chúng ta chỉ tay lên
trời hoặc xuống đất mà thề. Bộ phận sinh dục chỉ gọi tên hay khi cần thì lôi ra
chửi nhau mà thôi ... Vậy nên tôi hiểu tại sao ngày xưa Nguyễn Công Trứ từng hạ
bút làm thơ “Ðéo mẹ nhân tình đã biết
rồi”.
* Xem bài liên quan : "CON CẶC ÔNG BỘ"
* Xem bài liên quan : "CON CẶC ÔNG BỘ"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét