18/11/11

59. NGÀY QUỐC TẾ ĐÀN ÔNG

NGÀY QUỐC TẾ ĐÀN ÔNG 19 Tháng 11



Ngày QUỐC TẾ ĐÀN ÔNG là ngày nào ? Nếu các bạn gõ vào Google sẽ có nhiều thông tin không giống nhau. Có 3 kết quả phổ biến là : ngày 06 tháng 04, ngày 3 tháng 11 và ngày 19 tháng 11. Hóa ra ngày QTĐO "phức tạp" chứ không đơn giản như quí ông ... Theo ý kiến của nhiều người, ngày 19 tháng 11 là ngày Quốc Tế Đàn Ông chính thức vì nó được LHQ ủng hộ.

***
Chắc hẳn bạn đã biết và nghe nói nhiều đến Ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3) nhưng bạn có biết gì về Ngày Quốc tế Đàn ông?
Ngày Quốc tế Đàn ông (IMD – International Men’s Day, gọi tắt là Ngày Đàn Ông) được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 19-11-1999 tại Trinidad và Tobago, đồng thời được Liên hiệp quốc ủng hộ. Sự kiện này đã nhận được nhiều người ủng hộ từ Hoa Kỳ, Âu châu, Phi châu, Á châu, và vùng biển Caribê.
Đối tượng của Ngày Đàn Ông là quý ông và sức khỏe của nam giới, cải thiện các mối quan hệ giới tính, thúc đẩy sự bình đẳng giới, và nêu cao vai trò nam giới tích cực. Đây là dịp để nam giới mừng các thành tựu và cống hiến sức của mình – nhất là sự đóng góp cho cộng đồng, gia đình, hôn nhân, và chăm sóc con cái trong khi chú ý sự kỳ thị đối với họ. Ngày Đàn Ông là ngày quan trọng vì nó kết hợp sự kiện từ thiện “Movember” (ghép bởi 2 từ Movement và November) với Ngày Thiếu nhi Hoàn vũ (Universal Children’s Day) để ngày 20-11 hình thành việc kỷ niệm suốt 48 giờ lần lượt với quý ông và trẻ em, kể cả các mối quan hệ đặc biệt mà họ chia sẻ.
Khả năng hy sinh nhu cầu của bạn vì người khác là cơ bản đối với nhân tính, đó là tôn trọng. Thế giới đã nhận biết tầm quan trọng của sự hy sinh trong việc phát triển nhân tính. Hàng ngày đàn ông hy sinh làm việc, trong vai trò làm chồng và làm cha, vì gia đình, vì bạn bè, vì cộng đồng và vì quốc gia. Ngày Đàn Ông là dịp để mọi người đánh giá và chúc mừng quý ông đã góp công sức làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Trong 10 năm qua, cách kỷ niệm Ngày Đàn Ông là tổ chức những cuộc hội thảo công khai, các hoạt động lớp tại các trường học, các chương trình phát thanh và truyền hình, các nghi thức tôn giáo, các cuộc diễu hành và biểu hiện hòa bình. Ngày Đàn Ông không có ý cạnh tranh với Ngày Quốc tế Phụ nữ (International Woman’s Day), mà chỉ muốn làm nổi bật vai trò người đàn ông. Mỗi năm có một chủ đề : Năm 2002 là “Hòa bình”, năm 2003 là “Sức khỏe Nam giới”, năm 2007 là “Hàn gắn và Tha thứ”, năm 2009 là “Vai trò Tích cực của Đàn ông”, năm 2010 là “Con cái chúng ta – Tương lai chúng ta”.
Ngày Đàn Ông gồm các đối tượng là nam giới, được chia sẻ bình đẳng, không phân biệt tuổi tác, khả năng, địa vị xã hội, dân tộc, tôn giáo, giai cấp.

Đây là 5 vấn đề chính của Ngày Đàn Ông 2011:
Sức khỏe và Tuổi thọ: Tại sao các bé trai có thể chết trước 5 tuổi và tại sao nam giới sống không thọ bằng nữ giới? Tại sao nam giới dễ tự tử hơn? Làm sao giúp thanh thiếu niên có một bước khởi đầu cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn?
Giáo dục: Tại sao các em trai ở các nước giàu thể hiện kém hơn và ít học hơn các em gái? Tại sao 10 triệu em trai ở các nước nghèo vẫn không học hết phổ cập? Tại sao chúng trốn học? TTỷ lệ biết đọc biết viết kém có làm các em trai khó trưởng thành, lạm dụng chất kích thích, béo phì, trầm cảm và nghèo? Có thể làm gì để tập trung vào việc giáo dục chúng để chúng có khởi đầu cuộc sống tốt và lấp khoảng cách giữa nữ và nam, giữa các em trai nghèo và giàu?
Tha thứ bạo lực: Tại sao chúng ta tha thứ bạo lực và phản đối nam giới trong khi chúng ta vẫn đưa họ đi tham chiến? Làm sao giúp thanh thiếu niên trưởng thành mà không bạo lực?
Quyền làm cha: Chúng ta cho thanh thiếu niên quyền sống thế nào để chúng có dịp biết và có kinh nghiệm về quyền làm cha, đồng thời bảo đảm vai trò của họ giống như phụ nữ trong cương vị làm cha mẹ? Phải làm gì để mỗi thanh thiếu niên đều có quyền làm cha?
Chọn cách sống: Làm sao mỗi thanh thiếu niên có cơ hội chọn cách sống ở chỗ làm, trong gia đình, giờ rảnh rỗi và giảm thiểu những em trai nghèo đói, thất học, thất nghiệp, vô gia cư, sống tách biệt và bị tù? Làm sao mỗi em trai nghèo có khởi đầu cuộc sống tốt để có thể trưởng thành là người tốt?

Nguồn : Truyền thông DCCT: VRNs

Không có nhận xét nào: