Mộc Nhân Lê Đức Thịnh
Một lúc vô ngôn tại Trúc Lâm Thiền viện - Đà Lạt |
Ngôn
ngữ là một trong nhiều phương tiện phản ảnh hiện thực, là công cụ giao tiếp, tư
duy có vai trò quan trọng trong đời sống.
Ngôn
ngữ một mặt làm cho con người hiểu biết nhau nhưng cũng có khi làm cho người ta
hiểu nhầm và xa cách nhau.
Ngôn
ngữ có thể sinh ra hòa bình, yên vui, thấu hiểu nhưng cũng có khi gây nên bất
hòa, bất hạnh.
Vậy
nên có những khi cần phải nói để mang lại thấu hiểu, chia sẻ, hoà hợp, cảm
thông hoặc để bảo vệ chân lý. Tuy
nhiên, có đôi khi lại cần im lặng hơn là đôi co, suy diễn, tranh cãi.
Người
xưa nói “im lặng là vàng” hay dặn dò
nhau “một điều nhịn chín điều lành”. Bản
chất của những lời răn này là dạy con người ta tiết chế cảm xúc, biết hành xử
vừa phải, đúng mực, đúng lúc, đúng chỗ…
Đó
là đặc ngữ của sự im lặng, một loại văn hoá ứng xử tinh diệu, nhưng không dễ thực hiện bởi “người ta thường hối hận về lời nói
của mình, hiếm khi hối tiếc vì mình đã im lặng”.
Thomas
Man nói “Người khôn ngoan mang tất cả tài
sản vào trong đầu”, đó chính là giá trị của sự im lặng.
Buồn
với người khác trong thấu cảm bằng sự im lặng bởi “buồn khóc cả ngày vẫn thấy nên, còn cười một lúc đã thấy nhạt”.
Chớ
phá vỡ khoảnh khắc mà người đang tư duy trong im lặng bởi “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch” (W. Goethe).
Sự
im lặng trí tuệ và sức mạnh được ví như con đại bàng sải cánh giữa bầu trời trong tư thế bình thản; trong khi bầy gà loanh quanh trên mặt đất, làm đầy không
gian với những tiếng ồn ào.
Nhu
cầu chia sẻ ai cũng có nhưng khi người khác không hiểu mình bằng ngôn ngữ vật
chất thì chúng ta vẫn có thứ ngôn ngữ im lặng bởi “Sự im lặng hùng biện hơn lời nói” (Thomas Carlyle).
Chỉ
những ai biết buông xả giữa đời sống vô thường thì mới thẩm thấu đẳng cấp văn
hóa im lặng.
Nhân dân ta khuyên: “Biết thì thưa thốt,
không biết thì dựa cột mà nghe” – vậy nên
tốt nhất là chỉ nói những điều mình biết
rõ, và nên im lặng lắng nghe. Đó là tư duy minh triết mà Socrates diễn ngôn: “Tôi không biết gì cả, đó là điều tôi biết
rõ nhất”.
Người nào hiểu
ý nghĩa của sự im lặng thì mới biết ứng xử bằng im lặng vì đôi khi sự im lặng
khiến ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của thánh thần.
Sự
im lặng trong tuệ giác còn được nhà Phật nâng lên thành “Vô Ngôn”; khi đó con người giác ngộ đã vượt qua mọi hình thức ngôn
ngữ thì chỉ còn lại tâm ngôn - nhìn thế giới và con người trong tĩnh lặng, không
suy diễn, không phân biệt, không động tâm so sánh, không ham muốn, không thị
phi…
Vô
ngôn gần với thiền, nơi mà tánh giác hiển lộ.
Thực
hành vô ngôn là hành thiền thanh tịnh tránh được khẩu nghiệp, ý nghiệp, tránh
được phô trương tự ngã.
Chúng
ta không chối bỏ sự cần thiết của ngôn ngữ trong cuộc sống vì ngôn ngữ là phương
tiện giúp con người thể hiện trí năng. Nhưng vô ngôn là Đạo. Bồ đề Đạt Ma (Bodhidharma) nói: “Lời không phải là Đạo, Đạo là vô ngôn,
người đạt được vô ngôn thì đạt Đạo”.
Từ
văn hóa im lặng đến phi ngôn triết học, thần học hay vô ngôn Phật học, Đạo học là những gạch nối
kéo dài trong đời người không dễ gì vươn tới.
Có
đạt được điều ấy hay không còn tùy vào Tâm – Tánh - Trí của mỗi người; nhưng chỉ cần
khởi phát từ sự thấu hiểu chúng ta đã thấy hạnh phúc, yên bình và thanh thản - không chỉ riêng cho mình.
2 nhận xét:
Bài viết hay quá! Thật ý nhị nhưng sắc bén! 1325
Bài viết rất thâm thúy đó anh !
Đăng nhận xét