(Nguồn : badamxoe)
danh sách trang
21/5/12
158. THƠ VÀ SỰ LẠM PHÁT THƠ
Nguyễn Hiếu
(Nguồn : badamxoe)
“Tôi viết bài này đã lâu, cũng chẳng muôn đăng làm gì vì thiết nghĩ dù sao tôi cũng nghĩ đến cái tình anh em. Nhưng khổ một nỗi có thể do trình độ tôi có hạn nên tôi không hiểu vì sao Hội Nhà văn lại tán tụng thứ thơ “lai căng như kiểu ngưòi nứoc ngoài nói tiếng Việt không sõi”, làm hỏng thẩm mỹ của ngưòi đọc thơ, làm băng hoại ngôn ngữ Việt Nam muôn ngàn yêu quí của chúng ta, nên sau đôi hồi nghĩ ngợi, tôi quyết định cho Bà Đầm xòe công bố bài viết này. Có thể đúng,có thể sai về những ý kiến của tôi, rất mong anh em xa gần góp ý, dậy bảo. Vẫn biết là một hội viên Hội Nhà văn, bài viết này sẽ có thể ít nhiều làm nhiều vị lãnh đạo hội không hài lòng. nhưng vì tồn vong của thi ca, sự trong sáng của tiếng Việt, tôi quyết định cho đăng. Cám ơn những ai đọc bài này."
Có một mệnh đề trong lí luận kinh điển theo chủ nghĩa đang bao trùm lên thể chế này mà bất kì một ông cán bộ nào có chút địa vị của xã hội ta mặc dù chả biết gì về triết học, kinh tế học nhưng rất thích nhắc đến đó là “hạ tấng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc”- Diễn nôm ra, tức là cơ sở vật chất tác động quan trọng đến suy nghĩ, tư duy. Chả biết câu này đúng sai thế nào nhưng nhìn vào sự phát triển thơ đối chiếu với nền kinh tế nứơc ta thì quả là như vậy. Gần chục năm nay nưóc ta đi vào cơn khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy biểu hiện qua chỉ số lạm phát kỉ lục. Chưa đầy một thập kỉ mà giá trị đồng tiền giảm tới hơn mười lần khiến giá cả tăng vọt, dân tình điêu đứng. Vậy mà trong thời gian này, thơ – một thứ sản phẩm trí tuệ ra đời từ những bộ óc siêu việt trong thời thịnh trị, dân an quốc vượng thì trong thời lạm phát mọi mặt của nước ta, thơ bỗng nhiên trở thành sản phẩm gia tăng vùn vụt của đủ hạng người, trong đó có thứ người no cơm ấm cật đang cần một cái danh mang tính hào hoa, phong nhã. Vì lẽ đó thơ cũng theo kinh tế mà rơi vào tình trạng lạm phát ghê gớm.
Ngoài nguyên nhân do ham muốn của số người thích mua danh ba vạn thì còn thêm hàng loạt nguyên nhân khiến sự lạm phát thơ ngày càng mạnh mẽ. Thứ ngưòi gọi là “nhà thơ”sinh sôi nhanh hơn cả chuột – giống động vật đẻ vô tội vạ – đến độ có người đã báo động cầm một hòn sỏi ném vu vơ ra ngoài đường thì thể nào cũng trúng một nhà thơ. Sự lạm phát này đã làm thơ, một thể loại cao quí, bị tầm thường hóa đến độ không ít người phát sợ.
Có người khi vui miệng đã đề nghị nên thành lập một trại “cai nghiện thơ”, và trước cửa nhà người, không muốn bị làm phiền vì thơ ca, đã để tấm biển “đề nghị để giầy, dép và thơ ở ngoài”.
Nguyên nhân thứ hai khiến thơ trở thành lạm phát phải kể đến là d đặc trưng ngôn ngữ xứ ta dễ bắt vận, dễ nói thành vần – không phải ngẫu nhiên những kẻ tâm thần, đầu óc không bình thường hay nói vần, thích đọc vè là vì vậy.
Một tác động làm thơ tăng như một đại nạn là cơ chế bỏ tiền ra in thơ. Thời mọi sự còn tử tế để in một tập thơ thì chí ít phải là nhà thơ đàng hoàng có môn bài, có danh là Hội viên Hội Nhà văn. Nay thì bất kì một vị nào có tiền khi đã no chán mọi thứ chơi vật chất như chó cảnh, chìm muông …lại có đôi chút khả năng biết bắt vần viết ra những câu có đôi chút nhịp điệu là loay hoay thế nào cũng chôm một ít tiền vợ mang đến các nhà xuất bản xin giấy phép in thơ mình. Ông nào rủng rỉnh tài chính còn thuê một vài cây bút đôi chút có danh để viết bài giới thiệu. Và, nếu chỉ căn cứ vào những bài tựa các tập thơ này thì dân An nam ta sẽ hí hửng tưởng xứ ta đang được ông Hoàng Mười phù hộ nên mới mọc ra nhiều đệ tử của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm , Puskin, Gớt đến thế.
Trong sự cấp giấy phép in thơ này thì Nhà xuất bản Hội Nhà văn – một nhà xuất bản có một thời danh giá nay trở thành một tổ hợp thủ công chuyên cấp giấy phép để in thơ.
Một nguyên nhân nữa để thơ bung ra như mối gặp trời mưa là hai ông chánh, phó chủ tịch, ông Trưỏng ban Tổ chức Hội Nhà văn đều là nhà thơ.
Ông chủ tịch Hội thì với thơ ai cũng đều có câu khen rất tài hoa trong ngôn từ, mặc dù hình như ông chẳng đọc thơ của ai bao giờ, trừ những tập ông được mời viết lời tựa.
Câu bình cửa miệng của ông mỗi khi nói về thơ ai cũng hao hao như nhau “Nhan sắc lắm, lay động lắm ”.
Làm thơ và đựơc gọi là nhà thơ trong thời lạm phát dễ như thế nên người ta đổ xô làm những thứ gọi là thơ. Viết một truyện ngắn, một vở kịch và cao hơn cả là một tiểu thuyết thì cực khó, còn để đẻ ra một bài văn vần gọi là thơ thì quá dễ. Vì vậy thơ bung ra nhan nhản, từ ông thứ trưởng đương chức đến các sinh hoạt hội người cao tuổi, đều ngày ngày cặm cụi gò lưng làm thơ để hi vọng đựơc gọi và đựơc tự phong là nhà thơ.
Thơ lạm phát kéo theo sự gia tăng khủng khiếp một thứ, đó là ngưòi đựơc gọi là nhà thơ. Vì nhà thơ có vai vế trong hội nghề như vậy nên những đợt kết nạp và những giải thưỏng hàng năm đầu nghiêng về ngưòi làm thơ và thơ.
Với tình trạng này, danh hiệu và giải thưởng một thời cao quí là Hội viên , giải thưỏng Hội Nhà văn Việt Nam bỗng bị hạ thấp rất nhiều, nếu không muốn nói là rẻ rúng khi chỉ cần có trong tay hai ba tập thơ tự in, chất lượng nhàng nhàng, nhưng được sự chiếu cố của ông trưỏng ban, ông Chủ tịch hội thì sớm muộn sẽ được vào hội.
Còn giải thưỏng thì thật tuỳ hứng, nếu không muốn nói là giải thưỏng này đã được chỉ đạo theo kiểu chỉ định thầu trong kinh tế.
Tôi không tin dư luận cho rằng, vì yếu tố kinh tế nên năm nào Hội Nhà văn cũng kết nạp hàng đống các vị làm thơ chỉ ở trình độ nghiệp dư vào hội viên.
Nếu đây là sự thật thì nó có khác gì sự mua quan bán tước đang hoành hành ở nứoc ta.
Và như để chứng minh cho sự đúng đắn trong chiến lược phát triển hội viên Hội viên Hội Nhà văn Việt Nâm nên trên dưói một thập niên vừa qua, giải thưởng hàng năm, nhiều tập thơ xoàng xoàng đựơc các vị có chức quyền trong Hội Nhà văn để mắt tới, đã trúng giải.
Hiện trạng này đến năm 2011 vừa qua đã trở thành điển hình.
Ngoài hai tác phẩm cũng chẳng lấy gì làm đặc sắc lắm của hai ông Ủy viên Ban chấp hành thì có không ít các tập thơ của đám viết thơ trẻ.
Về thơ trẻ tôi xin mượn cách đánh giá của nhạc sĩ Văn Dung khi nói đến nhạc trẻ “đó là kiểu thơ chỉ để ý đến hình dáng, điệu bộ. trang phục mà quên đi nội dung, chất giọng”.
Cũng trong động tác để nhấn thêm sự khẳng định đúng đắn trong sự phát triển hội viên, sự phát triển đáng tự hào của phong trào thơ nước nhà của các vị lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam, ngưòi ta đã tổ chức hàng loạt các cuộc hội thảo để tôn vinh một vài nhà thơ, xem như một biểu tượng, một thứ “đề can” cho hiện trạng thơ phát triển ầm ĩ đến lạm phát như hiện nay (sự hội thảo này có lẽ chỉ đúng nhất khi nói đến thơ của Đồng Đức Bốn- một tài năng vượt trội trong thể thể lục bát đặc sản của thi ca Việt Nam).
Thử bàn về cái gọi là hiện tượng thơ Mai Văn Phấn .
Như trên tôi đã nói, số lượng các tập thơ ra đời hàng năm, từ khi có cơ chế tự in cùng với sự dễ dãi, mất công bằng trong việc kết nạp người làm thơ vào Hội Nhà văn thì hàng năm cả nứơc ta không dưới hai, ba ngìn tập thơ được xuất bản, và mỗi năm có hàng nghìn người tham gia vào đội ngũ làm thơ (đọc thơ dễ hơn đọc văn (vì nó phù hợp với sự lười đọc đang bao phủ toàn bộ nền văn hoá đọc của xứ ta). Vì thế, người ta không lấy làm lạ khi Nhà văn Tuyết Sương TPHồ Chí Minh, tác giả 5 cuốn tiểu thuyết trong đó có cuốn “cô y tá nhỏ” khá nổi tiếng, rồi nhà văn Trần Chiến, tác giả cuốn tiểu thuyết vào hàng xuất sắc bao năm vẫn không được các vị trong Ban chấp hành để mắt tới).
Không gì dễ hơn khi tự tạo lập cho mình danh hiệu nhà thơ. Tôi biết có một người không hề có chút thiên bẩm nào trong sáng tác văn nghệ, nhưng có thể cho ra đời mọi tác phẩm đủ mọi thể loại: cầm kì, thi, họa, trừ tiểu thuyết.
Thời buổi thưong mại này,l khi người ta có tiền thì muốn thành nhà gì cũng được, trừ thành một tiểu thuyết gia, huống hồ làm một nhà thơ.
Trên số lượng về thơ và nhà thơ mà hai ông nhà thơ chánh phó, chủ tịch Hội Nhà văn Việt
Phải công nhận về mặt phương pháp luận thì Mai Văn Phấn tỏ ra khôn ngoan khi chọn một kiểu thơ “không phải là thơ”, một thứ văn xuôi cắt ngắn, một cách viết giống hệt bản dịch ra tiếng Việt từ tiếng nứơc ngoài của người đang ở độ tuổi trí tuệ còn chưa lú lẫn. Trong khi hầu hết những người viết thơ đang sáng tác theokiểu cú pháp, hình thức thơ cũ kĩ, mà trong chiều sâu của tâm hồn và nhận thức của họ, cũng thấy không mấy hấp dẫn thì Mai Văn Phấn quả là khôn ngoan đi theo một lối đi tưởng như mới trong làng thơ ta hiện nay.
Nhưng đọc kĩ một chút thì thơ Mai Văn Phấn là sự lặp lại hiện tượng giống như thơ của Nguyễn Quang Thiều cách đây trên dưới hai mươi năm. Hồi đó NguyeenxQuang Thiều đang sung sức, cũng bắt đầu nhàm chán cáí lối thơ và tư duy thơ cổ lỗ của các bậc đàn anh đi trứơc, lại sẵn có khả năng ngoại ngữ nên Thiều đã chọn con đưòng mô phỏng thơ nứơc ngoài, chủ yếu là thơ tiếng Anh mà ít nhiều tôi nhìn thấy tựa tựa cách viết theo những bài thơ lừng lẫy trong tập lá cỏ của Witman.
Thơ Thiều thủa sung sức giống hệt như những bản dịch từ thơ nứơc ngoài.
Cũng xin nói thêm khi Nguyễn Quang Thiều làm những bài thơ này, cũng là lúc nền văn chương nước ta đã bắt đầu đổi mới. Các cây bút đã chán ngấy một kiểu văn chương minh hoạ, những câu thơ cũ kĩ nặng chất truyền thông, thì Thiều quả là khôn ngoan khi đem đến cách viết mới mà thực ra là sự mô phỏng lối nghĩ, lối câu trúc của thơ nứớc ngoài.
Thời đầu đổi mới đó văn xuôi còn để lại Nguyễn Huy Thiệp trong sự phá phách lật đổ các thần tượng, giải thiêng những điều húy, kị; còn trong thơ thì ồn lên sự làm mới của thơ Thiều .
Tôi chỉ hơi lạ, trong văn xuôi, Thiều có những cách viết có cảm hứng hướng về làng quê thôn giã (tiêu biểu là truyện ngắn “‘mùa hoa cải bên sông”), thì trong thơ Thiều “sự cách tân” lại hướng ngoại mà thực chất là sự mô phỏng thơ nước ngoài.
Hơn hai hai mươi năm sau, Mai Văn Phấn lại rập lại cách đi đó của đàn anh.
Điều này cắt nghĩa, vì sao hai ông nhà thơ chức dịch của Hội Nhà văn bỗng nhiên lại tán tụng thơ Mai Văn Phấn và kéo theo hàng đống các vị, một là theo voi ăn bã mía, hai là sợ mình bị đánh giá là ngu dốt khi không tán dưong thơ Mai Văn Phấn theo kiểu Trạng Quỳnh đã từng diễu “địt mẹ thằng nào bảo thằng nào”.
Ngôn ngữ, tư duy của ngưòi Việt ta khác hẳn ngôn ngữ, cách tư duy của người nứơc ngoài.Vậy mà, Nguyễn Quang Thiều và nay Mai Văn Phấn lại tung ra những đoạn chữ mà ngưòi ta gọi là thơ cùng những suy nghĩ gần như rập lại cách nói, cách tư duy của ngưòi nước ngoài, cụ thể là tư duy của dân đất mới châu Mỹ. Trong suy nghĩ người Việt rất kiêng kị khi nói về quạ (theo quan điểm cổ xưa đó là loài chim chuyên mang điều gở ), nay Mai Văn Phấn lại mô phỏng cách nghĩ nứơc ngoài, cũng nói về con quạ với những câu gọi là thơ, giống như thơ dịch, với kiểu tư duy và cách đặt câu xa lạ với ngôn ngữ, cách tư duy truỳên thống của người đọc xứ ta
“Con cá nhẩy vào đám mây tự vẫn”- Biến tấu con quạ.
Rồi lảm nhảm, loằng ngoàng nói về mái nhà như một người ngớ ngẩn đang học nói tiếng Việt:
“Thùng rác quay mắc phải khung ảnh, quạt trần, dây điện thoại. Chiếc quần lót mặc kẹt giữa tủ bát đĩa và máy tập thể hình. Chổi cùn, bình diệt muỗi, đĩa CD chui vào tủ lạnh …-Chạy theo mái nhà.
Trời ạ! Thế mà ngưòi ta dám gọi là thơ thì thật là liều.
Tôi còn nhớ Chế Lan Viên đã từng có ý định cách tân hình thức thơ bằng kéo dài câu thơ một cách bất thường. Dạo đó ta gọi là thơ văn xuôi. Đọc lại bài thơ tiêu biểu cho sự cách tân này của ông là bài : những cành phong lan bể:
“ xanh biếc mùa thu bể như hàng nghìn mùa thu còn tâm hồn nằm đọng lại/ Sóng như hàng nghìn trưa xanh trời đã tan xanh thôi không trở lại làm trời/ Nếu núi làm con trai thì bể là mùa thu đã biến thành con gái , mỗi đêm ngày da thịt sóng sinh sôi”.
Ta vẫn thấy một cách nghĩ Việt
Còn đọc thơ Mai Văn Phấn chỉ thấy những câu văn không ra văn, thơ không ra thơ, mang đủt hứ suy ngĩ vớ vẩn, theo kiểu bạ đâu nói đó. Tối nghĩa và hạ thấp rất nhiều, chẳng những thể loại thơ, mà còn làm mất đi vẻ đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt.
Tôi nhớ trong làng thơ xứ ta hiện nay, không ít vị làm thơ muốn đổi mới sự thể hiện thơ. Điều này là một yêu cầu chính đáng, cần khuyến khích. Nếu Lê Đạt muốn cách tân bằng sự đảo lộn cú pháp, trật tự ngữ pháp để tạo ra sắc thái mới của thơ, Lê Huy Quang cũng đi theo hứơng này và cũng có ít nhiều thành công, hay Nguyễn Đình Chính cách tân bằng đưa ngôn từ trầm tục vào thơ ..
Nhưng, dù tôi không tán thành việc dung tục hoá trong thơ Chính, nhưng vẫn phải công nhận NguyễnĐình Chính, ngoài tư cách là một tiểu thuyết gia ưa tìm tòi, thì ông là một nhà thơ đầy nội lực thi ca. Nội lực này lại càng đựơc đẩy lên khi chất công dân của ông được thể hiện một cách dữ dội và bản lĩnh trong những câu thơ muốn phá bung khuôn khổ …
Hoặc ca từ trong những ca khúc tài danh của Trịnh Công Sơn. Trong những ca từ mang nặng chất thơ của Trịnh Công Sơn, nếu tách ra từng dòng hay để hiểu trực diện nghĩa thì thật khó, nhưng ở những ca từ đó tràn ngập sự hư ảo, lung linh, cao siêu của triết ly thiền, nên tạo ra quá nhiều tầng nghĩa mà ngưòi đọc chỉ cảm chứ không thể diễn thành lời một cách rành mạch.
Trở lại thơ Mai Văn Phấn. Để chứng minh thơ Mai Văn Phấn là hiện tượng đổi mới thơ ca, Hội Nhà văn không ngần ngại tiến hành một loạt hoạt động để ghi nhận hiện tượng này. Làm hội thảo, rồi trao giải thưởng cho Mai Văn Phấn và trao giải cho các cây bút trẻ có lối viết hao hao như Mai Văn Phấn, như Đỗ Dõan Phương.
Xin đọc mấy câu mà ngưòi ta cố gọi là thơ của cây bút trẻ này:
“Bây giờ là quãng đường dài nhất/ mọi ngưòi giúp cô tiền đò, tiền đường/ và bắc những cây cầu bằng vải đỏ / hát những câu an ủi dặn dò…/ khắc ghi vào đầu khuôn mặt già nua của cô để từ nay nhớ hoặc sợ - Thăm vườn nhà cũ.
Kì quặc thật. Thế này mà người ta gọi là thơ thì tôi nghĩ, một là ngưòi đó bị nhiễm sự lai căng dở dang của kẻ quá yêu tiếng nứơc ngoài chê bai tiếng mẹ đẻ, hai là cái đầu đó có vấn đề về tâm thần.
Tôi có cảm thấy một chu kì đã thành qui luật là mỗi khi ngưòi ta tôn vinh thứ thơ lai căng này thì cũng là lúc các nhà thơ của ta đang đi vào bế tắc, cả trong tư tưởng và cách biểu hiện.
Thơ Mai Văn Phấn và một số tập thơ nhận giải thưởng của Hội Nhà văn năm 2011 không chỉ là những ví dụ cho sự bế tắc mà còn vô tình tạo ra một thứ sai lầm khi làm hỏng thẩm mỹ về thơ của ngưòi đọc Việt nam, làm rối ngôn ngữ nước ta, trong khi đáng ra với chức phận nhà thơ phải làm cho ngôn ngữ này ngày càng đẹp hơn,dân tộc hơn và trong sáng hơn.
Khi viết đến thơ Mai Văn Phấn tự nhiên tôi lại nghĩ đến đề xuất thu phí phượng tiện giao thông cá nhân của ông Bộ trưởng Bộ GTVT- Đinh La Thăng: vô lý, cửa quyền, tai hại cho đời sống của ngưòi dân. Nó cũng hao hao giống Hội Nhà văn cố trao giải cho những tập thơ này, như là sự cưỡng ép thiên hạ phải công nhận thơ lai căng như thơ của Mai Văn Phấn và một số nhà thơ trẻ như là thành tựu của nền thơ Việt
(Nguồn : badamxoe)
“Tôi viết bài này đã lâu, cũng chẳng muôn đăng làm gì vì thiết nghĩ dù sao tôi cũng nghĩ đến cái tình anh em. Nhưng khổ một nỗi có thể do trình độ tôi có hạn nên tôi không hiểu vì sao Hội Nhà văn lại tán tụng thứ thơ “lai căng như kiểu ngưòi nứoc ngoài nói tiếng Việt không sõi”, làm hỏng thẩm mỹ của ngưòi đọc thơ, làm băng hoại ngôn ngữ Việt Nam muôn ngàn yêu quí của chúng ta, nên sau đôi hồi nghĩ ngợi, tôi quyết định cho Bà Đầm xòe công bố bài viết này. Có thể đúng,có thể sai về những ý kiến của tôi, rất mong anh em xa gần góp ý, dậy bảo. Vẫn biết là một hội viên Hội Nhà văn, bài viết này sẽ có thể ít nhiều làm nhiều vị lãnh đạo hội không hài lòng. nhưng vì tồn vong của thi ca, sự trong sáng của tiếng Việt, tôi quyết định cho đăng. Cám ơn những ai đọc bài này."
Có một mệnh đề trong lí luận kinh điển theo chủ nghĩa đang bao trùm lên thể chế này mà bất kì một ông cán bộ nào có chút địa vị của xã hội ta mặc dù chả biết gì về triết học, kinh tế học nhưng rất thích nhắc đến đó là “hạ tấng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc”- Diễn nôm ra, tức là cơ sở vật chất tác động quan trọng đến suy nghĩ, tư duy. Chả biết câu này đúng sai thế nào nhưng nhìn vào sự phát triển thơ đối chiếu với nền kinh tế nứơc ta thì quả là như vậy. Gần chục năm nay nưóc ta đi vào cơn khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy biểu hiện qua chỉ số lạm phát kỉ lục. Chưa đầy một thập kỉ mà giá trị đồng tiền giảm tới hơn mười lần khiến giá cả tăng vọt, dân tình điêu đứng. Vậy mà trong thời gian này, thơ – một thứ sản phẩm trí tuệ ra đời từ những bộ óc siêu việt trong thời thịnh trị, dân an quốc vượng thì trong thời lạm phát mọi mặt của nước ta, thơ bỗng nhiên trở thành sản phẩm gia tăng vùn vụt của đủ hạng người, trong đó có thứ người no cơm ấm cật đang cần một cái danh mang tính hào hoa, phong nhã. Vì lẽ đó thơ cũng theo kinh tế mà rơi vào tình trạng lạm phát ghê gớm.
Ngoài nguyên nhân do ham muốn của số người thích mua danh ba vạn thì còn thêm hàng loạt nguyên nhân khiến sự lạm phát thơ ngày càng mạnh mẽ. Thứ ngưòi gọi là “nhà thơ”sinh sôi nhanh hơn cả chuột – giống động vật đẻ vô tội vạ – đến độ có người đã báo động cầm một hòn sỏi ném vu vơ ra ngoài đường thì thể nào cũng trúng một nhà thơ. Sự lạm phát này đã làm thơ, một thể loại cao quí, bị tầm thường hóa đến độ không ít người phát sợ.
Có người khi vui miệng đã đề nghị nên thành lập một trại “cai nghiện thơ”, và trước cửa nhà người, không muốn bị làm phiền vì thơ ca, đã để tấm biển “đề nghị để giầy, dép và thơ ở ngoài”.
Nguyên nhân thứ hai khiến thơ trở thành lạm phát phải kể đến là d đặc trưng ngôn ngữ xứ ta dễ bắt vận, dễ nói thành vần – không phải ngẫu nhiên những kẻ tâm thần, đầu óc không bình thường hay nói vần, thích đọc vè là vì vậy.
Một tác động làm thơ tăng như một đại nạn là cơ chế bỏ tiền ra in thơ. Thời mọi sự còn tử tế để in một tập thơ thì chí ít phải là nhà thơ đàng hoàng có môn bài, có danh là Hội viên Hội Nhà văn. Nay thì bất kì một vị nào có tiền khi đã no chán mọi thứ chơi vật chất như chó cảnh, chìm muông …lại có đôi chút khả năng biết bắt vần viết ra những câu có đôi chút nhịp điệu là loay hoay thế nào cũng chôm một ít tiền vợ mang đến các nhà xuất bản xin giấy phép in thơ mình. Ông nào rủng rỉnh tài chính còn thuê một vài cây bút đôi chút có danh để viết bài giới thiệu. Và, nếu chỉ căn cứ vào những bài tựa các tập thơ này thì dân An nam ta sẽ hí hửng tưởng xứ ta đang được ông Hoàng Mười phù hộ nên mới mọc ra nhiều đệ tử của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm , Puskin, Gớt đến thế.
Trong sự cấp giấy phép in thơ này thì Nhà xuất bản Hội Nhà văn – một nhà xuất bản có một thời danh giá nay trở thành một tổ hợp thủ công chuyên cấp giấy phép để in thơ.
Một nguyên nhân nữa để thơ bung ra như mối gặp trời mưa là hai ông chánh, phó chủ tịch, ông Trưỏng ban Tổ chức Hội Nhà văn đều là nhà thơ.
Ông chủ tịch Hội thì với thơ ai cũng đều có câu khen rất tài hoa trong ngôn từ, mặc dù hình như ông chẳng đọc thơ của ai bao giờ, trừ những tập ông được mời viết lời tựa.
Câu bình cửa miệng của ông mỗi khi nói về thơ ai cũng hao hao như nhau “Nhan sắc lắm, lay động lắm ”.
Làm thơ và đựơc gọi là nhà thơ trong thời lạm phát dễ như thế nên người ta đổ xô làm những thứ gọi là thơ. Viết một truyện ngắn, một vở kịch và cao hơn cả là một tiểu thuyết thì cực khó, còn để đẻ ra một bài văn vần gọi là thơ thì quá dễ. Vì vậy thơ bung ra nhan nhản, từ ông thứ trưởng đương chức đến các sinh hoạt hội người cao tuổi, đều ngày ngày cặm cụi gò lưng làm thơ để hi vọng đựơc gọi và đựơc tự phong là nhà thơ.
Thơ lạm phát kéo theo sự gia tăng khủng khiếp một thứ, đó là ngưòi đựơc gọi là nhà thơ. Vì nhà thơ có vai vế trong hội nghề như vậy nên những đợt kết nạp và những giải thưỏng hàng năm đầu nghiêng về ngưòi làm thơ và thơ.
Với tình trạng này, danh hiệu và giải thưởng một thời cao quí là Hội viên , giải thưỏng Hội Nhà văn Việt Nam bỗng bị hạ thấp rất nhiều, nếu không muốn nói là rẻ rúng khi chỉ cần có trong tay hai ba tập thơ tự in, chất lượng nhàng nhàng, nhưng được sự chiếu cố của ông trưỏng ban, ông Chủ tịch hội thì sớm muộn sẽ được vào hội.
Còn giải thưỏng thì thật tuỳ hứng, nếu không muốn nói là giải thưỏng này đã được chỉ đạo theo kiểu chỉ định thầu trong kinh tế.
Tôi không tin dư luận cho rằng, vì yếu tố kinh tế nên năm nào Hội Nhà văn cũng kết nạp hàng đống các vị làm thơ chỉ ở trình độ nghiệp dư vào hội viên.
Nếu đây là sự thật thì nó có khác gì sự mua quan bán tước đang hoành hành ở nứoc ta.
Và như để chứng minh cho sự đúng đắn trong chiến lược phát triển hội viên Hội viên Hội Nhà văn Việt Nâm nên trên dưói một thập niên vừa qua, giải thưởng hàng năm, nhiều tập thơ xoàng xoàng đựơc các vị có chức quyền trong Hội Nhà văn để mắt tới, đã trúng giải.
Hiện trạng này đến năm 2011 vừa qua đã trở thành điển hình.
Ngoài hai tác phẩm cũng chẳng lấy gì làm đặc sắc lắm của hai ông Ủy viên Ban chấp hành thì có không ít các tập thơ của đám viết thơ trẻ.
Về thơ trẻ tôi xin mượn cách đánh giá của nhạc sĩ Văn Dung khi nói đến nhạc trẻ “đó là kiểu thơ chỉ để ý đến hình dáng, điệu bộ. trang phục mà quên đi nội dung, chất giọng”.
Cũng trong động tác để nhấn thêm sự khẳng định đúng đắn trong sự phát triển hội viên, sự phát triển đáng tự hào của phong trào thơ nước nhà của các vị lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam, ngưòi ta đã tổ chức hàng loạt các cuộc hội thảo để tôn vinh một vài nhà thơ, xem như một biểu tượng, một thứ “đề can” cho hiện trạng thơ phát triển ầm ĩ đến lạm phát như hiện nay (sự hội thảo này có lẽ chỉ đúng nhất khi nói đến thơ của Đồng Đức Bốn- một tài năng vượt trội trong thể thể lục bát đặc sản của thi ca Việt Nam).
Thử bàn về cái gọi là hiện tượng thơ Mai Văn Phấn .
Như trên tôi đã nói, số lượng các tập thơ ra đời hàng năm, từ khi có cơ chế tự in cùng với sự dễ dãi, mất công bằng trong việc kết nạp người làm thơ vào Hội Nhà văn thì hàng năm cả nứơc ta không dưới hai, ba ngìn tập thơ được xuất bản, và mỗi năm có hàng nghìn người tham gia vào đội ngũ làm thơ (đọc thơ dễ hơn đọc văn (vì nó phù hợp với sự lười đọc đang bao phủ toàn bộ nền văn hoá đọc của xứ ta). Vì thế, người ta không lấy làm lạ khi Nhà văn Tuyết Sương TPHồ Chí Minh, tác giả 5 cuốn tiểu thuyết trong đó có cuốn “cô y tá nhỏ” khá nổi tiếng, rồi nhà văn Trần Chiến, tác giả cuốn tiểu thuyết vào hàng xuất sắc bao năm vẫn không được các vị trong Ban chấp hành để mắt tới).
Không gì dễ hơn khi tự tạo lập cho mình danh hiệu nhà thơ. Tôi biết có một người không hề có chút thiên bẩm nào trong sáng tác văn nghệ, nhưng có thể cho ra đời mọi tác phẩm đủ mọi thể loại: cầm kì, thi, họa, trừ tiểu thuyết.
Thời buổi thưong mại này,l khi người ta có tiền thì muốn thành nhà gì cũng được, trừ thành một tiểu thuyết gia, huống hồ làm một nhà thơ.
Trên số lượng về thơ và nhà thơ mà hai ông nhà thơ chánh phó, chủ tịch Hội Nhà văn Việt
Phải công nhận về mặt phương pháp luận thì Mai Văn Phấn tỏ ra khôn ngoan khi chọn một kiểu thơ “không phải là thơ”, một thứ văn xuôi cắt ngắn, một cách viết giống hệt bản dịch ra tiếng Việt từ tiếng nứơc ngoài của người đang ở độ tuổi trí tuệ còn chưa lú lẫn. Trong khi hầu hết những người viết thơ đang sáng tác theokiểu cú pháp, hình thức thơ cũ kĩ, mà trong chiều sâu của tâm hồn và nhận thức của họ, cũng thấy không mấy hấp dẫn thì Mai Văn Phấn quả là khôn ngoan đi theo một lối đi tưởng như mới trong làng thơ ta hiện nay.
Nhưng đọc kĩ một chút thì thơ Mai Văn Phấn là sự lặp lại hiện tượng giống như thơ của Nguyễn Quang Thiều cách đây trên dưới hai mươi năm. Hồi đó NguyeenxQuang Thiều đang sung sức, cũng bắt đầu nhàm chán cáí lối thơ và tư duy thơ cổ lỗ của các bậc đàn anh đi trứơc, lại sẵn có khả năng ngoại ngữ nên Thiều đã chọn con đưòng mô phỏng thơ nứơc ngoài, chủ yếu là thơ tiếng Anh mà ít nhiều tôi nhìn thấy tựa tựa cách viết theo những bài thơ lừng lẫy trong tập lá cỏ của Witman.
Thơ Thiều thủa sung sức giống hệt như những bản dịch từ thơ nứơc ngoài.
Cũng xin nói thêm khi Nguyễn Quang Thiều làm những bài thơ này, cũng là lúc nền văn chương nước ta đã bắt đầu đổi mới. Các cây bút đã chán ngấy một kiểu văn chương minh hoạ, những câu thơ cũ kĩ nặng chất truyền thông, thì Thiều quả là khôn ngoan khi đem đến cách viết mới mà thực ra là sự mô phỏng lối nghĩ, lối câu trúc của thơ nứớc ngoài.
Thời đầu đổi mới đó văn xuôi còn để lại Nguyễn Huy Thiệp trong sự phá phách lật đổ các thần tượng, giải thiêng những điều húy, kị; còn trong thơ thì ồn lên sự làm mới của thơ Thiều .
Tôi chỉ hơi lạ, trong văn xuôi, Thiều có những cách viết có cảm hứng hướng về làng quê thôn giã (tiêu biểu là truyện ngắn “‘mùa hoa cải bên sông”), thì trong thơ Thiều “sự cách tân” lại hướng ngoại mà thực chất là sự mô phỏng thơ nước ngoài.
Hơn hai hai mươi năm sau, Mai Văn Phấn lại rập lại cách đi đó của đàn anh.
Điều này cắt nghĩa, vì sao hai ông nhà thơ chức dịch của Hội Nhà văn bỗng nhiên lại tán tụng thơ Mai Văn Phấn và kéo theo hàng đống các vị, một là theo voi ăn bã mía, hai là sợ mình bị đánh giá là ngu dốt khi không tán dưong thơ Mai Văn Phấn theo kiểu Trạng Quỳnh đã từng diễu “địt mẹ thằng nào bảo thằng nào”.
Ngôn ngữ, tư duy của ngưòi Việt ta khác hẳn ngôn ngữ, cách tư duy của người nứơc ngoài.Vậy mà, Nguyễn Quang Thiều và nay Mai Văn Phấn lại tung ra những đoạn chữ mà ngưòi ta gọi là thơ cùng những suy nghĩ gần như rập lại cách nói, cách tư duy của ngưòi nước ngoài, cụ thể là tư duy của dân đất mới châu Mỹ. Trong suy nghĩ người Việt rất kiêng kị khi nói về quạ (theo quan điểm cổ xưa đó là loài chim chuyên mang điều gở ), nay Mai Văn Phấn lại mô phỏng cách nghĩ nứơc ngoài, cũng nói về con quạ với những câu gọi là thơ, giống như thơ dịch, với kiểu tư duy và cách đặt câu xa lạ với ngôn ngữ, cách tư duy truỳên thống của người đọc xứ ta
“Con cá nhẩy vào đám mây tự vẫn”- Biến tấu con quạ.
Rồi lảm nhảm, loằng ngoàng nói về mái nhà như một người ngớ ngẩn đang học nói tiếng Việt:
“Thùng rác quay mắc phải khung ảnh, quạt trần, dây điện thoại. Chiếc quần lót mặc kẹt giữa tủ bát đĩa và máy tập thể hình. Chổi cùn, bình diệt muỗi, đĩa CD chui vào tủ lạnh …-Chạy theo mái nhà.
Trời ạ! Thế mà ngưòi ta dám gọi là thơ thì thật là liều.
Tôi còn nhớ Chế Lan Viên đã từng có ý định cách tân hình thức thơ bằng kéo dài câu thơ một cách bất thường. Dạo đó ta gọi là thơ văn xuôi. Đọc lại bài thơ tiêu biểu cho sự cách tân này của ông là bài : những cành phong lan bể:
“ xanh biếc mùa thu bể như hàng nghìn mùa thu còn tâm hồn nằm đọng lại/ Sóng như hàng nghìn trưa xanh trời đã tan xanh thôi không trở lại làm trời/ Nếu núi làm con trai thì bể là mùa thu đã biến thành con gái , mỗi đêm ngày da thịt sóng sinh sôi”.
Ta vẫn thấy một cách nghĩ Việt
Còn đọc thơ Mai Văn Phấn chỉ thấy những câu văn không ra văn, thơ không ra thơ, mang đủt hứ suy ngĩ vớ vẩn, theo kiểu bạ đâu nói đó. Tối nghĩa và hạ thấp rất nhiều, chẳng những thể loại thơ, mà còn làm mất đi vẻ đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt.
Tôi nhớ trong làng thơ xứ ta hiện nay, không ít vị làm thơ muốn đổi mới sự thể hiện thơ. Điều này là một yêu cầu chính đáng, cần khuyến khích. Nếu Lê Đạt muốn cách tân bằng sự đảo lộn cú pháp, trật tự ngữ pháp để tạo ra sắc thái mới của thơ, Lê Huy Quang cũng đi theo hứơng này và cũng có ít nhiều thành công, hay Nguyễn Đình Chính cách tân bằng đưa ngôn từ trầm tục vào thơ ..
Nhưng, dù tôi không tán thành việc dung tục hoá trong thơ Chính, nhưng vẫn phải công nhận NguyễnĐình Chính, ngoài tư cách là một tiểu thuyết gia ưa tìm tòi, thì ông là một nhà thơ đầy nội lực thi ca. Nội lực này lại càng đựơc đẩy lên khi chất công dân của ông được thể hiện một cách dữ dội và bản lĩnh trong những câu thơ muốn phá bung khuôn khổ …
Hoặc ca từ trong những ca khúc tài danh của Trịnh Công Sơn. Trong những ca từ mang nặng chất thơ của Trịnh Công Sơn, nếu tách ra từng dòng hay để hiểu trực diện nghĩa thì thật khó, nhưng ở những ca từ đó tràn ngập sự hư ảo, lung linh, cao siêu của triết ly thiền, nên tạo ra quá nhiều tầng nghĩa mà ngưòi đọc chỉ cảm chứ không thể diễn thành lời một cách rành mạch.
Trở lại thơ Mai Văn Phấn. Để chứng minh thơ Mai Văn Phấn là hiện tượng đổi mới thơ ca, Hội Nhà văn không ngần ngại tiến hành một loạt hoạt động để ghi nhận hiện tượng này. Làm hội thảo, rồi trao giải thưởng cho Mai Văn Phấn và trao giải cho các cây bút trẻ có lối viết hao hao như Mai Văn Phấn, như Đỗ Dõan Phương.
Xin đọc mấy câu mà ngưòi ta cố gọi là thơ của cây bút trẻ này:
“Bây giờ là quãng đường dài nhất/ mọi ngưòi giúp cô tiền đò, tiền đường/ và bắc những cây cầu bằng vải đỏ / hát những câu an ủi dặn dò…/ khắc ghi vào đầu khuôn mặt già nua của cô để từ nay nhớ hoặc sợ - Thăm vườn nhà cũ.
Kì quặc thật. Thế này mà người ta gọi là thơ thì tôi nghĩ, một là ngưòi đó bị nhiễm sự lai căng dở dang của kẻ quá yêu tiếng nứơc ngoài chê bai tiếng mẹ đẻ, hai là cái đầu đó có vấn đề về tâm thần.
Tôi có cảm thấy một chu kì đã thành qui luật là mỗi khi ngưòi ta tôn vinh thứ thơ lai căng này thì cũng là lúc các nhà thơ của ta đang đi vào bế tắc, cả trong tư tưởng và cách biểu hiện.
Thơ Mai Văn Phấn và một số tập thơ nhận giải thưởng của Hội Nhà văn năm 2011 không chỉ là những ví dụ cho sự bế tắc mà còn vô tình tạo ra một thứ sai lầm khi làm hỏng thẩm mỹ về thơ của ngưòi đọc Việt nam, làm rối ngôn ngữ nước ta, trong khi đáng ra với chức phận nhà thơ phải làm cho ngôn ngữ này ngày càng đẹp hơn,dân tộc hơn và trong sáng hơn.
Khi viết đến thơ Mai Văn Phấn tự nhiên tôi lại nghĩ đến đề xuất thu phí phượng tiện giao thông cá nhân của ông Bộ trưởng Bộ GTVT- Đinh La Thăng: vô lý, cửa quyền, tai hại cho đời sống của ngưòi dân. Nó cũng hao hao giống Hội Nhà văn cố trao giải cho những tập thơ này, như là sự cưỡng ép thiên hạ phải công nhận thơ lai căng như thơ của Mai Văn Phấn và một số nhà thơ trẻ như là thành tựu của nền thơ Việt
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
Tác giả đã nói được vấn đề mà chẳng ai dám nói.Đọc thấy rất thú vị.
Đăng nhận xét