15/9/19

1.548. TẬP HUẤN LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VHNT 2019



          Lược trích bài phát biểu: “Đấu tranh phản bác quan điểm, luận điệu sai trái trong  văn học, nghệ thuật” của PGS,TS Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng - Chủ tịch Hội đồng LLPBVHNTTW - TGĐ ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM trong chương trình Hội thảo, Tập huấn Lý luận, Phê bình Văn học nghệ thuật năm 2019 tổ chức tại Nhà khách Chính phủ T.78 - số 145 Lý Chính Thắng, Q.3 Tp Hồ Chí Minh - từ ngày 9/9 đến 14/9 năm 2019.

Tóm tắt mục: “Những biểu hiện cụ thể về tình hình PBNHNT trong thời gian qua”:
(...)
1. Vũ khí “mềm” trong đ/tranh giai cấp, đ/tranh tư tưởng là các cách thức, thủ đoạn lôi kéo, mua chuộc, kích động quần chúng đứng về một giai cấp, một lực lượng trong xã hội; sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, các tác phẩm văn nghệ; các nhà xuất bản; các bài viết, phỏng vấn, diễn đàn trên internet,MXH ... về tự do, dân chủ, nhân quyền… Tạo lập, tiếp sức cho các tổ chức, cá nhân chống đối..
          2. Tháng 2/1956, Đảng CSLX Đại hội XX với CN Xét lại của N. Khrushchep; Trung Quốc có phong trào “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”; biến động chính trị ở Hung-ga-ri và Ba Lan… Một số Văn nghệ sĩ vừa có sự sai lầm, lệch lạc, vừa bị nước ngoài kích động, lúc đầu chỉ phê phán những sai lầm, về sau phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực VHNT: cuối năm 1956 có các vụ Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Trương Tửu … đòi “trả VN cho VNS”…
3. Vụ Nhân văn - Giai phẩm (1955-6/1958): Nguyễn Hữu Đang, Thụy An cùng khoảng 30 người khác như Trương Tửu, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Dần, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Lê Đạt, Phan Khôi…Tháng 2/1955, Trần Dần và một số VNS trong tập san VNQĐ viết “Dự thảo đề nghị cho một ch/sách văn hoá”, bao gồm 03 điều: 1) Trao sự l/đạo VN cho VNS; 2) Thành lập một chi hội VN trong VNQĐ không chịu sự lãnh đạo của Cục TH và TCCT. Cùng với VNQĐ còn có T/san Giai phẩm (Xuân, Hạ, Thu, Đông) , Giai phẩm mùa Xuân đăng bài “Nhất định thắng” của Trần Dần: “.. Tôi bước đi/ Không thấy phố/Không thấy nhà/Chỉ thấy mưa sa/trên màu cờ đỏ.. ” “Đất nước khó khăn này/Sao không thấm được vào thơ?.”. Khi Giai phẩm ngừng, Nhân văn xuất hiện, khoét sâu sai lầm trong CCRĐ…
          4. Qua đấu tranh, một số người trong nhóm "NVGP" đã tự kiểm điểm, tự phê bình, nhận rõ sai lầm, mong được sửa chữa. Một số bị xử lý hành chính do những sai phạm, chỉ có số ít hoạt động phạm pháp thì bị xử lý bằng pháp luật.
5. Bằng ch/sách khoan dung, vị tha, Đảng, Nhà nước ta vẫn ghi nhận, tặng thưởng Giải thưởng HCM, Giải thưởng NN về VHNT cho một số VNS từng th/gia Nhân Văn-Giai Phẩm trước đây. Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1996 gồm  GS Cao Xuân Huy; NS Văn Cao; HS Bùi Xuân Phái; Đợt năm 2000 cho NTH Trần Đức Thảo; NS Nguyễn Văn Tý.  G/thưởng Nhà nước: Nhà thơ Quang Dũng (2000); Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, Yến Lan, Hoàng Cầm (tháng 2/2007).
          Vậy là gần 50 năm, vụ Nhân Văn-Giai Phẩm mới "được giải tỏa”.
