Nguyễn Hoàng Đức
Trên
báo mạng Thanh Niên on line có đăng bài “Cách chào của người Việt” của tác giả
Nguyễn Văn Mỹ. Theo ông cách chào của người Việt đã mai một, ngày xưa người
Việt thường chắp hai tay trước ngực cúi đầu chào. Một ông tây làm thế liền bị
coi như trẻ con.
Dù
vậy, cách chào đó vẫn chỉ là hành vi chào của cơ thể chứ không phải ngôn ngữ
chào. Nói chính xác và chính thức, người Việt cho đến nay vẫn chưa có lời chào
chính thức nào. Cụ thể, một số người nước ngoài đến Việt Nam học tiếng Việt,
được dạy mỗi khi chia tay sẽ chào “tạm biệt”, nhưng họ bảo: ‘các anh dạy chúng
tôi thế nhưng các anh có chào thế đâu, mà chủ yếu các anh chào “về nhé” hay “đi
nhé”’.
Tại
sao dân Việt chưa có lời chào chính thức, nói chính xác hơn, những lời chào
được truyền thống hóa để thành kinh điển? Thực ra thì người Việt mới có chữ
viết được vài thế kỷ nay, nên ngôn ngữ miệng chưa chín mọng trên trang giấy để
hóa kinh viện cũng là chuyện bình thường. Xưa người Việt được chào thường hay
đáp lại “không dám!” tức là luôn hạ mình xuống mức kẻ dưới, nô tài, không dám
tự tin khi đưa ra lời chào đàng hoàng ngang vai vừa lứa.
Muốn
có lời chào thì người ta phải biết hướng ra người khác. Nhưng cách sống của
người Việt chủ yếu mới quanh co đắp vào thân lo ích kỷ vụ lợi cho mình thì làm
sao có lời chào?
Để
có lời chào, người Hy lạp và La Mã đã nêu cao đức tính đầu tiên của con người
là Hiếu Khách. Hiếu khách trở thành một tiêu chuẩn sống đến mức tiên quyết, ai
đó không hiếu khách sẽ trở thành nỗi nhục mà không còn được cộng đồng chấp
nhận. Hiếu khách chính là con đường hướng đến Công Lý. Bởi phương Tây có một
câu bất hủ “công lý là người thứ ba”
(le juge est un tier). Trong nhà nếu chỉ có hai vợ chồng, họ cãi nhau dù minh
mẫn hay chầy cối thì cả đời cũng không phân thắng bại, nhưng có một người thứ
ba xuất hiện thì sự thể ngã ngũ liền theo cách có nhân chứng. Trong các vụ án
cũng vậy, nếu chỉ có bên nguyên hay bên bị mà không có người thứ ba làm chứng,
thì phiên tòa không bao giờ có thể tiến hành. Vì sao? Vì nó không có công lý ít
nhất – là người thứ ba.
Người
khác mới là con đường dẫn ta ra xã hội và cuộc đời phổ quát, bởi nếu không có
người khác ấy, vai trò của người nhà vĩnh viễn chỉ là thiếu bóng dáng của người
làm chứng cũng như công lý. Người khác trong học thuật còn dạy người ta biết
thế nào là Khách quan – khách quan là cái nhìn của khoa học và công lý. Trái
lại chủ quan là cái tự mình chỉ dẫn người ta đến cái cảm xúc cục bộ nhỏ bé.
Người Khách dạy chúng ta biết lẽ sống “Vong kỷ hiến tha” thay vì “Ích kỷ hại
tha”, tức là hãy hy sinh cái tôi của mình mà vì người khác, chứ không nên vì
lợi cho mình làm hại người khác, như người Việt bảo “của mình thì giữ bo bo/
của người thì thả cho bò nó xơi”.
Từ
việc hướng ra người khác, mà người phương Tây đặc biệt chú trọng đến xây quảng
trường ở trung tâm thành phố. Đó thường là một khu đất vàng, vuông thành sắc
cạnh, được gọi là “square” (ở Việt Nam có người gọi quảng trường Nhà hát lớn Hà
Nội là khiên cưỡng vì ở đó chỉ là đường đi qua). Tại quảng trường mọi người có
thể dễ dàng đến đó thể hiện tư tưởng, tranh luận hay lắng nghe. Trong khi đó
tại những mảnh đất vàng ở trung tâm thành phố người châu Á thường chỉ xây cung
vua phủ chúa khép kín tường cao hào sâu để đề phòng thích khách. Đây là một
quan điểm chính yếu, nhiều chuyên gia phương tây nói thẳng: các thành phố lớn ở
châu Á thường lùi sâu vào trong lục địa để cố thủ, ngược lại ở châu Âu người ta
thường xây bên bờ biển để ra ngoài viễn chinh. Người phương Tây bêu đầu kẻ tử
tội ở quảng trường để răn đe. Còn châu Á thì thường bêu ngoài chợ là nơi mua
bán. Đó cũng là cách thể hiện hai trình độ sinh hoạt. Một đằng đã ra quảng
trường để sinh hoạt tinh thần. Một đằng ra chợ để lo việc dạ dầy.
Sau
quảng trường, là bài học của Lập Hiến. Điều này là tất yếu, vì theo triết gia
Hegel khi con người bước ra khỏi đạo đức tự nhiên của gia đình, sẽ đến các hiệp
hội cùng làm ăn, sản xuất hay sinh hoạt, cuối cùng buộc phải hội tụ đến vấn đề
của Nhà nước, bởi chỉ có nhà nước mới cho phép các hiệp hội có được công lý để
cùng tồn tại. Và nhà nước không thể có nếu không có Lập Hiến. Sau quảng trường,
thì đã xuất hiện Nghị viện Athena, rồi Nghị viện La Mã để thiết định nhà nước
cộng hòa đầu tiên của lịch sử. So sánh, nói chung cho đến đầu thế kỷ 20, các
nước châu Á vẫn chưa có quốc gia lập hiến đúng nghĩa, tóc bạc rồi mà vẫn bị bố
hay vua nọc ra lấy roi đánh, những nhà nước phong kiến tồn tại với các vương
gia hoàn toàn là cách gia đình trị. Nhà nước chỉ là tổ hợp các gia đình, đứng
đầu là gia đình của vua.
Người
Việt tuy nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, nhưng đó chỉ là ao ước nhiều hơn là
thực hiện. Người Việt tính lỗ lãi trong từng lời chào. Tại sao vì người ta rất
khó vượt qua ích kỷ cá nhân với những phương châm sống: “Ta về ta tắm ao ta/ dù
trong dù đục ao nhà vẫn hơn” và “Có con gái gả chồng gần/ có bát canh cần nó
cũng đem cho/ hoài con mà gả chồng xa/ một là mất giỗ hai là mất con”. Lúc nào
cũng loay hoay cái nhìn vơ vào cho bản thân cũng như nhóm lợi ích thì làm sao
hướng tới người khác để có lời chào?! Tôi đã gặp không ít người, đến bất kỳ đâu
họ cũng gật gật như thể không có thói quen chào thành tiếng, nhưng không phải,
một lần tôi thấy họ nhìn thấy người có chức vụ cỡ trung trong tỉnh thôi, họ
đứng lại nghiêm trang chào thành tiếng cách 10 m vẫn nghe rành rọt từng lời “Em
chào anh B ạ”.
Tại
sao có tâm lý này? Đó là tâm lý của nô tài, tính lỗ lãi từng ly từng tí. Vì tâm
lý nô tài nên họ mặc cảm rằng chào ai thì thua thiệt, nhưng khi gặp người có
quyền chức tâm lý nô tài lại sợ hãi chào thật to, thậm chí khi được chào phải
đáp lại “không dám”.
Thật
ra lúc nào tôi cũng muốn nhắc lại câu của thi sĩ Tản Đà “Dân hai nhăm triệu ai
người lớn/ Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con”, nhưng sợ nhắc nhiều quá thành lạm
dụng và khiến người khác khó chịu, nhưng quả là người Việt rất ít người trưởng
thành. Kể cả nhiều loại giáo sư tiến sĩ, nhà văn, nhà thơ. Gặp nhau thì ậm ừ
không dám chào thành tiếng, rồi đưa tay bắt thì lại đưa tay trái úp xuống như
ban ơn cho người ta, nhưng gặp cấp trên thì bố bảo không dám làm thế, còn ở
nhiều vùng quê thì là anh không sang nhà em, là anh không xới cơm cho em. Uống
rượu với nhau thì đùn nhau rót rượu, cho rằng mình rót rượu thì hạ mình xuống.
Nhiều cô gái đi đâu ăn uống không dám chia sẻ việc bếp núc, rửa bát với chủ nhà
hay bạn bè, sợ mình tụt xuống dạng con ở, hoặc ngại do lười biếng. Nhưng người
có tự chủ đích thực đâu có dễ bị tụt đẳng cấp như vậy. Vả lại trong một bữa ăn
chẳng lẽ có thể vui nếu người ta không có khả năng chia sẻ hay tham dự cùng bữa
ăn đó?
