Nguyên tác: Circe’s Grief by Louise Glück
Bản dịch: Mộc Nhân
Như đã giới thiệu trước, bà Glück thường được mô tả như một nhà thơ viết tự truyện. Các tác phẩm của bà được biết đến với cường độ cảm xúc cao. Nhiều bài thơ của bà lấy cảm hứng từ thần thoại – nhất là thần thoại Hy Lạp, để suy ngẫm về kinh nghiệm cá nhân và cuộc sống hiện đại. Bài thơ “Circe’s Grief” này nằm trong chủ đề ấy.
Circe - trong thần thoại Hy Lạp là một nữ thần phép
thuật, con gái của thần mặt trời Titan Helios và Perse. Circe chuyên dùng thảo
dược và phép thuật để biến kẻ thù hoặc những kẻ đã xúc phạm cô hoặc kẻ mà cô
không thích thành những con thú hoang – nên người ta cũng gọi Circe là phù thủy. Khi Odysseus
đi chinh chiến thành Troi trở về, chàng ghé đến hòn đảo của Circe nhưng do biết
trước ý định của Circe nên thần Hermes đã đã giúp Odysseus thoát khỏi âm mưu Circe
muốn biến chàng thành lợn. Thậm chí Hermes đã khuyên Odysseus hãy ngủ với nữ thần
Circe xinh đẹp để cứu thủy thủ đoàn của chàng.
Trong bài “Circe’s Grief”, nhà thơ Louise Glück đã không chỉ thay thế Odysseus như một người kể chuyện mà còn như một bộ lọc để qua đó các sự kiện trên hòn đảo của Circe được thay đổi góc nhìn. Rằng Circe là một nữ thần tình yêu chứ không chỉ là một phù thủy ác độc. Và dù Odysseus đã thoát khỏi kiếp nạn biến thành lợn, rời khỏi hòn đảo an toàn nhưng anh ta không bao giờ có thể quên Circe. Góc nhìn khác biệt này gợi cho người đọc nhớ rằng các vị thần Hy Lạp hùng mạnh hay hung dữ đến mức nào họ cũng có một trái tim. Và Odysseus dù mạnh mẽ và khôn ngoan đến đâu cũng không thoát khỏi rắc rối sẽ xảy ra từ hành động của anh ta – mà trong trường hợp này là ngoại tình với vợ.
Phiên bản câu chuyện này của Gluck nói với chúng ta về những phân nhánh đạo đức trong con người. (tham khảo nguồn: Đại Học Cornell - Mỹ)
* Ghi chú: Tôi đã tham khảo nhiều bản dịch của bài này trên các báo điện tử và các trang mạng (chủ yếu là sao chép qua lại) và không hiểu sao người ta dịch mấy câu đầu của bài thơ là “Và rốt cuộc/ Như một kẻ tuân lệnh nữ thần/ tôi đến ngôi nhà có cô vợ chàng…” (In the end/ I made myself/ Known to your wife as…). Có lẽ các dịch giả đã dịch theo kiểu áp đặt chủ quan chăng?
*****
NỖI BUỒN CỦA
CIRCE
Và rốt cuộc,
tự tôi phải ra
tay
Để tìm hiểu vợ
của chàng như
Chúa khiến,
trong ngôi nhà của nàng
ở Ithaca, một
tiếng nói
không có người:
cô ấy
ngưng dệt,
quay đầu
trước hết là sang
phải, rồi sang trái
nhưng rồi vô vọng
mọi hướng
chẳng thấy nguồn
cơn âm thanh ấy
từ bất cứ thực
thể nào: Tôi lo rằng
cô ấy có thể
quay lại khung dệt
cùng những gì
mà cô biết lúc này. Khi
bạn nhìn thấy
cô ấy lại, hãy nói với nàng rằng
Đây là cách để
Chúa nói lời tạm biệt:
Nếu như ta lúc
nào cũng có trong tâm trí bạn
Thì ta mãi mãi
hiện hữu trong cuộc đời bạn.
CIRCE’S GRIEF - by
In the end,
I made myself
Known to your
wife as
A god would,
in her own house, in
Ithaca, a
voice
Without a
body: she
Paused in her
weaving, her head turning
First to the
right, then left
Though it was
hopeless of course
To trace that
sound to any
Objective
source: I doubt
She will
return to her loom
With what she
knows now. When
You see her
again, tell her
This is how a
god says goodbye:
If I am in her
head forever
I am in your
life forever.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét