30/5/12

161. PHÁT BIỂU RA TRƯỜNG CỦA HỌC SINH LỚP 9

Thầy  Mộc Nhân  và  học sinh Phạm Thị Khánh Tâm


Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến ! 
Em tên là Phạm Thị Khánh Tâm học sinh lớp 9/ 7 trường THCS Nguyễn Trãi. 
Hôm nay, em vinh dự được đại diện cho gần 1000 học sinh trong toàn trường nói lên những suy nghĩ của mình trong ngày bế giảng năm học và cũng là ngày 250 học sinh lớp 9 chúng em sắp xa trường. 
Thấm thoắt đã bốn năm trôi qua. Bốn năm kể từ ngày khai trường đầu tiên khi chúng em vào lớp 6 trong sự đón chào của quí thầy cô và các anh chị học sinh lớp lớn. 
Bốn năm là quãng thời gian không dài nhưng cũng đã đủ để biến tất cả nơi đây thành kỉ niệm, thành yêu thương đến nỗi, dù có xa ngôi trường này chúng em vẫn có thể ghi nhớ hình ảnh của từng người thầy, vẫn hình dung được từng khuôn mặt bạn bè thân quen, vẫn có thể nhớ từng ghế đá, hàng cây, bóng mát, lối cỏ … những niềm vui và cả nước mắt. 

26/5/12

160. THƠ VIỆT PHẢI ĐI ĐẾN TẬN CÙNG NGÔN NGỮ VIỆT

Lan Hương ( thực hiện)


Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha quan niệm: “Tư tưởng làm thơ phải khác người khác là rất chuẩn, có thể có cả tỷ người vội vã, nhưng cứ để họ thi đấu, người nào trụ được thì còn lại. Đôi khi sự công bố cũng chỉ là sự công bố, cái người ta sợ nhất vẫn là cái chưa công bố và người ta vẫn còn chờ đợi. Các nhà thơ hiện nay đang trong hội chứng dở nếp dở tẻ, không hồn nhiên được nữa, mà già dặn thì chưa tới. Thêm vào đó là hội chứng ham nổi tiếng. Cần phải biết theo cách nào. Có những người nổi tiếng chính bằng sự vô danh. Nhưng bây giờ tìm sự bình thường vô cùng khó. Dù vội vàng đến mấy thì cũng không nên vội vàng với thơ. Có một câu châm ngôn rằng: hãy vừa cày ruộng và vừa chờ chết. Có thể anh sẽ đi một chuyến vô tăm tích và không được gì cả, nhưng vẫn thực là anh”.
Hãy giữ gìn thơ Việt, đừng giết chết thơ Việt 

25/5/12

159. CHỚ ẢO TƯỞNG VỀ CÁCH TÂN THƠ


 Nguyễn Hoàng Đức

Vài năm gần đây, đứng trước tình trạng sình lầy, ứ đọng, dậm chân tại chỗ, bế tắc, đặc biệt tầm vóc sinh hoạt quá nhỏ bé của thơ, thì xuất hiện một trào lưu “vùng dậy” như một mặc cảm vượt thoát chua cay rằng: đâu đâu người ta cũng sẵn sàng chỉ ra cây bút này cách tân thơ, cây bút kia đổi mới thơ. Liệu cách tân hay đổi mới thơ có dễ dàng đến mức xuất hiện đại trà như vậy sao? Và cách tân có thực sự là liệu pháp thần tiên để cứu vãn sự nhạt nhẽo của thơ? Cách tân ư, cách tân có bao nhiêu giá trị nếu người ta chỉ có một chiếc bình nước sơn mới nhưng bên trong vẫn chỉ là rượu cũ vẫn cứ rỉ rả đàn nhị sáo trúc của ngũ âm ngày xửa ngày xưa?
 

21/5/12

158. THƠ VÀ SỰ LẠM PHÁT THƠ

Nguyễn Hiếu
(Nguồn : badamxoe)


“Tôi viết bài này đã lâu, cũng chẳng muôn đăng làm gì vì thiết nghĩ dù sao tôi cũng nghĩ đến cái tình anh em. Nhưng khổ một nỗi có thể do trình độ tôi có hạn nên tôi không hiểu vì sao Hội Nhà văn lại tán tụng thứ thơ “lai căng như kiểu ngưòi nứoc ngoài nói tiếng Việt không sõi”, làm hỏng thẩm mỹ của ngưòi đọc thơ, làm băng hoại ngôn ngữ Việt Nam muôn ngàn yêu quí của chúng ta, nên sau đôi hồi nghĩ ngợi, tôi quyết định cho Bà Đầm xòe công bố bài viết này. Có thể đúng,có thể sai về những ý kiến của tôi, rất mong anh em  xa gần góp ý, dậy bảo. Vẫn biết là một hội viên Hội Nhà văn, bài viết này sẽ có thể ít nhiều làm nhiều vị lãnh đạo hội không hài lòng. nhưng vì tồn vong của thi ca, sự trong sáng của tiếng Việt,  tôi quyết định cho đăng. Cám ơn những ai đọc bài này."

10/5/12

157. SỰ NGỘ NHẬN ĐI ĐẾN THA HÓA

Nguyễn Tất Thịnh



 Một bông hoa đẹp là chình nó và hòa được với những bông hoa đẹp khác.
Tôi thật cảm động khi biết rằng ngày xưa có những người làm biên tập xuất bản mót lại trong thùng giấy rác những tờ bị vò nát của ai đó để tìm lại những bài hay, lặn lội vất vả đến nơi xa cố tìm người không quen biết để thẩm định động viên họ cung cấp hay sửa lại đôi ý cho một tác phẩm nhỏ để in…từ đó có nhiều người đã thành danh, được công chúng nhớ đến tác phẩm của họ. Xuân Diệu tuyệt vời thế mà có tâm để tìm ra và nâng đỡ một mầm tài Thơ Trần Đăng Khoa. Có nhiều quốc sĩ thân gày yếu mà ‘mang chuông đi đánh nước người’ thật vinh quang…Những thày giáo đói khổ mà lỗi lạc quên mình cho thế hệ trẻ đứng trên vai mình
Tôi có dịp được tiếp xúc với khá nhiều người, nhiều giới, tạm gọi là tầng lớp khá trở lên của xã hội.có vài điều ( đương nhiên không phải là tất cả rồi, nhưng tương đối phổ biến ) nhận xét thế này :

9/5/12

156. ĐỐI MẶT VỚI NGUY CƠ BỊ ĐỒNG HÓA VĂN HÓA !

Tô Phán

Một dân tộc có thể chết từ văn hóa, chết bằng văn hóa!
Có một chiến trận không nóng bỏng và gây hiệu quả trực tiếp như mất đất, mất biển, mất người, mất tài sản, mất tự do, mất miếng cơm…, nhưng lại từng ngày, êm ả và ngọt ngào gặm nhấm xã hội, gặm nhấm mỗi con người; mà nếu không nhìn thấy trước, cuối cùng kẻ chiến bại sẽ là cả dân tộc, chịu một cái MẤT lớn hơn tất cả những cái mất nói trên cộng lại.
Một dân tộc bị “thất trận” về văn hóa thì không còn gì cả, đó là một dân tộc bị tan rã và chết, mặc dù hàng chục triệu sinh thể của nó có thể vẫn sống béo tốt ở khắp đó đây, nhưng tất cả đều mất gốc, không còn “căn cước” vì “không lớn nổi thành người” (thơ Đỗ Trung Quân).

6/5/12

155. NGẪM CHUYỆN BÚT TRE

Ngô Minh


Trong lịch sử thơ ca nước ta có lẽ tôi chưa biết có một nhà thơ nào sáng tạo ra một cấu trúc thơ riêng của mình có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống sinh hoạt xã hội của người Việt như Bút Tre. Thơ Bút Tre sinh ra từ những năm 60 của thế kỷ trước. Chỉ sau đó 5 năm thôi,Thơ Bút Tre đã được “nhân bản” thành các dòng thơ hậu Bút Tre khi ông còn sống, như Bút Tre trẻ, Bút Tre non, Bút Tre xanh, Bút Tre Tây….Bây giờ thì dân ta ai cũng thuộc những cậu thơ hậu Bút Tre :
"Anh đi công tác Plây
Cu dài dằng dặc biết ngày nào ra;"
Hay:
            "Núi Voi trông thật giống con voi
            Có cả đầu đuôi, có cả vòi
            Núi cũng như người hăng sản xuất
Đầu thì trồng sắn, đít trồng khoai…."
Chắc chắn cuộc sống càng phát triển, thì “dòng thơ” Bút Tre ngày càng sinh sôi.
          Vậy thơ Bút Tre có phải là thơ không ? Dòng thơ đó sinh ra trong hoàn cảnh nào? Và tại sao nó lại được công chúng khắp cả nước truyền tụng, “nối mạng” liên tục như vậy ?. Nhà “Bút Tre học” Ngô Quang Nam qua cuốn sách đã cho chúng ta hiểu về thơ và giai thoại Bút Tre . Nhưng có thể do bối cảnh ông chưa muốn lý giải kỹ nguyên nhân tại sao lại sinh ra dòng thơ Bút Tre . Đây là một vấn đề xã hội học và lịch sử văn học nghiêm túc cần phải được nghiên cứu thấu đáo.

2/5/12

154. BÙI GIÁNG - K81 VÀ THÁC GRĂNG

K81 dã ngoại tại thác Grăng - Nam Giang
Hình ảnh từ Nguyễn Lương Tín và Mộc Nhân
Thơ lấy từ tập "Rong rêu", "Mười hai con mắt" của Bùi Giáng




Sáng nay chim hót thật nhiều
Tưởng nghe tiếng nói tình yêu đất trời
Chào anh suốt cõi chiêm bao
Suốt miền mộng mị đón vào đưa ra