Thế nào là cùng ăn – cùng vui? Đấy là tâm lý thường trực cảnh giác tính toán của kẻ dưới, lúc nào cũng sợ mình bị kém phần. Trong khi đó người phương Tây chỉ cần trên đôi mươi hầu hết đã có dáng cư xử của quí ông, quí bà, đi đâu làm gì họ đều biết sống theo văn hóa, chức năng, và bổn phận. Có phải, chính thế mà người ta mới coi châu Á là dã man mọi rợ?!
Thế nào là cùng ăn – cùng vui? Đấy là tâm lý thường trực cảnh giác tính toán của kẻ dưới, lúc nào cũng sợ mình bị kém phần. Trong khi đó người phương Tây chỉ cần trên đôi mươi hầu hết đã có dáng cư xử của quí ông, quí bà, đi đâu làm gì họ đều biết sống theo văn hóa, chức năng, và bổn phận. Có phải, chính thế mà người ta mới coi châu Á là dã man mọi rợ?!
Người
Việt mình thực tế là vậy đấy, một lời chào chính thức còn chưa có, nhưng có ai
bàn đến cái xấu thì bảo “nước nào chẳng có cái xấu ấy”. Hôm qua tôi vừa nghe
tin tuyến tầu điện ngầm ở Panama vừa mở sẽ cho tất cả dân chúng đi miễn phí
trong 3 tháng. Liệu Việt Nam có làm được thế không? Việc cho dân chúng đi miễn
phí sẽ rất khôn ngoan vì trước hết nó tạo ra thói quen, thứ hai nó tạo ra món
quà “mang ơn” để mọi người gắn bó đi tầu, trí khôn đó liệu người Việt có học
tập được? Trí khôn đó cũng là cách sống thiện chí để tạo đạo đức lâu dài. Với
cái khôn vặt vãnh ăn liền ma cà chớp của tâm lý tiểu nông, liệu người Việt có
học theo được thứ lòng tốt đó? Cũng khó lắm thay bởi có phương ngôn: tiểu nhân
nghĩ được tốt cũng không làm được tốt bởi bị cái lợi nhỏ bé dẫn đi!
Người
Việt vẫn còn chưa biết chào, đấy là bằng chứng ngôn ngữ khó lòng chối cãi. Mong
rằng từ đó giúp chúng ta phản tỉnh suy xét nhìn lại mình. Một quốc gia nếu có
nhiều người tiến bộ thì nó mới hùng mạnh, ngược lại nếu chỉ có vài mống nói
rằng “nhà tôi không vậy”, thì làm sao cái nhà tôi đó biến thành một quốc gia
lập hiến cao cả và tốt đẹp?! Xin cám ơn.
1 nhận xét:
Tác giả này hình như không hiểu văn hóa Việt lắm. Dù đã nêu được câu Lời chào cao hơn mâm cỗ nhưng lại không hiểu tại sao như thế. Thời phong kiến, xã hội phân chia tầng lớp nên mới có cách chào hạ mình của người dưới và khiêm tốn của người ngang vai vế, vậy mà ông cho là cách chào của những kẻ yếm thế mới chết chứ. Hãy nhìn vào thực tế, lời chào của người Việt rất trong sáng (Em chào anh ạ - lưu ý chữ ạ), trung thực và gần gũi (Xin chào), nhiều câu còn thể hiện sự quan tâm tới nhau (Bác đi đâu đấy hay Anh ăn cơm chưa...), có lúc cũng có những câu xã giao qua loa nhưng không thiếu phần lịch sự (Xin chào), có câu còn thể hiện sự vồn vã (Anh, lâu lắm không gặp anh)... Khi tạm biệt cũng rất đặc biệt, Lịch sự thì (Vâng chào anh), qua loa thì cười gật đầu ra vẻ đã biết anh chào tôi, còn thân thiện thì Bác lại nhà!... Cái chào của người Việt không phải hành động như người Âu kiểu bắt tay, đập vai, hay cúi mình, mà là những cung bậc tình cảm, biểu cảm qua giọng nói, nét mặt, đặc biệt không chạm vào nhau của Nam và Nữ (theo quan điểm phong kiến là Nam Nữ thụ thụ bất tương thân). Như tác giả nêu ví dụ kiểu chào sợ thua kém vai vế là chuyện rất riêng bởi nơi nào cũng có. Không mang tính đại chúng tí nào. Ví dụ Ông quý tộc ở Châu Âu không bao giờ bắt tay với nông dân, anh thủy thủ không thèm bắt tay ông thợ nề... Xin mời tác giả theo tôi, tôi sẽ dạy ông cách chào của người Việt, ông sẽ bỏ bài viết này xuống sau nha.
Đăng nhận xét