24/4/12

153. TẢN MẠN BOLÉRO

Lê Đức Thịnh

          Boléro là một điệu nhạc dân gian của Tây Ban Nha được du nhập vào Việt nam từ khá lâu (khoảng đầu thế kỉ XX).
          Ở VN chưa biết ai là người sáng tác nhạc Boléro đầu tiên nhưng kể từ khi xuất hiện trong dòng chảy tân nhạc đến nay, nhạc Boléro đã có một chỗ đứng riêng trong lòng người yêu nhạc mà không lẫn lộn, không tranh hơn thua với bất kì điệu nhạc nào khác.

23/4/12

152. TẢN MẠN VỀ VĂN HÓA ĐỌC


Lê Đức Thịnh

Trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại hội đồng Liên hợp quốc , UNESCO đã quyết định chọn ngày 23-4 hàng năm làm “Ngày sách và bản quyền Thế giới” (World Book and Copyright Day). Điều đó nói lên tầm quan trọng của văn hóa đọc trong cộng đồng.
Ngày này được tổ chức hàng năm tại mỗi quốc gia nhằm bảo đảm cho mọi người khám phá và thỏa mãn sở thích đọc của mình, đồng thời là dịp để tôn vinh những tác giả đã có nhiều đóng góp cho sự tiến bộ văn hóa, văn minh xã hội của nhân loại.
***

13/4/12

151. ÁNH TRĂNG VÀ MÙA XUÂN TRONG BÀI THƠ TANKA NHẬT BẢN

Yasunari Kawabata - Nguyễn Văn Nho biên dịch

Phần trích dịch dưới đây nằm trong đoạn đầu của bài  diễn  văn  nhận  giải  Nobel  văn  chương  của  Yasunari Kawabata, đọc tại Hàn Lâm viện Thụy Điển vào tháng 12 năm 1968, với nhan đề “Japan, the Beautiful  and Myself”.(1) Tanka  (đoản  ca),  là  thể  loại  thơ  độc đáo  của  Nhật  Bản,  gồm  31  âm  tiết. Kawabata  muốn  giới thiệu những bài thơ này để nêu bật tinh thần Nhật Bản về thơ ca trong bài diễn văn của mình. Người dịch những bài thơ này đã phóng tác thành những câu thơ mang hơi thở Việt Nam. Rõ ràng đó là việc làm dễ mắc phải sai lầm, một phần, vì qua ngôn ngữ thơ ca, dịch phẩm phải giống như việc tái tạo một sản phẩm mà điều may mắn hy vọng đạt được là tinh thần cốt tủy của sản phẩm cũ không sai lệch là bao, phần khác, người dịch đã chuyển từ bản dịch Anh ngữ chứ không phải từ nguyên ngữ Nhật Bản. Đó là lý do người dịch viết những lời này, với niềm mong mỏi bạn đọc bỏ qua cho những sai lầm lệch lạc, và đón nhận bài viết này nhẹ nhàng như cơn gió nhẹ thoảng qua, không ảnh hưởng gì đến ai cả.  
***

12/4/12

150. GẶP NGUYỄN QUANG THIỀU Ở LÀNG CHÙA

Nguyễn Giúp
Kính tặng NQT và những người bạn thơ  ở làng Chùa



Men theo sông Đáy tôi về quê ông
Mặt đê cỏ đã chết
Phù du bay trong chiều phù du cán dập phù du khuất tầm nhìn người lái xe
Chiếc gạt nước đánh thức tôi cơn mê sảng
Ông cười và nói về con người về xứ sở những nông dân
Chỉ mỗi phiên chợ mẹt rồi chạy đi chạy đi trước lúc mặt trời thức dậy
Râu bạc như mây như sương vỡ tung chiều những câu chuyện bại liệt
Tiếng côn trùng hốt hoảng bóng đêm tượng Phật ngả nhào…

Đêm nay hoa bưởi thơm như yếm
Cá hoa bay đầy sân
Đêm tràn ra sân đình đón gió mộc lan thở kí ức buồn khốn và những con chó không thèm tru trăng
Cơn ho người đàn bà kéo dài khúc ru thác đổ
Tôi thấy bóng mẹ tôi đổ theo con đường này con đường của giấc mơ đích
Thương câu chèo: Đất thấp, đất thấp, ông trời cao … í .. a ..” lỗi nhịp sương

Tháng ba, mưa xuân và nồm nhón chân bên cửa sổ đứng nhìn bầu trời mọc gió cây lộc vừng trồi lộc dăm ba câu thơ chín đỏ mặt ao
Từng cốc rượu trườn qua kẻ họng cũng không thể nào dịu đi cơn khát cố xứ
Và tôi đã bật khóc với mớ ngôn ngữ loài chim mộng du đuối những ý nghĩ xuyên sâu ngõ hẻm hun hút mở ra một cánh đồng đầy nắng đầy lúa

Phía ngoài đêm hết thảy giác quan kịch liệt bới tìm tiếng mõ thóat lên từ đáy sông mang hơi thở bất an giấc mơ vô thần em đến. Liệu những bóng ma leo lắt có soi đường chúng ta tìm ra những vệt xanh của giấc mơ kia?

Buổi sáng tiếng chim thức dậy sau tiếng ho khan của người đàn bà. Tôi đã tỉnh thức và ồn ào cùng tiếng chim trong vườn nhà
Sương bay rơi hạt
Câu thơ nhô lên nhìn mặt trời chìa nụ cười chìa bàn tay về phía những người bạn ấm áp mọc ra bên cạnh thế giới hoang lạnh và ghẻ ruồi

Trong ngôi nhà cổ tôi đã nhìn thấy một Nguyễn Quang Thiều xếp hình người số 4 không chăn màn gối gắm. Chỉ nghe tiếng ngáy kéo dài vội vã chảy ngược… chảy ngược tuổi thơ tôi về phía cố hương ông.

       Quảng nam, tháng 3/ 2012

9/4/12

149. ĐỌC TÂY TIẾN, NHỚ QUANG DŨNG

Đinh Công Tôn
(Tác giả hiện đang công tác tại
Trường THPT Lương Thúc Kỳ - Đại Lộc, Q.Nam)


Làm quan gặp phải thời binh lửa
Chỉ biết xông pha với chiến trường
Dẫu không còn ở cùng đồng đội
Tây Tiến còn đây khúc yêu thương.

Cheo leo trên vách chân đạp đỉnh
Đùa cợt với nhau chuyện ngửi trời
Mà không ! Ngửi má nàng tiên nữ
Cấy mộng vào đêm dáng kiều ơi !

Biên cương dầu một đi không lại
Chiến trường chẳng tiếc cả đời xanh
Đuốc hoa cười cợt chàng trai trẻ
Tuổi xuân vẫn trọn khúc quân hành.

Năm tháng đi qua hơn sáu chục
Đoàn binh vẫn sáng những chiều sương
Đất nước vào xuân tròn hẹn ước
Bút hoa ngày ấy mãi còn vương!

                             
ĐCT / 12-2011
                                 

* Mộc Nhân và bạn đọc chân thành cảm ơn tác giả đã gởi bài chia sẻ trên trang

4/4/12

148. LÀM CHỦ THỜI GIAN

SÁU THỦ THUẬT LÀM CHỦ THỜI GIAN THEO LỜI PHẬT DẠY
Lama Surya Das - Minh Phú dịch (giacngo)


Trong số tất cả những thứ mà chúng ta sử dụng không hợp lý và lạm dụng thì thời gian là thứ đáng kể nhất. Thời gian là cuộc sống, chúng ta lãng phí thời gian thì sẽ gây nguy hiểm cho bản thân. Giết thời gian có nghĩa là chúng ta đang giảm dần mạng sống của chính mình.
Hầu như tất cả mọi người đều than phiền là họ không có đủ thời gian. Nhưng tất cả thời gian đã tiêu tốn vào đâu? Tại sao những công cụ tiết kiệm sức lao động và các phương tiện đi lại, truyền thông nhanh hơn của nhân loại không giải phóng chúng ta? Hoặc ít nhất là cung cấp cho chúng ta khoảng thời gian rảnh rỗi để thực hiện những điều mà chúng ta muốn và cần phải làm, hoặc chỉ đơn giản là làm chậm lại và tận hưởng những gì chúng ta đã làm việc rất khó khăn để tạo ra chúng, tại sao lại không được? 
Thực ra, không phải chúng ta thiếu thời gian, mà là thiếu sự tập trung, sự tỉnh giác và không biết thiết lập tính ưu tiên. Chúng ta phải thay đổi không gian trong nhịp sống của mình - đánh thức mình bằng cách chuyển sang một cách tồn tại khác. Chúng ta có tất cả các thời gian trên thế giới. Nó hoàn toàn tùy thuộc vào chúng ta, tùy vào cách chúng ta chọn để sử dụng nó ra sao.

1/4/12

147. THƠ THẨN VỚI NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN

                         Mộc Nhân Lê Đức Thịnh

                                                       (Để nhớ về TCS nhân ngày mất của ông)

Còn hai con mắt khóc người một con...

        1. PHÚC

            Ru em từng ngón xuân nồng
            Ru đời đã mất
            Mưa hồng
            Phôi pha
            Người về bỗng nhớ
            Nguyệt ca
            Rừng xưa đã khép
            Ru ta ngậm ngùi .

         2. ÂM

            Em đi bỏ lại con đường
            Bên đời hiu quạnh
            Quỳnh hương
            Ru Tình
            Tuổi đá buồn
            Nắng thuỷ tinh
            Cuối cùng cho một cuộc tình
            Ướt mi.

        3. BUỒN

           Ngẫu nhiên
           Nghe những tàn phai
           Tình sầu
           Còn có bao ngày
           Tình xa
           Phúc âm buồn
           Từng ngày qua
           Lời thiên thu gọi
           Có ta trong đời.


                           MN- LĐT 

146. ĐỜI VÀ NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN


Đặng Tiến

Trịnh Công Sơn chánh quán Huế, làng Minh Hương, tổ tiên gốcTrung Hoa. Làng Minh Hương nay sát nhập vào Bao Vinh thành xã Hương Vinh. Bao Vinh là thương cảng của Huế ngày xưa.
Anh sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939, tại Lạc Giao, tỉnh Ðắc Lắc, lớn lên trong một gia đình buôn bán giữa trung tâm thành phố Huế. Nhà đông anh chị em, ba trai năm gái, mà anh là con trưởng. Tuy có thăng trầm, nhưng nói chung là khá giả. 
Trịnh Công Sơn theo học chương trình Pháp, tại Trung học Pháp tại Huế, đến hết cấp 2. Năm ấy, 1955, cùng lớp có ca sĩ Kim Tước (Giáo sư Decoux, dạy khoa học, thỉnh thoảng mang đàn vĩ cầm vào lớp, đàn đệm cho học sinh hát). Lúc này Trịnh Công Sơn chơi guitare đã hay. Trường giải thể, dời vào Ðà Nẵng, Trịnh Công Sơn có lúc theo học trường Thiên Hựu, Providence ở Huế. Rồi chuyển vào Sài Gòn, học tại trường  Taberd,  hay Jean Jacques Rousseau.. gì đó. Sau đó vào học trường Sư Phạm Quy Nhơn, rồi đi dạy học vài năm tại Lâm Ðồng.