* Dù cái sự “dốt văn” của lão không liên quan gì đến tôi, không ảnh hưởng hay tác động gì đến tôi nhưng thiết nghĩ khi một cá nhân với vài nét tính cách xấu xa điển hình nào đó đã đi vào đời sống xã hội thì nó không còn là vấn đề của vài con người liên quan nữa mà tất cả chúng ta phải có trách nhiệm lên tiếng, lên án để ngăn chặn cái xấu lan tỏa.
***
1. Trước hết phải nói
cặn kẽ về cái biệt danh "Lão già dốt văn":
- Tại sao lại là “Lão
già”: ai rồi sẽ không già, hết trẻ thì hóa già là qui luật tự nhiên nhưng khi
người ta gọi anh ta với điểm nhấn là “lão già” tức là họ đang nói đến điều xấu:
già mà không chững chạc, già mà thiếu gương mẫu, già mà chưa hoàn thiện nhân
cách, già mà vô duyên gái dưới đĩ trên bằng các thủ đoạn của thằng quản lí…
- Tại sao lại là “dốt”:
ai không dốt trước biển tri thức mênh mông nhưng khi lão hiển lộ cái dốt quá rõ
thì người ta không ngần ngại gì mà không gán nhãn dốt ngay tức khắc. Nói như nhà
văn người Mỹ Mark Twain là “Thà câm miệng không nói gì thì người ta nghĩ rằng anh dốt
nhưng khi đã mở miệng ra nói (viết) ngu thì điều ấy không còn nghi ngờ gì
nữa”.
- Tại sao lại là
“văn”: bởi chuyên môn của lão là văn, tức liên quan đến chữ nghĩa, tư duy, diễn
đạt ngôn ngữ nhưng khi những cái công cụ ấy bị lão sử dụng một cách lủng củng
ngô nghê… thì nhãn dốt văn là điều khẳng định không có chi là quá.
2.
Ai đặt cho lão biệt danh này:
Tất
nhiên không phải tác giả bài viết vì tác giả không biết gì về lão, chưa hề gặp,
chưa hề quen, chưa hề quan tâm, chưa hề nghe nói đến tên… Biệt danh ấy do những
người thân quen, gần gũi và hiểu rõ về lão đặt cho.
- Người định danh “Lão
già dốt văn” đầu tiên là tình nhân của lão tên PT. Một cô giáo trẻ, có năng lực,
có gia đình, có triển vọng, là đảng viên nhưng không hiểu sao cô ta lại chọn
con đường làm tình nhân hờ của lão để mưu cầu, vụ lợi, trục lợi lẫn nhau. Lão
trục lợi tình dục còn tình nhân kia trục lợi ân sủng quyền lợi vặt cho cá nhân;
đồng thời tình nhân kia còn dựa hơi lão, làm cánh tay nối dài của lão, liên kết
nhau để áp đảo đồng nghiệp – những người bạn mà nàng ta không thích, ganh ghét và muốn mượn
tay lão để trù dập họ. Nhưng dù là tình nhân của nhau nhưng ả kia vẫn không giấu
được sự khinh bỉ về sự dốt của lão nên đôi khi vẫn phải thốt lên với tình nhân
khác rằng “lão ấy dốt văn em không chịu được, nói năng ngu xuẩn quá”.
-
Tiếp theo là những đồng nghiệp, là giáo viên mà lão quản lí trong nhà trường,
những người thường xuyên nghe lão phát biểu trong hội họp, sinh hoạt, nói năng,
ứng xử, đọc những văn bản do chính lão đánh máy… mà những lời lão thốt ra, viết ra
thì “hàm lượng dốt” chiếm tỷ lệ không
nhỏ.
-
Là học trò lão, các em thường xuyên nghe lão huấn thị, quát nạt bằng lời lẽ thô
thiển, thiếu tình, nhiều áp đặt chủ quan nghe không lọt tai… Vậy nên các em
cũng bức xúc nên không ngần ngại thốt lên “ông ta là giáo viên, là hiệu trưởng
mà nói chi lạ” – một kiểu nhã ngữ thay cho “dốt”.
3. Tại sao người viết bài này lại biết rõ về sự dốt của lão như vậy:
Trong
thời buổi MXH phổ biến, việc kết giao là tự nhiên, bình thường và dễ dàng nên rất
tình cờ tôi quen biết với nhiều người bao gồm: học trò, đồng nghiệp, tình nhân của “lão già dốt văn” này… Và cũng rất tự
nhiên, khi độ thân thiết đã đạt đến mức tin cậy thì họ (cũng như tôi) đã chia sẻ
những trạng thái cảm xúc, nỗi niềm, suy tư, phẫn nộ, băn khoăn… của nhau trong
cuộc sống, công việc. Vậy nên đề tài “lão già dốt văn” cũng không loại trừ
trong những câu chuyện giữa tôi với các bạn ấy bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến trạng
thái tâm lí đời sống của họ.
Vậy
là rất ngẫu nhiên, những thông tin về “lão già dốt văn” đã có điểm giao thoa.
Ban đầu tôi cũng không bận tâm nhưng rồi khi biết “lão già dốt văn” ấy luôn cố
tình có những hành vi tác động với động cơ xấu xa đến những người mà lão có mưu
đồ trục lợi, áp chế, tư thù, gây bức xúc cho họ… thì tôi lại suy nghĩ khác.
Những gì mà lão gây ra
với người khác hoàn toàn trái ngược với cái tên mà cha mẹ đặt cho lão. Tất cả đều
hiển lộ: “trần” (trụi) như thịt chó thui rơm; chẳng thấy “xuân”
mà chỉ thấy đông ủ ê; không có “ân” mà chỉ có oán: trù dập, quát nạt,
ỷ quyền, thù vặt, chơi trò bẩn, lợi dụng nữ giáo viên dưới quyền để thỏa mãn dục
tình…
4.
Những thể hiện sự “dốt văn” của lão ra sao:
Khi
lần đầu tiên nghe nàng tình nhân tên PT của lão thốt ra cụm từ “lão già dốt
văn” tôi đã đáp lại ngay:
-
Sao em lại gọi ông ấy là dốt văn, không thể ghét người ta mà nói vậy được, phải
có căn cứ chứ.
Và
đây là những bằng chứng do nàng PT cùng những người bạn tôi cung cấp, minh chứng…
có thể nói chúng rất là cụ thể và toàn diện:
Đọc
những văn bản liên quan đến buổi lễ “Kỉ niệm 30 năm thành lập trường ĐT” như “Thư
ngỏ”, “Thư mời”, “Kế hoạch tổ chức”… mà nàng tình nhân tay ba của lão chuyển cho xem, thấy nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, viết
hoa tùy tiện… Vậy nên người đọc chỉ đọc lấy cái thông tin mà thôi, ngoài ra miễn
chấp hình thức ngôn ngữ. Chính nàng này cũng phải thốt lên “Không ngờ ông ta dốt
đến vậy…” và chỉ cho tôi những chỗ “dốt văn” trong các văn bản ấy (nếu không
tin các bạn xem lại sẽ rõ); tôi đồng ý với nhận xét đó.
Những
lần lão dốt văn ra oai bằng các quyết định kỉ luật giáo viên để trả thù vặt thì
trong văn bản đều sai bét nhè. Sai từ vận dụng các căn cứ điều khoản để ra quyết
định đến sai về diễn đạt, sai về mâu thuẫn ý… (tôi đã xem và lưu đầy đủ - đồng ý
với nhận xét đó).
Dường như lão biết điểm
yếu của mình là dốt văn nên trong nhiều cuộc tranh luận lão hay áp đảo thiên hạ bằng lời áp chế của kẻ cầm quyền; khi sắp thua lý lão lu loa bằng cách đập bàn, quát tháo buộc người khác im lặng không cho
nói tiếp. Còn khi cuộc đối thoại chỉ có hai người mà lão bị bắt bí thì lão chọn
cách cười trừ. Điều này đã từng xảy ra khi lão xung đột với tình nhân PT và
nàng ta đã nắm được điểm yếu dốt văn của lão nên cuối cùng lão đành im lặng
tháo lui.
Là giáo viên văn nhưng
đời đi dạy của lão chỉ rao giảng môn GDCD nhiều hơn môn văn; học trò từng được
lão “chủ nhiệm ba năm liền” thì nói: “ổng chưa dạy tiết văn nào cho ra hồn để tụi
em nhớ” !!!
Chính tình nhân lão bảo “em chấm
lão già này không được điểm nào cả” … Thế nhưng sau đó nàng ta lại trở cờ để
mưu lợi cho mình.
5. Ngoài dốt văn ra,
lão ta còn gì nữa không:
Câu trả lời là còn rất
nhiều điều xấu xa thảm họa cho môi trường giáo dục địa phương mà một phần tôi
đã lướt qua trên.
Những gì cụ thể hơn
như: tham ô, lợi ích nhóm, ăn tiền giáo viên nhân viên mới vào nghề, ăn tiền cha mẹ học
sinh để nhận các em vào học các lớp THPT không thông qua ý kiến của sở GD, chi tiêu ngân sách sai, lạm thu trong nhà trường, lợi dụng chức vụ để chi phối cả chi bộ,
dung túng cái xấu xa cho đồng bọn, không công khai tài chính… đặc biệt là vụ chi trả lương cho giáo viên hợp
đồng trong những năm qua sai nguyên tắc gây thất thoát ngân sách…
Hồ sơ lão đã và đang
dày lên với khá đủ chứng cứ nhưng do dung lượng và đề tài bài viết có giới hạn
nên tôi sẽ đề cập những nội dung đó trong các bài viết khác.
Chờ ngày lên đường
thôi.
6. Thế thì “lão già dốt
văn” này có liên quan gì đến tôi mà tôi phải viết ra:
Đúng
là cái sự “dốt văn” của lão không liên quan gì đến tôi, không ảnh hưởng hay tác
động gì đến tôi nhưng thiết nghĩ khi một cá nhân với vài nét tính cách xấu xa
điển hình nào đó đã đi vào đời sống xã hội thì nó không còn là vấn đề của vài con người liên quan nữa mà tất cả chúng ta phải có trách nhiệm lên tiếng, lên án
để ngăn chặn cái xấu lan tỏa (Bá Kiến có làm gì Nam Cao đâu mà ông cũng viết về hắn; Nghị Quế có làm gì Ngô Tất Tố đâu mà NTT cũng viết...)
Lão
già dốt văn lại là hiệu trưởng của một trường THPT, vậy nên tai tiếng tiêu cực
của lão trong một địa bàn cấp huyện không thể nói là không có. Điều ấy có an
nguy đến sinh mệnh công tác của nhiều cá nhân; an nguy đến số phận nhiều giáo
viên; ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục địa phương và tất nhiên có ảnh hưởng
đến chất lượng giáo dục nơi mà những năm gần đây trường đứng gần chót bảng trong tỉ lệ đỗ tốt
nghiệp THPT của tỉnh; gây hoang mang trong tập thể khi mà thực giả bất minh,
thiện ác bất phân; không ai đủ can đảm để lên tiếng; chi bộ đảng bị lão (dưới sự tư vấn của ả nhân tình của lão) lũng đoạn. Vài đóa hoa hồng thấp thoáng trong mắt lão nhưng lại là đóa hồng có gai nên khi lão không hái được thì muốn bứng đi bằng cách vu vạ, chụp mũ, giải trình, biên bản...
Tôi
là bạn của những nạn nhân, nhân chứng trong bài, tại sao tôi lại không giúp một
tiếng nói, nó cũng giải tỏa đôi điều. Chưa biết cấp lãnh đạo có đủ lực để xử lão qua một cuộc thanh tra hay không nhưng ít nhất khi đọc bài này lão có chút hồi tâm vào cuối đời thì cũng là tốt.
7.
Tại sao bài này lại viết theo kiểu “số hóa” như thế này:
Tôi
đang viết về “lão dốt văn”, trước sau gì lão và đồng nghiệp của lão cũng sẽ biết
và đọc, sự đọc sẽ lan tỏa ra cộng đồng liên quan…
Vì
đang tưởng tượng rằng viết cho lão dốt đọc nên tôi chọn cách viết rõ ràng, từ từ
chậm rãi (kiểu như nói rành mạch) để lão nghe rõ, hiểu sâu, thấm dần và tự phản
biện với lương tâm…
8. Kết luận: Benjamin
Franklin nói “Chúng ta đều sinh ra dốt nát, nhưng phải nỗ
lực lắm mới giữ nguyên được là kẻ ngu xuẩn” (We are all born ignorant, but
one must work hard to remain stupid).
Dường như từ dốt mà tôi và mọi người đang nói về lão là chưa đúng lắm, phải gọi
là “lão ngu xuẩn” qua hành trình nỗ lực của lão thì đúng hơn.
Vậy thôi.
Bài liên quan: EM YÊU NGÔI TRƯỜNG ĐÓ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét