Mộc Nhân
"Ăn cơm
mới nói chuyện cũ"
“Ăn” nghĩa gốc chỉ hoạt
động đưa thức ăn vào cơ thể qua đường miệng. Mở rộng ra “ăn” còn có nghĩa thu
về, lấy về, nhận lãnh, thụ hưởng... "Ăn" được dùng ở cả hai chiều
tích cực và tiêu cực... Từ chuyện ăn mà thấy được cả văn hóa, tư duy, ứng xử,
nhân cách, quan niệm sống, đạo lý, thiện ác ... của con người.
Ăn và nói là hai
chiều trái ngược nhau nhưng luôn đi với nhau. “Ăn” là đưa vào, nhập liệu, tiếp
nhận - “nói” là đưa ra, là thẩm định, đánh giá... Hành xử một đời người chỉ gói
lại mấy chữ: “Ăn - nói - gói - mở”. Hiểu được và làm được như thế là đủ.
***
Ăn
bằng nói chắc
Ăn
đơm nói đặt
Ăn
bớt ăn xén
Ăn
chực nằm chờ
***
Ăn
vóc học hay
Ăn
chay niệm Phật
Ăn
đất nằm sương
Ăn
sung mặc sướng
***
Ăn
ốc nói mò
Ăn
chưa no lo chưa tới
Ăn
kiếp ở đời
Ăn
đến nơi, làm đến chốn
***
Ăn
chung ở lộn
Ăn
cối ăn chày
Ăn
ngay nói thẳng
Ăn
không ngồi rồi
***
Ăn
cháo đá bát
Ăn
xổi ở thì
Ăn
no ngủ kỹ
Ăn
cắp quen tay
***
Ăn
chay nằm mộng
Ăn
có nói không
Ăn
lông ở lỗ
Ăn
giỗ đi trước
***
Ăn
mặn khát nước
Ăn
trên ngồi trước
Ăn
bụi ở bờ
Ăn
bơ làm biếng
***
Ăn
thì lựa miếng
Ăn
vụng ngon miệng
Ăn
mắm mút dòi
Ăn
cho nên đọi
***
Ăn
gan uống máu
Ăn
táo rào sung
Ăn
thùng uống vại
Ăn
hôm lo mai
***
Ăn
cay nuốt đắng
Ăn
trắng mặc trơn
Ăn
hơn nói kém
Ăn
gói ăn ghém
***
Ăn
cơm chúa múa tối ngày
Ăn
mày đòi xôi gấc
Ăn
giả làm thật
Ăn
mật trả gừng
***
Ăn
cơm thiên hạ
Ăn
cháo lá đa
Ăn
cơm nhà vác tù và hàng tổng
Ăn
tươi nuốt sống
***
Ăn
thì trông nồi
Ăn
xôi đòi đĩa
Ăn
nên làm ra
Ăn
hương ăn hoa
***
Ăn
cơm trước kẻng
Ăn
đói mặc rét
Ăn
tục nói phét
Ăn
chắc mặc bền
***
Ăn
như rồng cuốn
Ăn
gió nằm mưa
Ăn
ở chung chuồng
Ăn
to nói lớn
***
Ăn
hiền ở lành
Ăn
cơm có canh, tu hành có bạn
Ăn
cóc bỏ gan
Ăn
hàng bỏ chợ
***
Ăn
đong ở đợ
Ăn
kiệm ở cần
Ăn
chực nằm chờ
Ăn - nói - gói - mở.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét