(sưu tầm)
Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam từng tồn tại theo suốt chiều dài lịch sử, và có tới hai dạng: thờ cơ quan sinh dục và thờ bản thân hành vi giao phối.
Ở cuộc sống hiện đại, nhiều người vẫn chưa có thiện cảm khi nhắc đến hai chữ "tình dục" bởi theo họ đó là điều cấm kỵ, là chuyện riêng của hai người trong phòng ngủ, lôi ra trước bàn dân thiên hạ, bàn tán thì chẳng còn ra cái thể thống gì. Lại có người quan niệm những ham muốn, những ý nghĩ về tình dục là "tội lỗi".
Phải chăng chúng ta chưa thoát ra khỏi lối nghĩ khắt khe theo quan niệm đạo đức thời phong kiến, chưa thật sự "giải phóng" chức năng tình dục, dù đây là một hoạt động quan trọng trong quan hệ vợ chồng, là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Tình dục hay quan hệ tình dục còn gọi là giao hợp hay giao cấu, ta thường nghĩ ngay đến việc đưa bộ phận sinh thực khí người nam vào bộ phận sinh dục người nữ.
Tình dục là một trong “tứ khoái” được nhiều người đồng tình:
Cơm Phiếu Mẫu, gối Trần Đoàn
Ngửa nghiêng gối phượng, nhẹ nhàng nương long
Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ khảo sát, miêu tả lại những gì trong hiện thực khách quan của văn chương Việt Nam, khảo sát những tác phẩm chứa đựng yếu tố về tình dục, cùng với những giá trị nó mang đến mà thôi.
1. Miêu tả sinh thực khí:
Bắt đầu từ một sự chọc ghẹo “quá đà” của chàng trai lém lĩnh:
Vú em nhu nhú chúm cau
Cho anh bóp cái có đau anh đền
Hay
Nước láng linh chảy ra Vàm Cú
Thấy em chèo cặp vú muốn hun
Nam tu nữ nhũ, nhũ hoa là bộ phận không thể thiếu và cũng không kém phần nhạy cảm của người con gái. Dân gian cảnh báo rằng:
-
Có lúc dùng trực tiếp yếu tố tục, gọi thẳng tên, nói thẳng … cái bộ phận ấy!
Đến bộ phận sinh thực khí nam, chúng ta hãy nghe và … thấy nó qua bài ca đối đáp sau:
- Gặp đây anh mới hỏi nàng
Cái gì lủng lẳng một gang trong quần
- Chàng hỏi thì thiếp thưa rằng
Cái đeo lủng lẳng là “giằng cối xay”.
-
-
Đúng là hết giá trị nhưng vẫn … hấp dẫn!