(Trích tài liệu Tập huấn Mô hình Trường học mới Việt Nam môn Ngữ văn - 2015)
Các đồng nghiệp trong lớp tập huấn mô hình trường học mới - Đà Lạt, 2015 |
IV.
CẤU TRÚC TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC và PHƯƠNG THỨC DẠY HỌC
1. Nguyên tắc xây dựng
tài liệu Hướng dẫn học
Theo
định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, quá trình dạy học
theo mô hình trường học mới, học sinh được phát huy tối đa vai trò dân chủ trong
học tập và thi đua lành mạnh. Theo đó, việc xây dựng tài liệu Hướng dẫn học được
thực hiện theo nguyên tắc như sau:
`-
Về nội dung, tài liệu Hướng dẫn học các môn học được biên soạn theo các chủ đề tích
hợp để có thể tổ chức hoạt động học tích cực và tự lực của học sinh. Hoạt động
học mỗi chủ đề có thể và cần phải được thực hiện một cách linh hoạt ở trong lớp,
ngoài lớp, trong trường, ở nhà và cộng đồng. Số tiết phân phối cho mỗi chủ đề là
số tiết dành để tổ chức các hoạt động trên lớp, cùng với các hoạt động học ở ngoài
lớp học tạo thành chuỗi hoạt động học theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy
học tích cực được sử dụng.
Đối
với các môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và Hoạt động giáo dục, ngoài các
chủ đề tích hợp trong các phân môn, có một số chủ đề tích hợp liên môn được xây
dựng từ các nội dung dạy học trùng nhau hoặc có liên quan chặt chẽ với nhau
trong các phân môn.
-
Về phương pháp dạy học, tài liệu Hướng dẫn học được biên soạn theo các phương
pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, thể hiện ở các hoạt động học tích cực, tự lực
và sáng tạo của học sinh. Trong mỗi chủ đề, các hoạt động học được thiết kế theo
tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học được sử dụng, phù hợp với đặc thù
môn học và nội dung học tập. Tuy có những điểm khác nhau nhưng nhìn chung chuỗi
hoạt động học của mỗi chủ đề đều phải tuân theo con đường nhận thức chung là: từmột
vấn đề mới đòi hỏi phải học thêm kiến thức, kĩ năng mới để giải quyết; có thêm
kiến thức, kĩ năng mới cần tiếp tục tìm tòi, mở rộng và vận dụng vào thực tiễn;
khi vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn lại nảy sinh vấn đềmới... Theo tiến
trình đó, mỗi hoạt động học, học sinh được giao một nhiệm vụhọc tập cụthể đểcó
thểtựhọc một cách tích cực, tự lực và sáng tạo, trong đó có sựkết hợp hài hòa
giữa hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ và toàn lớp.
-
Về đánh giá, mỗi hoạt động học của học sinh được biên soạn trong tài liệu Hướng
dẫn học đều phải thể hiện rõ sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành.
Trong
quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh, giáo viên quan sát, phát hiện những
khó khăn mà học sinh gặp phải để có biện pháp hỗ trợ phù hợp; hướng dẫn học
sinh hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện nhiệm vụ học tập; nhận xét, đánh giá
quá trình và sản phẩm học tập của học sinh, qua đó đánh giá vềsựhình thành và
phát triển năng lực của học sinh.
2. Mô hình cấu trúc bài học
Trong
mỗi bài học của tài liệu Hướng dẫn học của môn học/HĐGD luôn đảm bảo 5 hoạt động
cơ bản sau:
a) Hoạt động khởi động
Mục
đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức
được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập
dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên
quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ"cái"
học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh
nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này. Từ đó,
giúp học sinh suy nghĩvà xuất hiện những quan niệm ban đầu của mình về vấn đề sắp
tìm hiểu, học tập.
Lưu
ý: Nhiệm vụhọc tập được giao cho học sinh trong hoạt động "Khởi động"
cần đảm bảo rằng học sinh không thể giải quyết trọn vẹn với kiến thức, kĩ năng
cũ mà cần phải học thêm kiến thức, kĩ năng mới trong các hoạt động "Hình
thành kiến thức" và "Luyện tập" để hoàn thiện. Có thể hình dung
3 hoạt động này đã đáp ứng đầy đủ mục tiêu dạy học theo chương trình, sách giáo
khoa hiện hành, cần đảm bảo cho tất cả học sinh đều thực hiện được.
b) Hoạt động hình thành kiến thức
Mục
đích của hoạt động này là giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng mới và
đưa các kiến thức, kỹ năng mới vào hệ thống kiến thức, kỹ năng đã có của bản
thân.
Giáo
viên sẽ giúp học sinh xây dựng kiến thức, kĩnăng mới của bản thân trên cơsở đối
chiếu kiến thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới; kết nối/sắp xếp kiến
thức, kĩ năng cũ và mới dựa trên việc phát biểu, viết ra các kết luận/khái niệm/công
thức mới…
c) Hoạt động luyện tập
Mục
đích của hoạt động này là giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹnăng vừa
lĩnh hội được. Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ, làm các
bài tập cụ thể giống như các nhiệm vụ, bài tập trong bước hình thành kiến thức,
để diễn đạt được đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo
cách của riêng mình, từ đó áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải
quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
d) Hoạt động vận dụng
Mục
đích của hoạt động này là giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để
giải quyết các tình huống/vấn đề mới, không giống với những tình huống/vấn đề
đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống/vấn đề mới
trong học tập hoặc trong cuộc sống. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh kết nối và
sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống/vấn
đề tương tự tình huống/vấn đề đã học. Đây có thể là những hoạt động mang tính
nghiên cứu, sáng tạo, vì thế cần hướng dẫn học sinh tranh thủ sự hướng dẫn của
gia đình, địa phương để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Trước một vấn đề, học sinh
có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau.
đ) Hoạt động tìm tòi mở rộng
Mục
đích của hoạt động này là giúp học sinh không bao giờ bằng lòng, thỏa mãn với
những gì đã học và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà trường
còn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học tập, học tập suốt đời. Giáo
viên cần khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp
học. Học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học,
từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng
những cách khác nhau.
Lưu
ý: Hoạt động "Vận dụng" và "Tìm tòi, mở rộng" là các hoạt động
giao cho học sinh thực hiện ở ngoài lớp học, giáo viên không tổ chức dạy học
hoàn toàn trên lớp. Vì vậy nội dung các hoạt động này trong tài liệu Hướng dẫn
học chỉ là những yêu cầu, định hướng và gợi ý về phương pháp thực hiện, mô tả sản
phẩm học tập phải hoàn thành,... để học sinh tự phát hiện, lựa chọn tình huống
thực tiễn nhằm vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được trong bài học; tìm tòi mở
rộng thêm theo sở thích, sở trường, hứng thú của mình. Các hoạt động này hết sức
cần thiết và quan trọng, giúp cho việc phát triển năng lực và phẩm chất của học
sinh, cần phải tổ chức thực hiện đầy đủ và hiệu quả. Tuy nhiên, giáo viên cần
hiểu rõ rằng không được/không nên yêu cầu tất cả học sinh phải thực hiện giống
nhau đối với các hoạt động này; sản phẩm học tập của mỗi học sinh/nhóm học sinh
trong các hoạt động này có thể không giống nhau.
Hoạt
động "Vận dụng" và "Tìm tòi, mở rộng" có bản chất là hoạt động
trải nghiệm của học sinh, có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm ở trường,
tại viện bảo tàng, các địa danh lịch sử văn hóa hoặc tìm hiểu và giải quyết các
tình huống thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, ở nhà và cộng đồng. Trong mỗi
bài học, tùy vào nội dung kiến thức, cần gợi ý cho học sinh quan sát, phát hiện
những hiện tượng, sự kiện, tình huống, vấn đề có liên quan trong hoạt động sống
hàng ngày để vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết. Những hoạt động đó bắt đầu
từ các nhiệm vụ học tập như:
-
Thực hiện thí nghiệm trong phòng thí nghiệm của nhà trường để chứng minh cho kiến
thức đã học;
-
Tìm kiếm tư liệu và minh chứng để chứng minh cho một kiến thức đã học hoặc làm
rõ về một sự kiện, một di tích hay một di sản...
-
Xác định một vấn đề để báo cáo sau một chuyến tham quan thực tế, đọc một bài
văn hay xem một bộ phim khoa học;
-
Sáng tác một điệu nhảy, một bài hát, một điệu nhạc; viết và thể hiện một bài
thuyết trình; sáng tác và thể hiện một tiểu phẩm;...
-
Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các tình huống thực tiễn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét