Huỳnh Minh Tâm
Bình bài thơ "GIẾNG
ƠI…" của Huỳnh Ngọc Sáu
“Làng mình” là nhập thế, tác giả đi từ
cái đơn bào đến đa bào, đơn cực đến đa cực, tiểu ngã đến đại ngã. “ Làng mình”,
“ quê mình”, “ sông ta”, “ núi ta”...và nhiều cái mình, ta khác là thi sĩ muốn
gắn kết nỗi lòng với bao trăn trở, suy nghiệm về lẽ đời, lẽ sống, những kỷ niệm
và ước mơ. Có một thời đại thơ ca của Viêt Nam
trước đây đã mở ra cái ta miên viễn trường tồn, để gắn kết văn hóa và
quê hương, đã tạo ra những ấn tượng nhất
định trong lòng bạn đọc, như: “ Làng ta ở tận làng ta/ mấy năm một bận con xa
về làng/.../ Ta đi mơ mộng trên trời/ để cha cuốc đất một đời chưa xong” (Về
làng- Nguyễn Duy). Có lẽ tác giả hai câu thơ trên cũng đã thấm đẫm một không
khí lãng mạn thơ ca một thời, thấm đẫm một chất quê hương cố xứ đầy kỷ niệm, ma
mị và luyến ái, nên hạ bút “ Làng mình” là hòa nhập vào thể tất của tâm hồn và
đời sống. Tựa như “ làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.