11/8/13

380. "KHẨU THI" NGUYÊN ÂM

          Mc Nhân - Lê Đức Thịnh     
                  "Đại Lc có bác Nguyn A
         Tuyên giáo thì gii, thơ ca thì tài"
Đó là hai câu thơ mang phong cách "khu thi" được nhiu người khái quát khi nói v anh tuyên giáo Nguyn A - nhà thơ Nguyên Âm .
Nguyên Âm không cho rng mình là nhà thơ nhưng anh là người rt yêu thơ, thích làm thơ, hay đọc thơ... và thường nói vui : "nhà thơ thì min thuế nên chúng ta c phong tng nhau vô tư, tôi không phi nhà thơ nhưng các anh gi tôi là nhà thơ Nguyên Âm thì cũng ch sao !"
Với Nguyên Âm, thơ không chỉ là phương tiện bước vào thế giới nội tâm để khám phá ra những điều mới mẻ của tâm hồn mà còn là con đường dẫn đưa ta trở về lại với tuổi trẻ. Vì vậy, tuy làm công tác tuyên truyền chính trị cũng đã khá lâu nhưng anh luôn có duyên với thơ, thơ như người tình và hầu như mảng đề tài tình yêu trong thơ anh khá phong phú: "Nếu mà yêu hết đàn bà / Yêu vô lượng kiếp vẫn là cô đơn / Nhưng mà yêu vẫn còn hơn / Không yêu đời lại cô đơn hơn nhiều" hoặc: "Người ta quá chén mới say / Còn em tí chút là ngây ngất rồi / Men tình đang thấm trong tôi / Em từ dân dã lên ngôi nữ hoàng"...
Tần Hoài Dạ Vũ nhận xét: "hình như Nguyên Âm đã tìm thấy cho mình một lối đi vào thơ".
"Lối đi" ấy không chỉ bộc lộ ở phần nội dung chứa đựng những cảm xúc chân thành, rất thực, gần với đời thường, là những lắng lòng để lý giải lẽ đời, lẽ của trái tim với tất cả nỗi đam mê nồng nàn mà còn biểu hiện ở hình thức ngôn ngữ giản dị, chân phương. Bởi vậy Nguyên Âm chọn cho mình hình thức thơ lục bát - đa phần sáng tác của Nguyên Âm là thơ lục bát - với nhiều chất liệu dân gian như thành ngữ, tục ngữ, khẩu ngữ xuất hiện khá nhiều trong thơ anh...
Điều thú vị là những yếu tố khẩu ngữ như "đếch", "hên xui", "thằng", "bồ", "tính thử" ... đi vào thơ Nguyên Âm rất tự nhiên như lời nói thường mà vẫn không mất đi chất thơ; có lẽ nhờ thế anh mới chính là anh. Anh không chọn phong cách trữ tình lãng mạn cổ điển (Romantic), không Hậu hiện đại (postmoderne) cầu kì ẩn ngữ mà trực tình hiển ngôn: "Dễ gì anh được gặp em / Nói câu thương nhớ có thêm dư thừa? / Em xinh nên lắm thằng ưa / Nay thêm anh nữa có thừa không đây?" hoặc: "Bây giờ em chắc ngủ say / Anh thì đêm cũng như ngày nhớ em / Nếu mà được ở gần bên / Em ơi! Tính thử mình nên làm gì?" ...
Tất cả dần dần hình thành nên một phong cách thơ và Nguyên Âm cũng tự nhận xét về phong cách thơ của mình: "Thơ anh cà rỡn cà tàng / Tấm lòng chân thật trình làng dễ mê / Vần gieo tình ý bộn bề / Tứ thì là lạ, nỡ chê sao đành?" (Phong cách).
Có dịp ngồi với Nguyên Âm mới biết anh say thơ thế nào. Say thơ nên anh thường "độc chiếm diễn đàn" để kể thơ, đọc thơ, bình thơ, làm thơ và cuốn mọi người vào cuộc chuyện có nhiều thơ và nhiều tiếng cười: "Thơ anh hay xuất bản mồm / Bàn trà, tiệc rượu luận bàn các em / Người nghe tâm đắc góp thêm / Thành thơ đại chúng cho nên nhớ nhiều"  (Thơ  đại chúng).
Cái cách "xuất bản mồm", "thơ đại chúng" đã làm nên tính "khẩu thi" (Oral poetry) trong thơ Nguyên Âm.
Năm 2011, anh đã cho ra mắt tập "Ước mơ gửi phía chân trời" (Nxb Đà Nẵng), năm nay anh lại dự định ra tiếp tập "Như là nói hộ" - vẫn là những bản thơ theo phong cách "khẩu thi" (Oral poetry) không lẫn lộn với bất kì ai, gồm nhiều bài thơ tình - bởi đối với bất kì ai, ở tuổi nào, làm nghề gì thì  "tình yêu như một cách giải thoát cho những ức chế tự do, dẫu đó là một ức chế vô thức!".
Những bài thơ giới thiệu dưới đây trích từ bản thảo "Như là nói hộ" được trình bày bằng Power Point, các bản thơ được Mộc Nhân cắt chụp từ file Power Point do tác giả gởi tặng.














3 nhận xét:

DPS nói...

Mình đã đọc “ Ước mơ gửi phía chân trời” và gần đây là “Như là lời nói hộ” của anh Nguyễn Âm. Có thể đoán anh đã yêu bằng “tình yêu thực” rất sớm, để rồi vốn liếng về yêu của anh ngày càng tích tụ, càng thăng hoa cho cảm xúc thật lãng mạn và cũng rất đời thường.

Nói một Nguyên Âm (đầu tiên của Tiếng Việt) chắc ai cũng biết, tài tử và đa tình. Cái đa tình không mộng mị, không ướt sủng, không sướt mướt… cũng đam mê nhưng không điên cuồng, càng dữ dội lại càng sâu lắng. Hồn thơ lung linh nhưng ngôn từ không cần bóng bẩy mà lại chân chất như chính tình yêu âm ỷ, cháy mãi với thời gian trong Nguyên Âm.

“Trên năm mươi tuổi đâu già
Vẫn còn cái bệnh sa đà với em
Bệnh tình đang phát triển thêm
Khỏi cần chửa trị để em được nhờ”

Nặc danh nói...

Bài viết của MN đã làm cho thơ "thường" trở thành thơ "khá" - đọc được.

ANH ĐI nói...

Anh đi em bấm đốt tay.
Anh về em bấm chỗ này chỗ kia.
Anh đi bát đĩa cũng chia
Anh về em sắp cả thìa lẫn môi.

Anh đi giường chiếu chia đôi
Anh về trống vắng cả nơi anh nằm.
Anh đi giường chiếu lặng câm
Anh về chúng nó réo ầm cả lên.
Anh đi chăn đắp phía trên
Anh về chăn gấp làm nền thay ga.
Anh đi cà chửa ra hoa
Anh về bầu bí bò ra bò vào
Anh đi cỏ mọc bờ ao
Anh về cá đớp cả phao lẫn mồi.
Anh đi qua núi qua đồi
Anh về chỉ thích những nơi gò đầm.
Anh đi ngã bảy ngã năm
Anh về anh sướng anh nằm ngã ba.