          6. Sau năm 1975, có một số nhà văn, nhà lý luận nêu vấn đề “Văn học phải đạo”, “VN quốc doanh”, “VN ăn lương”…Hoàng Ngọc Hiến:"Chế độ chuyên chế bắt buộc họ phải viết cho đúng chủ trương chính sách của Nhà nước, viết cho “phải đạo”, trong khi lương tâm cầm bút của họ muốn họ viết những điều chân thật”. Nhà văn Nguyễn Minh Châu: "Dưới chế độ XHCN, văn chương gì mà muốn viết một câu trung thì phải viết một câu nịnh. Hèn, hèn chứ? Nhà văn nước mình trong tâm can ai mà chẳng thấy mình hèn. Cái sợ đã làm mình hèn” (“Viết về chiến tranh”, VNQĐ, 11/1978). "Sông Côn Mùa Lũ“, Nguyễn Mộng Giác lý giải: "Khi đã quen với lối nói lập lờ hàng hai của hạng trí thức cần giữ mình dưới chế độ ch/chế, chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được điều Hoàng Ngọc Hiến muốn nói. Sự thực đơn giản thôi: đó là sự m/thuẫn nội tâm từng dầy vò tất cả những nhà văn còn chút liêm khiết trí thức dưới chế độ cộng sản. Chế độ ch/chế bắt buộc họ phải viết cho đúng ch/trương ch/sách của nhà nước, viết cho “phải đạo”, trong khi lương tâm cầm bút của họ muốn họ viết những điều chân thật. Khốn thay, điều ch/thật lại khác với điều phải đạo.
7. Xuất hiện một số kh/hướng đòi lật lại những vấn đề của lịch sử đã được cơ quan có thẩm quyền xử lý, kết luận; “lật án”, “kêu oan” cho một số nhà văn sai phạm nghiêm trọng trước đây, kể cả một số cây bút VN Miền Nam trước năm 1975 (Dương Nghiễm Mậu, Lê Xuyên, Du Tử Lê, Nhã Ca, Võ Phiến, Mai Thảo, Tạ  Tỵ...); đòi “khơi thông một dòng văn học đang âm thầm chảy”, “hợp lưu” giữa văn học phản động, vọng ngoại trước đây với dòng văn học cách mạng được xây dựng bằng máu xương của các thế hệ văn nghệ sỹ - chiến sỹ.
8. Một số VNS đòi “giải thiêng lịch sử”, “giải thiêng các giá trị của dân tộc”, “sám hối với lịch sử”, đề cao VH miền Nam trước 1975, hư vô chủ nghĩa, phủ nhận văn học cách mạng và kháng chiến. Họ đòi “đổi gác” trong thơ, cho rằng thế hệ nhà thơ chống Mỹ đã làm xong nhiệm vụ, phải “thay gác”, bàn giao cho lớp trẻ; cho rằng thơ Việt Nam hiện đại chỉ có thơ Mới và Thơ Trẻ,
          Trong lĩnh vực sáng tác, lý luận phê bình, họ phân chia, đối lập cũ, mới, già trẻ. Cho trẻ là trên hết, là tiêu biểu, là diện mạo văn nghệ hiện nay, còn lớp già thì bị quy là bảo thủ, cũ kỹ.   
          Họ đánh đồng, cố tình nhầm lẫn giữa chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh xâm lược và chiến tranh chống xâm lược. Miêu tả cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc như một cuộc nội chiến. “Nghĩ cho cùng trong một cuộc chiến tranh/Bên nào thắng thì nhân dân đều bại”…(Nguyễn Duy)
          Một số VNS, NNC dung nạp  vô lối “CN hậu hiện đại”, “CN hậu thực dân”, rút lui vào hình thức, cực đoan, viết khó hiểu mới sang.
9. Một số sách hay bản thảo có nội dung phức tạp, nhạy cảm theo khuynh hướng “hạ bệ”, “giải thiêng” , “bôi đen” các nhà văn có tên tuổi trên văn đàn, phủ nhận phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, dè bửu “văn chương minh hoạ”, “ru ngủ”, “tô hồng hiện thực”; bôi nhọ các tên tuổi lớn của đất nước như Tố Hữu, Huy Cận, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Huy Tưởng, Chế Lan Viên và nhiều người khác... (Tuỳ bút chính trị “Đi tìm cái tôi đã mất” của Nguyễn Khải, “Hồi ký” Nguyễn Đăng Mạnh, “Nhật ký một thằng hèn” của Tô Hải...)
10. Một số người công khai, bóng gió ám chỉ, đả kích chế độ, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng đối với VN, kêu gọi “trí khôn nhà văn ở đâu?”, kích động VNS và giới trẻ “phản tỉnh”, “sám hối”, “rời bỏ CNCS”…
Một số cuốn sách có nội dung sai trái, lệch lạc, nhìn cuộc sống u ám, định kiến, dung tục, gây băn khoăn cho người đọc như “Giã biệt bóng tối”, “Dưới chín tầng trời”, “Tầm nhìn”, “Cuộc chiến tranh bắt buộc”, “Thời của thánh thần”, “Tình yêu và tội ác”, “Bóng đè”, “Ba người khác”, “Cọng rơm dưới đáy ao”, “Rồng đá hay là mũi uốn ván”, “Tột đỉnh tình yêu”, “Bản chất của lịch sử”; “Bên thắng cuộc”, “Đèn cù”, “Việt Nam thay đổi và hạnh phúc”; “Mối chúa” (Đãng Khấu). Một số cuốn sách có nội dung sai trái, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ chủ nghĩa xã hội của nước ngoài được dịch và xuất bản ở VN: “Ma chiến hữu” của Mạc Ngôn (Trung Quốc); “Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội” của 2 tác giả nữ người Nga là N.M.Voskrenskaia và N.B.Davlethsina; cuốn “Đường về nô lệ” của F.A.Hayek; “Chuyện nông trại” của George Orwell; “Hòa bình, tình yêu và tự do” của Tom G. Palmer...
11. Nhóm “Mở miệng” gồm: Bùi Chát, Lý Đợi, Nguyễn Quốc Chánh, Khúc Duy và Nguyễn Quán.. xuất hiện từ  năm 1995 đến nay. “Thơ” của họ xuất hiện trên Talawas và các trang web khác như Evan, Tiền vệ… Nhóm này chủ trương thơ rác, thơ bụi, thơ lạc chuẩn, “họ đẩy thơ vào ngõ cụt” (Nhã Thuyên).
          Mục đích của Mở miệng “đối trọng với nền thơ chân chính, dẫn tới đối lập, thậm chí phản kháng được cổ vũ bởi Nhà nước ý thức hệ” (Nhã Thuyên). Nội dung tư tưởng là “giải thiêng”, xúc phạm các giá trị của dân tộc, chống Đảng, Nhà nước và chế độ; chuyển từ phản biện, “giải thiêng” sang phản kháng, lật đổ.
          12. Ngày 03/3/2014, một nhóm người thuộc các lĩnh vực sáng tác, lý luận phê bình VHNT trong nước và ngoài nước (người Việt) tuyên bố cái gọi là “Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam”.  Họ “Tuyên bố”, đây là “một tổ chức xã hội dân sự, ái hữu nghề n ghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước”. Tham gia nhóm có: Nguyên Ngọc, Ph X Nguyên, Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Hoàng Hưng, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng, Võ Thị Hảo, Vũ Thư Hiên, Hà Sỹ Phu…Trang “vanviet.info”, có chuyên mục “Trên facebook của các nhà văn”...
          14. “Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam” được th/lập ngày 4/7/2014 tại TpHCM, “mục đích”: "phục vụ cho các nhà báo không phân biệt người trong nước và người ngoài nước, các cộng tác viên báo chí độc lập, và cả những nhà báo quốc doanh”. Bắt nguồn từ Câu lạc bộ Nhà báo Tự do của Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải). Chủ tịch: Phạm Chí Dũng; PCTTT: Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh (sau rút khỏi Hội); PCT: Nguyễn Tường Thụy,  khu vực miền Bắc; PCT: Bùi Minh Quốc, khu vực Miền Trung. “Hội này gồm những người mà muốn có tiếng nói độc lập, muốn chỉ trích những chính sách sai lầm của chính phủ.“ Tham dự Hội thảo "Truyền thông phi nhà nước" do ĐSQ Úc tổ chức tại HN; ra tuyên bố số 2 ủng hộ phong trào “Tôi muốn biết”; ra tuyên bố về quyền tự ứng cử của công dân; ra t/bố ủng hộ DSTN Sơn  Đoong…
15. Ở nước ngoài, nhiều người có bài viết, t/phẩm, ph/ngôn thể hiện q/ điểm sai trái, hằn học, xuyên tạc… như Dương Thu Hương (Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù, Đỉnh cao chói lọi, Chốn vắng...), Vũ Thư Hiên (Đêm giữa ban ngày), Bùi Tín (Hoa xuyên tuyết); Trần Thế Nhân (Ngày long trời, đêm lở đất); Nguyễn Sỹ Bình (Con đường Việt Nam); LM Nguyễn Hữu Lễ (phim Sự thật về HCM) …Các nhà văn, nhà báo, nhạc sĩ: Võ Phiến, Lê Tất Điều, Thanh Văn Luận, Thái Văn Kiểm, Chu Tử, Du Tử Lê, Cao Tiêu, Duy Thanh, Đỗ Quý Toàn, Hà Huyền Chi, Trùng Dương, Phan Lạc Nam, Túy Hồng, Viên Linh, Vũ Huyến, Phạm Duy, Hoài Trung, Nguyễn Khắc Ngữ, Vũ Khắc Khoan, Nguyên Sa, Cao Tiếp, Nhất Tuấn, Minh Đức Hoài Trinh...
-----------------
          Bài đăng lại không phản ảnh quan điểm của người đăng.


Không có nhận xét nào: