28/7/12

183. VỀ KHẨU HIỆU “TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN”

Lại Nguyên Ân

 Thế hệ tôi, sinh trưởng ở miền Bắc, đi học trường phổ thông 10 năm (từ lớp 1 đến lớp 10) vào những năm 1954-1964, thì khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” hầu như không để lại ký ức gì. Là vì ở miền Bắc thời đó, những gì được xem như gắn với “tư tưởng phong kiến” đều bị coi là lạc hậu, cần tránh xa, cần chống lại; mà “tiên học lễ hậu học văn” thì rõ ràng là tư tưởng Nho giáo, là thuộc hệ tư tưởng phong kiến rồi! Cho nên dễ hiểu là không hề thấy khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” xuất hiện trong khuôn viên bất cứ ngôi trường nào trên miền Bắc thời gian ấy; cũng hầu như không có giáo viên hay cán bộ nào trong ngành giáo dục thời ấy dám nói đến khẩu hiệu đó trước các đám đông. Tôi cũng chưa đọc thấy trong hồi ức những người lớn lên và đi học tiểu học, trung học ở miền Nam vào quãng thời gian ấy nói rằng khẩu hiệu kể trên có ghi đâu đó trong khuôn viên các ngôi trường.
Tất nhiên, đừng nghĩ rằng vì khẩu hiệu đó không “hiển thị” trong cộng đồng thì tư tưởng ngụ trong khẩu hiệu ấy không chi phối tâm thức người dạy, người học, và nói chung, tâm thức cộng đồng thời ấy.
Nhưng cần ghi nhận sự thực vừa kể về sự không hiện diện khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” trong khuôn viên trường học. Và đến sau tháng 4/1975, tình hình vừa nêu lại cũng phổ cập vào nhà trường từ vĩ tuyến 17 trở vào đến chót mũi Cà Mau.

19/7/12

182. THƠ HAY, THƠ DỞ … (Phần 4)


Nguyễn Hưng Quốc

Bản chất đầu tiên là sự vận động. Thơ, cũng như văn học nói chung, giống mọi hiện tượng khác trong xã hội, bao giờ cũng ở trong quá trình vận động không ngừng. Có điều, khác với các hiện tượng khác, sự vận động trong văn học, đặc biệt trong thơ, không hẳn đã là một sự phát triển. Nói đến sự phát triển là nói đến ba yếu tố: sự kế thừa, sự liên tục và sự thăng tiến: cái sau sẽ hơn hẳn cái trước. Sự vận động của thơ chủ yếu dựa trên sự sáng tạo, do đó, phần lớn có tính đột biến. Nói đến đột biến cũng có nghĩa là nói đến sự đứt đoạn. Bởi vậy, trong các hoạt động của con người, thơ là lãnh vực hầu như không có lịch sử. Một hai thập niên trở lại đây, trên thế giới, một số lý thuyết gia đưa ra khái niệm cái chết hoặc điểm tận cùng của lịch sử (the death/end of history) với ý nghĩa: chế độ dân chủ mà chúng ta đang có hiện nay đã là điểm tận cùng; sau nó, sẽ chẳng còn có gì khác hơn được nữa. Với thơ, lịch sử không chết. Lý do là nó chưa bao giờ có. Tất cả những cuốn lịch sử thơ mà chúng ta thấy đây đó, bằng tiếng Việt cũng như bằng các thứ tiếng khác, chỉ là một thứ lịch sử giả, ở đó, không có hoặc có rất ít thứ quan hệ nhân quả vốn là nền tảng của lịch sử. Trong cái gọi là lịch sử thơ, các nhà thơ lớn hiếm khi kế tục nhau. Họ chỉ phủ định nhau. Ngay cả khi họ kế tục, họ cũng kế tục như một sự phủ định. Đó là ý nghĩa của cái Harold Bloom gọi là “đọc sai” (misreading) trong sự ảnh hưởng giữa nhà thơ này đối với nhà thơ khác.

17/7/12

181. THƠ HAY, THƠ DỞ ... (Phần 3)

Nguyễn Hưng Quốc

Để đánh giá tầm vóc của một bài thơ, chúng ta phải phân tích những đóng góp của nó đối với cái mỹ học mà nó đại diện. Dựa trên đặc điểm này, tôi chia thơ thành nhiều cấp độ: lớn, hay, dở, dở - hay, và không dở không hay nhưng có ý nghĩa lịch sử. 

Trước hết, xin nêu lên vài định nghĩa ngắn gọn:

1.Trong quan hệ với hệ mỹ học của thơ, những bài thơ lớn, theo tôi, là những bài thơ góp phần định hình nên cái mỹ học ấy hoặc nếu không, cũng được xem là tiêu biểu cho cái mỹ học ấy.

2.Những bài thơ hay là những bài nằm trong phạm trù mỹ học ấy nhưng có một số sáng tạo so với mặt bằng chung trước hoặc cùng thời với nó.

3.Những bài thơ dở là những bài chưa đạt đến tiêu chuẩn tối thiểu của cái mỹ học ấy.

4.Những bài thơ hay nhưng bị cộng đồng văn học xem là dở mà chúng ta đang bàn trong bài này chính là những bài nằm trên ranh giới giao thoa giữa hai hệ mỹ học: Chúng được sáng tác theo một hệ mỹ học khác, mới manh nha, còn xa lạ, thậm chí, còn bị thù nghịch trong hệ mỹ học cũ, do đó, từ hệ mỹ học cũ ấy, chúng bị xem là dở, tuy nhiên, khi hệ mỹ học mới chiến thắng, nghĩa là, ít nhất, được công nhận, chúng lại trở thành hay.

5.Và, bên cạnh các loại thơ kể trên, còn có một loại khác nữa: những bài thơ lớn nhưng không thực sự hay. Lớn vì chúng đóng vai trò động lực thúc đẩy quá trình chuyển tiếp giữa hai hệ mỹ học, từ đó, góp phần tạo nên sự thay đổi, có khi là cách mạng trong lịch sử nhưng không hay vì chúng chưa thoát hẳn khỏi hệ mỹ học cũ trong khi chưa thực nhuần nhuyễn trong hệ mỹ học mới.



16/7/12

180. CA DAO, TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ MỚI


MN Sưu tầm


1. Phản ảnh xã hội:

- Mấy đời bánh đúc có xương.
Mây đời công chức có lương đủ xài?

- Đường xá mà biết nói năng.
Mấy ông đào xới hàm răng chẳng còn.

Mất mùa là bởi thiên tai
Được mùa là bởi thiên tài () ta.
- Không ham nhà cửa, bạc tiền
Chỉ ham anh có bố quyền chức to.

- Hợp tác hợp te
Mặc quần rách đáy te he ra ngoài.
- Cời làm cối ăn.
- Tàu thì lạ, hèn hạ thì quen.
- Sinh ra vốn dĩ là dân
Phấn đấu dần dần cũng được thành quan
Hết quan rồi lại hoàn dân
Hoàn dân rồi lại dần dần vào “quan” (quan tài).
- Cắt cơm, bơm xe, nghe thời tiết, liếc đồng hồ. (miêu tả tâm trạng công nhân viên chức chiều thứ bảy)


15/7/12

179. ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ

        Mộc Nhân                                              
                                                          
Ca dao là phần phong phú nhất trong văn học dân gian. Đây cũng là phần có giá trị nhất về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật biểu hiện. Do đặc điểm nội dung và hình thức ngắn gọn, có vần, dễ nhớ nên nó luôn luôn được nhân dân vận dụng, truyền miệng qua nhiều thế hệ. Chính vì vậy nó luôn được trau chuốt mà vẫn giữ được cái hồn, cái tình mặc dù từ ngữ có thay đổi ở một vài dị bản.
Cũng có khi một bài ca dao được cảm hiểu ở các góc độ khác nhau, sự cảm hiểu ấy sẽ mang đến những giá trị thẩm mỹ cho tác phẩm dân gian.

13/7/12

178. THƠ HAY, THƠ DỞ ... (Phần 2)


Nguyễn Hưng Quốc

Hiện tượng nhiều bài thơ, thậm chí, cả nguyên một khuynh hướng thơ hay nhưng bị xem là dở không phải chỉ gắn liền với sở thích. Mà là với quan niệm. 

Thơ không bao giờ chỉ là thơ. Đằng sau thơ bao giờ cũng có một cái gì khác. Cái khác ấy, xưa, ở Tây phương, từ ảnh hưởng của Plato, người ta xem là thế giới lý tưởng, và từ ảnh hưởng của Aristotle, là tự nhiên; ở Trung Hoa và Việt Nam, là đạo hay chí; sau, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn, người ta cho là cảm xúc, và dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu thực, là vô thức; gần đây hơn, người ta cho đó là ngôn ngữ. Chỉ là ngôn ngữ. Rất ít người đề cập đến vai trò của quan niệm. Có thể đó là ảnh hưởng hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp từ Emmanuel Kant, người gắn liền việc thưởng thức cái đẹp (kể cả cái đẹp trong nghệ thuật, dĩ nhiên) với lạc thú (pleasure). 

12/7/12

177. THƠ HAY, THƠ DỞ... (Phần 1)

Nguyễn Hưng Quốc

Lời tác giả: "Đây là bài nói chuyện của tôi tại Jewish Community Centre of Northern Virginia, Hoa Kỳ vào ngày 8/7, vừa qua. Bài khá dài, xin chia làm bốn kỳ. "
***
Trước hết, xin nói ngay, nhan đề bài viết này không được đặt ra với dụng ý khiêu khích. Cảm giác khiêu khích, nếu có, chủ yếu xuất phát từ ấn tượng nghịch lý giữa hai chữ “hay” và “dở”. Tuy nhiên, đó không phải là một nghịch lý. Theo tôi, cái hay trong thơ dở cũng như cái dở trong thơ hay là những hiện tượng phổ biến trong cả không gian lẫn thời gian. Ở đâu và thời nào cũng có. Chỉ khác ở mức độ. Có thể nói một cách khái quát thế này: Bất cứ một bài thơ hay một khuynh hướng thơ nào chúng ta xem là hay hiện nay cũng từng có lúc bị xem là dở; và ngược lại, bất cứ một khuynh hướng thơ nào từng có lúc được xem là hay, đến một lúc nào đó, chỉ sản xuất ra toàn thơ dở. 

5/7/12

176. ĐỀ TS LỚP 10 THPT CHUYÊN TỈNH QUẢNG NAM


    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học: 2012 – 2013
Khóa thi: ngày 4 tháng 7 năm 2012
MÔN: NGỮ VĂN  
(đề thi dành cho thí sinh ban chuyên Ngữ Văn)

 ( Thời gian : 150 phút – không kể thời gian giao đề)

Câu I: (1điểm)

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi :
           Đất nóng. (1) Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung che đi những gì  từ  xa.(2) Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không ?(3) Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. (4) Tôi đến gần quả bom.(5) Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. (6)  
                            ( Lê Minh Khuê , Những ngôi sao xa xôi )

a. Chép lại câu văn trong phần trích có thành phần biệt lập, gạch chân  từ ngữ làm thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần biệt lập gì?
b. Các câu (3), (4), (5), (6), liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? 

Câu II : (1 điểm)
   
    Ý nghĩa của hình tượng ánh trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.

Câu III : (3 điểm)

Trong văn bản“Trò chuyện với bạn trẻ” (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập II trang 11-12), Nguyên Hương viết :
          “Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp . Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.”
Em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng một mặt giấy làm bài) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. 

Câu IV : (5 điểm)

          Cảm nhận của em về vẻ đẹp người lính qua hai bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính  (Phạm Tiến Duật).
------------Hết---------

                          SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học: 2012 – 2013
Khóa thi: ngày 4 tháng 7 năm 2012
MÔN: NGỮ VĂN 
(đề thi chung cho thí sinh các ban)

 ( Thời gian : 120 phút – không kể thời gian giao đề)