Nguồn:
CRI - China Radio International
1. Nhất minh kính nhân:
Có
ý chỉ người bình thường chẳng có tiếng tăm gì, những bỗng nhiên có lời
nói, hành động sáng suốt (nhất minh)
khiến mọi người phải kinh ngạc (kính
nhân).
Chuyện
kể: Thời Xuân Thu Chiến Quốc, Tề Uy Vương lên ngôi vua vào lúc 13 tuổi, suốt
ngày ăn chơi không hề quan tâm tới việc nước. Các đại thần trong triều
đều vô cùng lo lắng, nhưng đều không ai dám khuyên can nhà vua. Có đại
thần tên là Quách Vu Kinh một hôm vào cung nói với Tề Uy Vương rằng:
"Hiện có một con chim khủng lồ đang đậu trên nóc cung điện của
nước Tề đã bao năm rồi mà nó vẫn không hề cất cánh bay và hót lên
một tiếng. Đại vương có biết vì sao không ?". Tề Uy Vương biết đây
có ý ám chỉ mình bèn nói rằng: "Đó không phải là con chim bình
thường, nó đã không bay thì thôi, mà đã bay thì có thể xuyên qua vạn
tầng mây, kêu một tiếng là có thể làm kinh động cả thiên hạ".
Từ đó, Tề Uy Vương không còm đắm mình trong tửu sắc nữa, mà dốc sức
chuyên tâm việc nước, nhà vua triệu gặp 72 huyện lệnh trong cả nước,
thưởng cho người có công, phạt kẻ có tội, đồng thời áp dụng một
loạt biện pháp phát triển sản xuất, tăng cường lực lượng quân đội.
Ít lâu sau, nước Tề trở nên dân giàu nước mạnh, nhà vua khởi binh
đánh bại nước Ngụy, thu hồi đất đai bị lấn chiếm. Từ đó, nước Tề
luôn là một cường quốc trong suốt 37 năm Tề Uy Vương tại vị.
2. Khẩu mật phúc kiếm:
Ý
của câu thành ngữ này chỉ miệng ngọt như mật (khẩu mật) nhưng trong bụng thì đầy dao kiếm (phúc kiếm), rất hiểm độc.
Chuyện
kể: Lý Lâm Phổ là Binh bộ thượng thư kiêm Trung thư lang thời vua Đường
Huyền Tông, ông là người có kiến thức sâu rộng, sành về mặt thư họa,
nhưng ông cũng là người lòng dạ hẹp hòi và đố kỵ. Phàm những người
có tài năng và chức quyền cao hơn mình là ông sẽ trăm phương nghìn kế
bôi nhọ, bài xích. Nhưng đối với vua Đường Huyền Tông thì lại tỏ ra
khúm núm, xum xoe nịnh hót. Mặt khác, ông tìm đủ mọi thủ đoạn mua
chuộc quý phi và các thái giám hầu hạ bên cạnh vua, để củng cố thêm
địa vị của mình.
Khi
tiếp xúc với mọi người, Lý Lâm Phổ đều tỏ ra rất hòa nhã, lời lẽ
ngọt như mật nhưng bên trong thì nghĩ đủ cách để hại người ta. Một
hôm, ông tỏ ra rất thành khẩn nói với bạn đồng liêu Lý Thức Chi
rằng: "Hoa Sơn có mỏ vàng với trữ lượng cao , nếu được khai thác
thì nhà nước sẽ nhanh chóng trở nên giàu mạnh, nhưng đáng tiếc là
nhà vua còn chưa biết việc này". Lý Thức Chi tưởng thật mới đến
tâu với vua Đường Huyền Tông, nhà vua mừng lắm liền gọi Lý Lâm Phổ
đến để bàn việc khai thác. Lý Lâm Phổ tâu rằng: "Thần có biết
việc này, nhưng ngặt vì Hoa Sơn là nơi phong thủy bảo địa của vua
chúa các triều đại, ta nỡ lòng nào lại tùy tiện khai thác, đây phải
chăng là ý đồ của một số kẻ xấu."
Vua
Đường Huyền Tông nghe vậy liền khen Lý Lâm Phổ là bậc trung thần và
từ đó dần dần lạnh nhạt với Lý Thức Chi.
Hiện
nay, người ta vẫn dùng câu thành ngữ này để chỉ người ngoài miệng
nói rất hay, nhưng trong bụng lại rất hiểm độc.
3. Húy tật kỵ y:
"Húy"
(giấu giếm), "Kỵ" (lo ngại, sợ), "y" (chữa trị bệnh); câu
thành ngữ "Húy tật kỵ y" có nghĩa là giấu giếm bệnh tật
của mình, ngại để thầy thuốc khám ra rồi chạy chữa thuốc thang,
dùng để chỉ người giấu giếm yếu điểm và lỗi lầm của mình tránh
bị người khác phê bình.
Chuyện
kể: Biển Thước là một danh y thời Chiến Quốc vào hơn 2 nghìn năm
trước. Một hôm, Biển Thước đến yết kiến Sái Hằng Công, ông ngồi nhìn
Sái Hằng Công hồi lâu rồi nói rằng: "Đại vương hiện đang mắc
bệnh, mà bệnh hiện đang ở ngoài da, Đại vương nên chạy chữa cho
nhanh". Sái Hằng công nói: "Khỏi phải chạy chữa, tôi chẳng
có bệnh gì cả".
Mấy
hôm sau, Biển Thước lại đến yết kiến Sái Hằng Công. Biển Thước nói:
"Đại vương, bệnh của ngài hiện đã lan xuống bắp thịt, nếu không
chạy chữa mau thì sẽ càng nặng thêm". Sái Hằng Công nghe vậy
không được vui lắm.
Lại
qua mấy ngày sau, Biển Thước lại đến gặp Sái Hằng Công và nói rằng
: Bệnh của Đại Vương hiện đã lan sâu vào ruột gan, nếu không chạy
chữa ngay thì nguy to". Sái Hằng Công không những không nghe, ngược
lại càng thêm bực tức.
Mười
mấy ngày sau, khi Biển Thước đến gặp và nhìn thấy Sái Hằng công thì
liền quay ngoắt người bước ra. Sái Hằng Công thấy lạ bèn sai người
đuổi theo hỏi Biển Thước thì Biển Thước trả lời rằng: "Người
đã mắc bệnh, khi bệnh còn ở ngoài da thì có thể bôi thuốc hoặc
uống thuốc là khỏi. Khi bệnh lan xuống bắp thịt thì có thể châm cứu
hoặc dùng đá bấm huyệt là khỏi. Còn khi bệnh đã lan vào ruột gan,
thì vẫn có cách chữa khỏi được. Nhưng khi bệnh đã đi vào xương tủy
thì quả là vô phương cứu chữa, nay bệnh của Đại Vương đã đi vào xương
tủy, tôi thật không có cách nào cứu chữa được ".
Năm
ngày sau, Sái Hằng Công cảm thấy trong người đau nhức rất khó chịu,
mới vội vàng sai người đi gọi Biển Thước, nhưng Biển Thước đã trốn
sang nước Tần từ lâu. Cuối cùng, Sái Hằng Công chết vì bệnh. Hiện
nay, người ta vẫn dùng thành ngữ: "Húy tật kỵ y" để ví với
người giấu giếm những thiếu sót và lỗi lầm của mình tránh bị
người khác phê bình.
4. Thương hải biến vi tang điền:
Chỉ
biển cả biến thành ruộng dâu, dùng để ví sự thay đổi lớn lao.
Chuyện
kể: ngày xưa, có hai vị thần tiên là Vương Viễn và Ma Cô, hai vị hẹn
nhau cùng đến dự tiệc tại nhà Sái Kinh.
Đến
ngày hẹn, Vương Viễn dưới sự hộ tống của đám tùy tùng đi sang nhà
Sái Kinh, đến nơi chưa thấy Ma Cô đến nên cùng chủ nhà uống trà ngồi
đợi.
Nhưng
đợi mãi vẫn chưa thấy Ma Cô đâu, Vương Viễn bèn sai người sang mời.
Một lát sau người kia về báo rằng: "Ma Cô gửi lời xin lỗi tiên
sinh, nàng nói lần trước gặp tiên sinh là vào hơn 500 năm trước, nàng
hiện đang phụng mệnh đi thị sát Bồng Lai tiên đảo, đợi lát nữa sẽ
sang gặp tiên sinh".
Vương
Viễn kiên trì ngồi đợi hồi lâu thì Ma Cô đến, nàng độ mười tám mười
chín tuổi, dung nhan xinh đẹp, mái tóc tha thướt, váy áo của nàng lấp
lánh hào quang. Mọi người chào hỏi nhau xong cùng ngồi vào bàn tiệc.
Ma Cô nói với Vương Viễn rằng: "Từ khi đắc đạo đến nay, tôi đã ba
lần thấy biển cả biến thành bãi dâu. Vừa rồi đi qua Bồng Lai thì
thấy mực nước đã cạn đi một nửa, chẳng lẽ biển lại sắp biến thành
lục địa?"
Vương
Viễn nói: "Đúng vậy, các thánh nhân đều nói mực nước biển đang
rút xuống, chẳng bao lâu nữa nơi này sẽ biến thành lục địa cát bụi
mù mịt".
5. Lực bất tòng tâm:
Lực
bất tòng tâm (không đủ sức làm việc theo ý muốn) có xuất xứ từ Hậu
Hán thư.
Chuyện
kể: Thời Đông Hán, Ban Siêu thừa lệnh Minh Đế dẫn đoàn người sang Tây
vực lập được nhiều công lớn. Ban Siêu ở lại Tây vực 27 năm, khi ông
mới sang Tây vực còn độ tuổi tráng niên, đến nay đã tuổi già sức
yếu. Ông ngày đêm nhớ quê da diết đã viết một bức thư, rồi sai con đem
về nhà Hán dâng lên Hòa đế Lưu Thiệu. Bức thư dâng lên đã lâu nhưng
vẫn không được nhà vua để ý tới. Về sau, em gái Ban Siêu là Ban Chiêu
cũng viết một bức thư dâng lên nhà vua, trong thư có đoạn viết:
"Ban Siêu đã ngoài 60 tuổi, là người cao tuổi nhất trong số những
người đi Tây vực, nay đã tuổi già sức yếu, đi đâu cũng phải chống
gậy, nếu chẳng may Tây vực xảy ra bạo loạn, thì Ban Siêu thật không
đủ sức làm việc theo ý muốn của mình. Như vậy chẳng hóa ra trên thì
phụ lòng mong mỏi của triều đình, dưới thì phương hại thành quả do
các bậc trung thần không dễ mà gây dựng nên, thật đau lòng lắm
thay".
Hòa
đế xem thư xong vô cùng xúc động, nhà vua lập tức truyền chỉ điều Ban
Siêu về nhà Hán. Ban Siêu về Lạc Dương chưa đầy một tháng thì qua
đời, hưởng thọ 71 tuổi.
6. Tâm khoáng thần di:
Thành
ngữ này có nghĩa: tâm hồn rộng mở.
Đằng
Tử Kinh và Phạm Trọng Yêm là bạn tri kỷ, hai người cùng thi đỗ tiến
sĩ năm 1015 công nguyên. Năm 1044 công nguyên, Đằng Tử Kinh nhậm chức tri
châu Nhạc Châu, sau đó xây dựng nên lầu Nhạc Dương, nhằm ghi nhận sự
kiện này, Đằng Tử Kinh đã mời Phạm Trọng Yêu viết một bài phú.
Phạm Trọng Yêm nhận lời rồi viết ra bài "Nhạc Dương lâu ký"
, trong có đoạn viết: Trí nhược xuân hòa cảnh minh, đăng tư lầu dã.
Tắc hữu tâm khoáng thần di, bàng nhục giai vong. Bả tửu lâm phong, kỳ
hỷ dương dương giả hĩ.
Có
nghĩa là đứng trên lầu Nhạc Dương ngắm cảnh xuân hoa nở, nắng ấm chan
hòa, tâm hồn rộng mở mà quên hết mọi sự vinh nhục, được mất. Bất
giác cảm thấy mình như hòa nhập vào phong cảnh đẹp như tranh. Cùng
bạn nâng chén trong làn gió vi vu, cảm giác say sưa ấy thật suốt đời
khó quên.
Về
sau, câu "Tâm khoáng thần di" trong bài phú của Phạm Trọng Yêm
đã trở thành câu thành ngữ được lưu truyền mãi tới ngày nay.
