Mộc Nhân
Thương tặng cây gòn bên đầu cầu Ái Nghĩa.
Thương tặng cây gòn bên đầu cầu Ái Nghĩa.
Có một buổi
sáng trong trẻo rỗi rãi ngồi bên quán café ven sông, nhìn ra xa thấy cây
gòn trăm năm tuổi lẻ loi trên đầu cầu Ái Nghĩa, thoáng chạnh lòng.
Giữa cái không gian bề bộn quán xá, chộn rộn người xe, thương cây gòn uy nghi, hiên ngang mà lạc lỏng bên đường.
Giữa cái không gian bề bộn quán xá, chộn rộn người xe, thương cây gòn uy nghi, hiên ngang mà lạc lỏng bên đường.
Cây gòn đã hiện
diện ở đây từ bao giờ, không ai biết.
Ai đã trồng cây gòn, chẳng hay !
Dù tất cả đều đã được khơi gợi, lục lọi trong kí ức nhạt
nhòa.
Cây gòn bình dị, thân thuộc đã đứng đó từ rất lâu, đã bày biện cuộc đời trầm mặc của mình giữa bể dâu.
Cây gòn bình dị, thân thuộc đã đứng đó từ rất lâu, đã bày biện cuộc đời trầm mặc của mình giữa bể dâu.
Cũng như bao nhiêu cây gòn khác mọc ở đầu làng, bên đình chùa, góc sân, bên
rào… nó trở thành quá thân quen như bến nước, con đò qua sông nước Vu Gia.
Có ai đó bảo giống gòn sao vô tích sự quá đỗi: lá chẳng mượt mà, thân xốp mềm
chẳng nên tài lương đống…
Điều đặc biệt là hoa gòn không cầu kì kiêu sa
như các loài hoa khác nhưng nó thuyết phục mọi người bằng sự giản đơn thầm lặng
thanh thoát. Những chùm bông trắng muốt hóa thân thành gối nệm êm ái ấm áp, ban
tặng cho con người món quà quí báu là những giấc mơ.
Tháng Ba.
Những trái gòn lủng lẳng, trụi trơ trên cành cao lại gợi bao niềm xúc động khó tả. Dường như một sự chắt chiu, hi sinh âm thầm từ
loài cây không dáng dấp, không sắc lá, không hương thơm, không trái ngọt mà vẫn
có sức lay động từ những sợi tơ bay bay lãng đãng trong trưa hè nắng dịu, đủ sức
níu chặt tâm can con người.
Suốt cả mùa phồn sinh, gòn nứt mình phơi chùm bông trắng muốt như tuyết. Một thứ
"tuyết nhiệt đới" khiến mấy cậu học trò đi ngang gốc gòn không thể
nào kìm mình mà nhặt mấy nhúm bông khô vương vãi rồi thổi mạnh để những sợi tuyết
trắng muốt khẽ khàng tung trong gió, bay đến bên kia sông Vu Gia hay xa hơn nữa,
rong chơi về một chốn gió mây mơ hồ nào đó.
Cây gòn bên đầu cầu Ái Nghĩa - nhìn từ xa (Photo Mộc Nhân) |
Có cảm giác đang thả hồn phiêu lưu cùng sợi tơ gòn trên mang mang yên ba
thâm xứ cuộn theo nỗi buồn chia li đầy ắp.
“Mùa quả khô tách vỏ
Trên cành bao “gấu” bông
Cứ đung đưa trước gió
Hạt bay vào mênh mông”.
Trên cành bao “gấu” bông
Cứ đung đưa trước gió
Hạt bay vào mênh mông”.
Tháng Mười.
Trong ký ức trẻ
thơ vẫn còn hình ảnh mẹ sau một ngày bận bịu mang túi bông gòn xe thành sợi bấc
đèn nhỏ tẹo mà xua tan tăm tối lạnh lẽo đêm đông.
Mới hay ở đời vật gì cũng có giá trị của nó. Chỉ có điều giá trị ấy được mấy
người cảm nhận.
Thời gian vật đổi sao dời, người đi xa về ngỡ ngàng trước bao sự đổi thay
nhưng cây gòn bên đầu cầu Ái Nghĩa vẫn đứng đó như một nhân chứng của bao thăng
trầm ở mảnh đất làng quê.
Trên mình nó lắm thương tích khắc dấu chiến tranh
mang theo cả những huyền thoại ma mị về những người khuất mặt nương bóng trên
ngọn cao đêm đêm về hú gió bên bến sông.
Nhờ thế mà cây gòn vẫn còn đứng đó sau bao năm như một điều kiêng kị.
Có một cái gì đó nhớ tiếc đa mang vấn vương như sợi tơ gòn.
Cây gòn bình dị như người dân quê chân chất.
Trái gòn lủng lẳng trưa hè như những dấu than gợi lên niềm thương cảm đu đưa thân phận.
Bông gòn vẫn xôn xao tung tăng mà man mác thi vị.
Bóng gòn lẩn khuất những tín điều kính cẩn linh thiêng.
Tiêng tiếc những vẫy gọi từ xa xăm.
Tiêng tiếc những vẫy gọi từ xa xăm.
“Những chùm bông gòn chung riêng
Hạt nương về đâu bên hoa bên cỏ
Đợi mưa trổ mầm
Tặng đời lá mát cây xanh
Lủng lẳng trưa trái gòn khô xoà bông
Hạt nương về đâu bên hoa bên cỏ
Đợi mưa trổ mầm
Tặng đời lá mát cây xanh
Lủng lẳng trưa trái gòn khô xoà bông
Nhuộm màu mây màu gió
Tôi lan man về cõi nhỏ
Nhìn nhận lại mình!” (*)
Tôi lan man về cõi nhỏ
Nhìn nhận lại mình!” (*)
---------------------------------------
(*) : Trích thơ Nguyễn Hải Triều
7 nhận xét:
-Bài viết tràn đầy cảm xúc,chất thơ lời văn ấn tượng
- chỉ là một cây gòn ở đầu cầu mấy ai để ý đên
- Phải rất gắn bó và giàu tình cảm mới có thể biến 1 cây gòn bình dị đầu câu trở nên sống động có hồn trong tình đất tình người máu thịt thiết tha đến vậy
Niềm yêu thương quê xứ là vậy! Chỉ sợ mai này quanh ta sẽ tuyệt tự những dòng cảm xúc này!"Ông Đệ" đã nói hộ dùm ta rồi đó!(NHT).
gợi bao kỷ niệm, bài hay, có tứ, Tâm tôi chỉ góp ý, hình như dư 4 từ: trăm năm ở khổ 1 vì sau đó đã lặp, và đêm đông vì trước đó đã có tháng mười. Chào thân ái
Cảm ơn quí văn hữu đã có lời để bài viết được chỉn chu hơn
chả hiểu góp ý kiểu gì zậy!
kiểu vạch lá tìm sâu à? híc
Bài viết hay thật nha. Ngồi cà phê mà liên tưởng đến cây Gòn đầu cầu như một dấu tích lịch sử, gắn bó với mỗi người qua đây bao nhiêu kỷ niệm. Bây giờ cây Gòn không còn nữa nên bài viết này sẽ sống tiếp như lá, hoa bông gòn đầu cầu Ái Nghĩa... Anh Hải Triều cũng là nặc danh, Huỳnh Minh Tâm lại nặc danh và Sầu Tiêu lại là anh Hải Triều đó hi hi
Cây gòn vẫn còn đó, nguyên vẹn trước những đổi thay từng ngày của vùng thị trấn khó quên.
Có lẽ đây là những tình cảm được bộc lộ rất chân thật trong một dịp tình cờ. Vâng, chỉ có một Mộc Nhân tinh tế, giàu cảm xúc mới chia sẻ được cái chênh vênh,tiều tụy, cô đơn của Cụ Gòn nhiều bí ẩn linh thiêng nhưng cũng rất sinh động bên bờ con sông Yên để Cụ được soi mình trên bóng nước đến muôn đời.
Tôi chắc rằng trong lòng mỗi chúng ta, Cụ Gòn đã trở thành “di sản văn hóa vật thể” rồi.
Cảm ơn Mộc Nhân đã có viết làm lay động lòng người !
Đăng nhận xét