23/11/13

420. DÙ TUỔI MÌNH

                   Mộc Nhân
                                      - Thân tặng Nguyễn Dưỡng



                   Tuổi mình
                   còn tắm mưa rào
                   rửa trôi gió bụi
                   thấm vào bâng khuâng
                   mùa thu rực
                   rỡ nắng xuân
                   hồn lên 
                   hồng má 
                   tưng bừng tàn đông

20/11/13

419. NGƯỜI THẦY

          Mộc Nhân - Kính tặng thầy tôi
 
Bạn K81 gặp mặt nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
          bụi phấn
          trải trên bục giảng từ những dòng thầy ghi
          bụi trắng hôm nay
          để ngày mai em bớt vẩn bụi vào đời
          dù phía trước có những mịt mờ
          gập ghềnh con đường thầy dẫn về ánh sáng

19/11/13

418. ALBERT EINSTEIN ĐÃ NÓI

        
          Có thể bạn sẽ tìm thấy cảm hứng cần thiết để vượt qua khó khăn khi nghiền ngẫm 20 câu nói nổi tiếng của Albert Einstein sau đây :

417. THƯA THẦY

         Hữu Thỉnh 

          Trước ngọn thước là con đường xa tắp
          Bông hoa nào cũng vẻ bình yên
          Và em tin, qua cay đắng vẫn tin
          Những ngọn suối không làm tan bóng lá

          Đã vấp ngã
          thưa thầy
          nhiều vấp ngã!
          Chẳng ở đâu xa, ở ngay giữa con người
          Em bước đi lặng lẽ nghĩ về thầy
          Đời mau quá, vui buồn chưa kịp cũ

          Đời mau quá, tóc thầy khói phủ
          Giáo án mong manh bão giật đời thường
          Cây trước cửa gió ở ngoài trang vở
          Thầy một mình vật vã với văn chương

          Đang mưa bão đường về sông nước ngập
          Giở trang Kiều thầy giảng chạnh lòng đau.
 -----------------------------------------------------------------------
          * Lời bình của Nguyễn Ngọc Phú

18/11/13

416. CHU VĂN AN - ĐỨC ĐỘ NHÀ GIÁO

      Mộc Nhân - Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
                  (Bài đã đăng trên "Tạp chí Dạy Học Ngày Nay" số đặc biệt tháng 11/ 2013)
          I. Tiểu sử:
         
Chu Văn An tên thật là Chu An, tên chữ là Linh Triệt, khi về ẩn cư thì xưng hiệu là Tiều Ẩn, sinh tại làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Sử sách không chép rõ ông sinh năm nào, nhưng theo thần tích tại đình làng Thanh Liệt, nơi thờ ông làm Thành Hoàng, thì ông sinh năm Nhâm Thìn 1292 và mất năm Canh Tuất 1370. Khi ông mất vua truy tặng tước Công (tước lớn nhất trong năm tước mà người ngoài hoàng tộc có thể được phong dưới thời phong kiến) kèm theo hai chữ Văn Trinh (Văn Trinh Công - vì vậy người đời sau mới gọi ông là Chu Văn An) ban hiệu Khang Tiết Tiên Sinh và được đem vào thờ trong Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử xem ông ngang hàng với các bậc thánh hiền ngày xưa. Đó là một điều hết sức hiếm có. Người dân ở làng quê của ông thì tôn thờ ông làm Thành hoàng. Người ta gọi ông là “Đức thánh Chu”, “Đức Thánh Văn”. Qua đó mới thấy, ngay cả khi đã qua đời, đạo đức của Chu Văn An vẫn tiếp tục sáng ngời.

415. TẢN MẠN VỀ NGHỀ GIÁO

         Lê Đức Thịnh  - Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11  
   
     
          Dân tộc ta từ lâu vốn có truyền thống tốt đẹp "Tôn sư trọng đạo", bởi mọi người đều ý thức được rằng: "Không có thầy giáo thì không có giáo dục". Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang, các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người. 
          Ngày Nhà giáo lại đến, chúng ta lại có dịp cùng chia sẻ những cảm xúc bâng khuâng, lắng đọng xen lẫn niềm vui sướng tự hào về nghề dạy học –  nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo (Phạm văn Đồng).

15/11/13

414. THƠ PHẠM THẾ CHẤT

                   1. GỞI CỎ SÂN TRƯỜNG
                        Phạm Thế Chất - Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam



                    Cỏ của xưa
                    Lặng thầm xanh
                    Sân trường tươi nắng

14/11/13

413. KỂ CHUYỆN THÀNH NGỮ HÁN VIỆT

          Nguồn: CRI - China Radio International
          1. Nhất minh kính nhân:
          Có ý chỉ người bình thường chẳng có tiếng tăm gì, những bỗng nhiên có lời nói, hành động sáng suốt (nhất minh) khiến mọi người phải kinh ngạc (kính nhân).
          Chuyện kể: Thời Xuân Thu Chiến Quốc, Tề Uy Vương lên ngôi vua vào lúc 13 tuổi, suốt ngày ăn chơi không hề quan tâm tới việc nước. Các đại thần trong triều đều vô cùng lo lắng, nhưng đều không ai dám khuyên can nhà vua. Có đại thần tên là Quách Vu Kinh một hôm vào cung nói với Tề Uy Vương rằng: "Hiện có một con chim khủng lồ đang đậu trên nóc cung điện của nước Tề đã bao năm rồi mà nó vẫn không hề cất cánh bay và hót lên một tiếng. Đại vương có biết vì sao không ?". Tề Uy Vương biết đây có ý ám chỉ mình bèn nói rằng: "Đó không phải là con chim bình thường, nó đã không bay thì thôi, mà đã bay thì có thể xuyên qua vạn tầng mây, kêu một tiếng là có thể làm kinh động cả thiên hạ". Từ đó, Tề Uy Vương không còm đắm mình trong tửu sắc nữa, mà dốc sức chuyên tâm việc nước, nhà vua triệu gặp 72 huyện lệnh trong cả nước, thưởng cho người có công, phạt kẻ có tội, đồng thời áp dụng một loạt biện pháp phát triển sản xuất, tăng cường lực lượng quân đội. Ít lâu sau, nước Tề trở nên dân giàu nước mạnh, nhà vua khởi binh đánh bại nước Ngụy, thu hồi đất đai bị lấn chiếm. Từ đó, nước Tề luôn là một cường quốc trong suốt 37 năm Tề Uy Vương tại vị.

11/11/13

412. TẢN MẠN BÃO HAIYAN

      Mộc Nhân
                    Siêu bão Haiyan dưới cái nhìn của các "nhà":
1. Dưới cái nhìn của nhà đạo diễn "phim thảm họa":

- Cơn bão "hủy diệt" ngoài sức tưởng tượng của mọi đạo diễn lừng danh ở Hollywood.
- Nhóm quay phim của đài CNN (Mỹ) mô tả: "Trong thời gian bão hoành hành, tiếng gió gầm rú đinh tai nhức óc ... tiếng các mảnh vỡ bay vèo vèo và va vào nhau loảng xoảng như sấm sét. Khách sạn bằng bê tông nhưng bạn có thể cảm nhận được cả khách sạn rung lắc. Toàn thành phố mất điện, rồi bắt đầu có hỏa hoạn, đường chân trời sáng lên vì sấm chớp, cả thành phố bốc cháy, nước tràn ngập khắp mọi nơi, nhưng lại không dập được các đám cháy, thế là biển lửa theo sau biển nước xuất hiện ở Tacloban... - 12.000 người chết hoặc mất tích và 90% nhà cửa, công trình nơi bão đi qua đều sập đổ !"

8/11/13

411. ĐÁNH GIÁ VĂN CỦA HỌC SINH GIỎI

      Lê Đức Thịnh  (Bài đăng trên GD&TĐ số "Chủ nhật đặc biệt" / 42)
Cái đúng và cái đẹp là hai mặt của văn chương. Yêu cầu đối với việc đánh giá học sinh khi viết một bài văn hay bài làm môn Toán, Lí, Hoá, Ngoại ngữ... là đúng - sai. Nhưng bài làm văn - nhất là bài của học sinh giỏi - còn được định giá bằng một tiêu chí vô cùng quan trọng và mang tính quyết định, đó là hay - dở.
Đạt tiêu chuẩn
Một bài văn học sinh giỏi được đánh giá là tốt phải đảm bảo hai tiêu chuẩn: vừa đúng vừa hay. Hai thành phần đó có quan hệ tác động qua lại với nhau một cách mật thiết và chặt chẽ. Trong mỗi bài văn, cái đúng là cơ sở cho cái hay tồn tại, phát triển; Cái hay làm tăng giá trị của cái đúng. Không đúng thì không thể hay, ngược lại không hay thì đúng cũng chẳng có được giá trị cần thiết.