7. Lão mã thức đồ:
Lão
mã thức đồ, tức ngựa già nhận biết lối đi, Câu thành ngữ này có
xuất xứ từ Hàn Phi Tử, thuyết Lâm Thượng.
Năm
663 công nguyên, nhận lời cầu viện của vua nước Yến, Tề Hằng Công
cùng tể tướng Quản Trọng và đại phu Thấp Bằng đã khởi binh tiến
đánh quân Sơn Nhung xâm lược nước Yến, nhưng khi quân Tề đến nước Yến
thì mới biết quân Sơn Nhung sau khi vơ vét hết của cải nước Yến đang
rút chạy về nước Cô Trúc. Quản Trọng khuyên Tề Hằng Công nên thừa
thế đuổi theo diệt luôn cả nước Cô Trúc. Tề Hằng Công nghe theo, nhưng
đuổi đến nơi mới biết quân Sơn Nhung và quân Cô Trúc đều đã bỏ chạy,
quân Tề lại tiếp tục đuổi theo và cuối cùng giành được thắng lợi.
Tề
Hằng Công xuất binh là vào đầu xuân, nhưng khi thắng lợi trở về đã
là mùa đông. Khi đoàn quân đi qua một thung lũng trên dãy núi Sùng Sơn
thì bị lạc lối không sao tìm được lối ra, mà quân lương lúc này cũng
đã vơi cạn, nếu không nhanh chóng tìm được lối ra thì cả đoàn quân
tất bị chết đói trong thung lũng. Giữa lúc mọi người đang lo lắng
thì Quản Trọng nảy ra một ý định là những con chiến mã, mà nhất
là những con ngựa già rất có thể giống như chó nhận biết lối đi.
Sau khi được sự đồng ý của Tề Hằng Công, Quản Trọng bèn lập tức
chọn lấy mấy con ngựa già, tháo bỏ dây cương rồi thả cho chúng tự do
đi trước hàng quân. Cuối cùng thì những con ngựa già này đã dẫn
đoàn quân ra khỏi thung lũng thẳng tiến về nước Tề.
8. Lão sinh thường đàm:
Nguyên
ý là chỉ lời nói cửa miệng của các ông đồ, chẳng có gì mới mẻ
cả.
Thời
Tam Quốc có một người thông minh tháo vát tên là Quản Lộ, ông từ nhỏ
say mê thiên văn, 15 tuổi thuộc lòng "Châu Dị" và nổi tiếng
về thuật bói toán.
Lịch
bộ Thượng thư Hà Yên và Thị trung Thượng thư Đặng Dương là tay chân
đắc lực của Tào Sảng cháu Tào Tháo, chúng ỷ thế làm càn, tiếng
xấu đồn đại khắp nơi.
Ngày
28 tháng 12 âm lịch, sau khi hai quan viên này đã cơm no rượu say, nhân cơ
nhàn tản liền gọi Quản Lộ đến bói một quẻ. Quan Lộ vốn muốn trị
cho hai vị này một trận, nên vui vẻ nhận lời ngay.
Khi
Hà Yên thấy Quản Lộ bước vào liền nói rằng: "Tôi nghe nói ông
bói rất linh nghiệm, vậy hãy mau mau bói cho tôi một quẻ, xem tôi có
được thăng quan tiến chức và được giàu sang hay không. Ngoài ra, mấy
đêm nay tôi luôn nằm mơ có một con ruồi đậu trên sống mũi là lành dữ
ra sao?". Quản Lộ nghe xong im lặng hồi lâu rồi nói: "Chu Công
ngày xưa là một người thông minh chính trực, đã giúp Chu Thành Vương
gây dựng nên nghiệp đế vương, khiến nhân dân được an cư lạc nghiệp. Nay
chức vụ của ông còn cao hơn Chu Công, nhưng người được hưởng ân huệ
của ông thì rất ít, mà người sợ ông thì lại nhiều vô kể. Hơn nữa,
xét theo giấc mơ của ông thì đây là điềm dữ. Nếu ông muốn biến dữ
thành lành, thì nên bắt chước các bậc thánh nhân như Chu Công chẳng
hạn, phải gắng tu thân tích đức và làm nhiều việc thiện mới
được". Đặng Dương nghe xong bèn đứng dậy nói: "Đây chẳng qua
là lời nói cửa miệng của các thầy đồ, chẳng có ý nghĩa gì
cả".
Quản
Lộ nghe vậy liền cười to nói: "Tuy là lời nói của các thầy đồ,
nhưng chớ nên coi thường".
Năm
sau, Hà Yên, Đặng Dương và Tào Sảng đều bị giết vì mưu làm phản.
Quản Lộ được tin bèn than rằng: "Do không tin đời thầy đồ mới
đến nông nỗi này".
9. Tẩy nhĩ cung thính:
Nguyên
ý là rửa tai xin lắng nghe. Nay thường dùng để nói đùa khi muốn nghe
ý kiến của người khác.
Vua
Nghiêu nghe đồn Hứa Do là một cao sĩ tài ba nên muốn để ông làm vua
thay mình. Khi nhà vua cử người đến gặp Hứa Do thì ông trả lời là mình
không muốn làm vua, sau đó ông cảm thấy những lời nói của sứ giả đã
làm bẩn tai mình, bèn vội vàng chạy ra sông Dĩnh rửa tai. Giữa lúc
đó, Sào Phủ bạn của Hứa Do đang đưa trâu ra sông uống nước, thấy vậy
liền hỏi tai sao. Hứa Do thuật lại sự việc rồi ấm ức nói:
"Những lời nói kia thật là bẩn thỉu, tôi phải rửa cho sạch tai
mới được."
Sào Phụ nghe xong liền trề môi
nói: "Cũng là vì anh thích khoe khoang nên mới rắc rối như vậy,
thôi đừng rửa nữa kẻo làm bẩn mõm trâu nhà tôi đang uống nước."
Sào Phụ nói xong liền thong thả lùa trâu ra về.
10. Điểu tận cung tàng:
Ý của câu thành ngữ này là
chỉ chim muông bị săn bắn hết rồi thì cung nỏ bị cất vào kho.
Cuối
thời Xuân Thu, nước Việt bị thất bại trong cuộc chiến với nước Ngô.
Nhưng Câu Tiễn vua nước Việt không do đó mà bị đè bẹp, nhờ sự giúp
đỡ đắc lực của Văn Chủng và Phạm Lãi, cuối cùng ông đã đánh bại
được nước Ngô.
Trong
khi hai nước giao chiến, Phù Sai vua nước Ngô đã từng bảy lần xin cầu
hòa với nước Việt, nhưng đều bị Văn Chủng và Phạm Lãi từ chối. Phù
Sai đành viết một lá thư rồi dùng tên bắn vào doanh trại của Phạm
Lãi, trong thư viết, ông đã không biết điều thì cảnh ngộ của ông cũng
sẽ chẳng tốt đẹp gì. Phạm Lãi hiểu rõ điều này, nên sau khi diệt
xong nước Ngô bèn lặng lẽ bỏ đi. Ông đặt quần áo bên bờ hồ, khiến
mọi người lầm tưởng ông đã nhảy xuống hồ tự tử nên chẳng ai nhắc
đến nữa. Một thời gian sau, Phạm Lãi viết một lá thư gửi cho Văn
Chủng đại ý nói, sau khi chim muông bị săn bắn hết rồi thì cung nỏ
sẽ bị cất vào kho. Khi thỏ rừng bị bắt hết rồi thì chó săn sẽ bị
mổ thịt. Nay kẻ thù của nước Việt đã bị tiêu diệt, các đại thần
có công người bị ruồng bỏ, người bị bức hại. Việt vương Câu Tiễn là
người cạn tình bạc nghĩa, chúng ta chỉ có thể cùng ông ta chung hoạn
nạn, chứ không thể cùng chung hưởng giàu sang phú quý. Nếu không sớm
lo liệu thì tất sẽ nguy to.
Văn
Chủng bấy giờ mới hiểu tại sao Phạm Lãi lại bỏ đi. Từ đó, ông
thường cáo bệnh không vào triều, thời gian lâu rồi cũng khiến Câu
Tiễn nghi ngờ. Một hôm, Câu Tiễn đến thăm ông rồi cố ý để lại một
thanh kiếm, Văn Chủng hiểu rõ ý vua thì bấy giờ hối hận đã quá
muộn, đành phải ôm hận tự sát.
Hiện
nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để chỉ hiện tượng
sau khi làm xong sự việc thì ruồng bỏ hoặc bức hại những người có
công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét