Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh
Huỳnh Minh Tâm - Mộc Nhân - anh Nguyễn Vân Thiên |
Tất cả đều hiện diện, tồn tại, phổ
biến, thách thức nhau.
Có người
nói: "mỗi nhà thơ vừa là một ông vua
vừa là một người nổi loạn trong thế giới thơ của mình" - điều ấy tuy
nói quá nhưng phản ảnh một thực tế trong lĩnh vực thơ ca rất ít người thừa nhận,
tôn vinh sự sáng tạo của người khác!
“Nổi loạn”
cũng không hẳn là xấu, trong nghệ thuật đó là một hiện tượng mang tính quy luật
của sự phát triển, là hành động đột phá cần thiết để tạo một không gian rộng mở
hơn cho cái lạ, cái mới được hình thành rồi dần khẳng định. Nói cách khác đó là
một bức xúc, một khát vọng được giải toả bằng những sáng tạo dù đôi khi có tính
chất cực đoan.
Bài viết
dưới đây không có tham vọng bàn nhiều về các hiện tượng đổi mới thi ca mà chỉ là
góc nhìn "trò chơi ngôn ngữ"
qua một số bài thơ của Huỳnh Minh Tâm.
***
Khái niệm
"nổi loạn" được nhìn dưới nhiều góc độ: về nội dung có nhiều người
chọn cách nổi loạn bằng "thơ dơ, thơ rác, thơ nghĩa địa"; về hình
thức có kiểu nổi loạn bằng "diễu nhại", "tân hình thức"; về
tư tưởng có nhà thơ nổi loạn bằng "giải thiêng"... tất cả tồn tại
trong nhau như một chỉnh thể.
HMT cũng
có bước đi của mình trong suốt chặng đường sáng tác kể từ khi anh đặt cột mốc
bằng giải thơ "Tác phẩm tuổi xanh". Đến nay có thể nói thơ HMT đã có
bước phát triển đầy đổi mới sáng tạo theo hướng cách tân theo cách của mình mà không quá "nổi loạn" cực đoan trong sáng tác.
Nhiều
người đọc thơ HMT thường có nhận xét: "khó hiểu", đó cũng là cái nhìn
chung khi bạn đọc tiếp cận với khuynh hướng Hậu hiện đại. Chẳng hạn với
"Bài thơ cuộc sống" (tác phẩm dự thi "Thơ ca nguồn cội
2012") - một trích đoạn:
"...Tôi nhớ điều này và ghi lại:
“Quảng Đông Lữ Khâm tiên thắng Bắc Kinh Tưởng Xuyên
Ngày 25 tháng năm 2010 tại Hợp Phì
Bình chú Đặc cấp Đại sư Triệu Hâm Hâm
Tạp chí Tượng kỳ nghiên cứu số 3 năm 2010
Trung pháo trực hoành xe đối bình phong mã lưỡng đầu xà
Đây là ván đầu ở vòng 8 bên bảng nam giải đại hội thể dục
thể thao trung Quốc lần thứ 4 năm
2010. Trước đó thì Tưởng Xuyên với ưu thế hơn hai điểm xếp trên Lữ Khâm, trong ván này Tưởng Xuyên thiếu hiệp chỉ
cần hòa là rất nhiều khả năng sẽ
giành được chức vô địch.
1.P2-5 M8.7 2. M2.3
X9-8 3. X1-2 B7.1 4.X2.6 M2.3
5. M8.7 B3.1 6. X9.1 S4.5
Đen lên sĩ là cách chơi ít gặp, bỏ đi cách chơi hay gặp
nhất là P2.1 và cách chơi lưu hành
gần đây là T3.5, hẳn là bên đen tâm đắc đối với trận này nhằm đạt được hiệu quả gây bát ngờ từ đó giành
thắng lợi.
7.X9-6 M7.6
Lên mã tương đối tích cực, ngoài ra còn cách chơi T3.5
8.B5.1 B7.1 9.X2-4
M6.7 10. M3.5 M7.5
Ăn pháo trước là nhằm tranh nước tiên thủ P8-7 công tượng,
ngoài ra còn có cách chơi trực tiếp
P8-7, Trắng M5.3, Đen M7/5, Trắng X4-2, Đen X8.2, hai bên hình thành công thủ khác
11. P8-5 P8-7 12.
M5.3 P7.7 13. S4.5 X8.9 14. X4-2 X8-9
15. M3/2 X9-8 16.
M2.3 X8-9
Tới đây hình thành một cục cờ có nhiều tranh cãi, hai nước
của Đen đều tồn tại hành vi rút chiếu
ăn quân vì vậy coi là lưỡng tróc không có vấn đề. Mấu chốt nằm ở chôc Trắng M2.3 đổi xe liệu có thể tính là bắt quân, tác
giả nhớ là trong các giải đấu trước
kia từng xuất hiện ví dụ tương tự, kết quả xử là trường tróc phải đổi nước đi, tn rằng một người tinh thông binh
pháp như Đại sư Tưởng Xuyên không thể không biết, Tưởng Xuyên đã dám chơi
như vậy hẳn là phải có thủ đoạn
tiếp theo.
17. M3/2 X9-8 18.
M2.3 X8-9 19. M3/2 P2.1
Sau này khi tra cứu trên mạng internet, nước cờ này trên
mạng đã xuất hiện từ lâu, quả nhiên
là đen đã có sự chuẩn bị sẵn
20. M2/1 P2-8 21.
M1.2 P7/7 22. M7.5...
Trải qua một cuộc đổi quân, Trắng tuy khuyết tượng nhưng
quân lực chiếm vị cực hay, chiếm chủ động.
22....P8.3 25. X6.3
P7.2 26. B6.1 P8/3.
Như trận thế, Đen thoái pháo bắt tôt, có phần là giúp cho
trắng. Lúc này nên đổi thành M3.2 phục
nước tiếp theo B3.1 tiếp theo Trắng nếu M5.4 Đen có thể P8/2 công mã. Lại nếu P5.4 ăn tốt, Đen có thể B3.1, Trắng
X6-7 Đen X4.3 Đen thỏa mãn.
27. M5.4 B5.1 28.
M2.4 P8.6
Do trước đó Đen thoái pháo yếu dẫn tới trạng thái tâm lý
trong chốc lát trở nên không tốt,
xung tốt càng dễ bị đối phương lợi dụng, nước cờ không có ý nghĩa gì cả, tới đây phòng tuyến của đen đã
tan hoang, bại trận đã định.
29.Tg5-4 M3.2
Đen trong thế tuyệt vọng lựa chọn cách chơi một mất một
còn, nhưng lúc này cục diện đã trở
thành sân khấu cho mình trắng biễu diễn rồi.
30.Mt.5...
Cách chơi nhập cuộc rất dứt khoát
30...P7.5 31. Tg4.1
T7.5 32. M4.5 P7/8 33. M5.3 P7-6 34. M3.4
B3.1 35. X6-7 X4.3 36. X7.5 X4/3
37. X7/4...
Lúc này trắng đã bỏ qua
nước thắng nhanh hơn, tức là chơi P5-3 ! Đen T5.7 Trắng P3-2 thắng
37. ...M2.1 38. M4/3
X4.3 39. M3.5 P8-3 40. X7-4
Trắng
thắng..." (hết
trích).
Thật khó hình dung một thể nghiệm thơ lạ
lẫm - tác giả thuật lại những nước cờ trong một ván cờ và tạo phương thức
"liên văn bản" trong một bài thơ bằng tích hợp một đoạn văn xuôi
dường như chỉ có giá trị "thông tin báo chí" nhưng tạo nên ấn tượng
về sự đồng hiện của rất nhiều mảng hiện thực, nhiều âm vang từ cuộc sống.
Có thể trong bài thơ trên, HMT muốn
diễn giải cuộc sống như những ván cờ, những nước cờ, những phân mảnh lập thể: vòng nguyệt quế ..., Dòng sông quê ..., ngoại
tắm gội tuổi thơ..., tổ chim treo đầu ngọn tre nhánh ổi..., giấc mơ hoa hồng
cuộc sống và sự chết....
Với
thơ hậu hiện đại, việc diễn giải làm rõ ý nghĩa ngôn ngữ thơ nhiều khi là việc
khó đối với người đọc bởi ý thức diễn giải đã làm
mờ nhiễu bản thể nghệ thuật, bởi diễn giải đặt trọng tâm ở nội dung mà xem nhẹ
hình thức trong khi sáng tạo hậu hiện đại, hình thức cần được xem là xuất phát
điểm, đồng thời là đích đến.
HMT muốn độc giả của mình tạm thời gạt
đi mối bận tâm về ý nghĩa của văn bản mà chăm chú vào bề mặt văn bản để khám
phá những cảm giác bất ngờ từ trò chơi ngôn từ tinh quái của tác giả.
Nói
đến trò chơi là nói đến tương tác. Không có tương tác sẽ không hình thành nên tiếng
nói đồng cảm hay khác biệt, và cũng sẽ không tìm được giải pháp cho mình. Điều ấy có nghĩa là khi tiếp cận tác phẩm nghệ thuật là chúng
ta cần phải biết nhìn, biết nghe, biết cảm giác sâu đậm hơn trong cuộc chơi
ngôn ngữ cùng tác giả.
Sự
sáng tạo, đổi mới như vậy có thể mang đến cảm giác khó chịu, khó chấp nhận từ
phía người đọc nhưng lại là cảm hứng, tìm tòi từ tác giả. Tuy nhiên cần hiểu
rằng đây là kiểu chơi ngôn từ để tạo nghĩa, kiểu
chơi của văn chương hiện đại, kiểu chơi lí trí bậc cao chứ không phải kiểu xếp
chữ lắp vần dễ dãi. Với thơ hậu hiện đại thì luật chơi hầu như biến mất "luật
chơi không có luật", người đọc phải tự mình mày mò trong thế giới ngôn
từ qua đó thử cắt nghĩa văn bản theo “luật” của mình, bởi vậy mới có hiện tượng
một bài thơ, nhiều người cảm hiểu theo cách của mình thậm chí "chẳng hiểu
gì cả" !!!
Thủ pháp "liên văn bản" cũng
được HMT vận dụng linh hoạt trong cuộc chơi của mình. Khái niệm "liên văn bản" mang
nội hàm mọi văn bản đều có liên hệ đến các văn bản khác, và không có văn bản
nào có thể đứng độc lập, đóng khung trong chính nó. Nói một cách hình tượng thì
văn bản là một “tấm vải” được đan kết bằng vô số những trích dẫn và tổng hợp từ
nhiều nguồn, nhiều thành tố văn hóa, chính trị, xã hội khác nhau.
Hãy thử đọc bài thơ "Trời xanh trước gió" của HMT:
"Quăng quật chúng ta giữa hải cảng
Trườn bò trên thân thể vào mùa thu
Đắp một chiếc chăn mỏng
Những ngọn gió
Không biết từ đâu sinh
Về đâu
Không ồn ào
Không im lặng
Lão Tử ớn lạnh
“Đạo khả đạo phi thường đạo”
Khổng Tử run rẩy
“Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử”
Hoa mỉm cười
Gió đến
Đi
Bất tuyệt
Trời xanh."
Đằng sau những dụng công ngôn ngữ "liên văn bản" có thể là một
thông điệp: tạo vật cứ đến rồi đi bất tuyệt, có thể tri nhưng không thể diễn ngôn phi
thường đạo...
Có khi HMT muốn phát huy hiệu quả của
những yếu tố âm thanh, nhịp điệu, kết cấu "lạ hóa" của văn bản để tạo
nên những cách tiếp nhận mới. Hãy đọc bài thơ "Cơn mưa đi qua vòm trời" - đăng trên Tạp chí Sông Hương số tháng 7/ 2013: bài
thơ có 4 "khúc", mỗi "khúc" gồm nhiều khổ, số khổ trong mỗi
"khúc" không đều nhau, số câu trong mỗi khổ cũng không giống nhau,
đặc biệt "khúc IV" chỉ có một câu thơ, một chữ:
KHÚC I
“hãy nén chặt thân mìnhnhư một chiếc lò xo”
nén thật chặt nén thật chặt
tôi sờ từng bộ phận. Thân thể tôi đây sao?
giữa đêm đông cô độc hiu quạnh
thi thoảng một cơn mưa lại đi qua vòm trời
KHÚC II
một buổi sáng tháng giêng
hoa trong vườn thơm mùi rau ngò mẹ tôi trồng năm trước
tôi mỉm cười và bảo
nén thật chặt nén thật chặt
những cơn mưa đã đi đâu
tôi nhớ con đường ngan ngát mùi ổi chín mẹ tôi trồng năm trước
KHÚC III
bình
KHÚC IV
“tôi điên còn cô
vui vẻ tỉnh táo
thập thành sao đành
buồn thiu”
Nhà
thơ phơi bày trước mắt ta một bức tranh ngôn ngữ lập thể với các màu sắc, đường
nét, hình khối, mùi vị trải theo thời gian và không gian và rồi tất cả được nén
chặt trong khúc thơ gồm một câu, một từ "bình" (Khúc III); để rồi lại
bung ra thành vấn khúc (Khúc IV) phỏng thơ Bùi Giáng.
HMT đã phá vỡ chiều tuyến tính của cấu
trúc ngôn ngữ để tạo ra ấn tượng lập thể của ngôn từ trong cuộc chơi ráo riết
truy tìm những khả năng nghệ thuật của chất liệu ngôn từ, thoát khỏi những quy
chiếu, những kết cấu cổ điển. Tất cả đều được HMT đặt hết niềm tin vào một cuộc
phiêu lưu với tinh thần phá chấp.
Michelangelo
cho rằng: Nghệ thuật cao hay thấp phụ
thuộc vào độ khó của nguyên liệu. Phải
chăng những cuộc chơi "thơ khó"
đầy dấn thân là lập ngôn sáng tạo của HMT !
Như mọi hiện tượng khác, nghệ thuật thơ không đứng yên,
nó cũng có nhu cầu phải lột xác so với quan niệm thơ ca truyền thống. Tất
nhiên, hình thức lột xác ở mỗi tác giả lại là không trùng lặp mới có giá trị
sáng tạo, đem đến cho người đọc cảm giác lạ và với tác giả thì đó mới là cảm
hứng động lực của đổi mới. Đành rằng cái mới chưa hẳn là cái hay trong sáng tạo
nghệ thuật nhưng nó có tác dụng như cú hích có khả năng thay đổi cách cảm nhận
của người đọc, từ đó hình thành những ý niệm mỹ học mới.
Trò
chơi ngôn ngữ trong sáng tạo văn chương nhìn từ thơ HMT dường như không có điểm
dừng và những dịch chuyển của nó dường như ngày càng vươn cao hơn dù đề tài thơ
không mới: quê ngoại, cánh chim, làng xóm, tình yêu, phù du kiếp người, khát
vọng... nhưng lại luôn thể hiện tìm tòi cách thể nghiệm từ âm hình, nhịp điệu,
ngôn ngữ thi ca:
"Mẹ không còn chèo đò viễn vọng
Mẹ thức nắng trưa
Mẹ ngủ bờ lau
Mẹ cúi thấp hơn những điều con đã nghĩ về mẹ
Con đã từng rần rật những ngày trẩy hội
Đã đứng cao hơn những bờ bụi quê nhà
Con đã ngã những ngày đông mưa phùn tầm tã
Đã nợ con đò một tiếng gọi yêu thương..."
(Bài "Hoa nở mùa lưu
thủy")
Hoặc:
"Văn hóa có thời thịnh thời mạt
Thời thịnh
Kẻ sĩ đi cúi đầu
Áo mẹ sờn vai
Buồn mà khóc
Đôi mắt cha mờ cốc rượu
Buồn mà khóc
Vợ thơm tóc thắm
Vui mà khóc
Thời mạt
Kẻ sĩ đi ngẩng đầu
Áo phong phanh mắt hếch
Chạm cốc rượu nhớn nhác
Lên voi xuống chó hể hả
Vợ đẹp con ngoan lo toan
Bạn đó không tri kỷ
Tình đó chẳng chiếu chăn
Chữ tràn vành môi không thấu
Trăng rung vạt cỏ không hay
Muốn nói mà không nói
Chim về vàng đầu cây."
(Bài "Văn hóa" - đăng trên
Songtho.net)
Đọc thơ HMT dù đôi khi người đọc chưa
chấp nhận "mỹ học của cái khác" vì nhiều khi khó hiểu dưới tầng ẩn
ngữ...
Nhà thơ Nguyễn Vân Thiên (TP HCM) nhận xét:"... tính táo bạo, quyết liệt, hào sảng pha chút phách
lối trong cách sử dụng ngôn từ trong thơ HMT ... Tôi có cảm tưởng rằng HMT là
ông chủ đầy uy lực, dư sức điều khiển sai khiến đám "từ ngữ chó
đói" theo dụng ý của riêng mình, một cách tài tình và tài hoa... Tứ trong
thơ anh là thân mềm như dây leo bò quanh, đang khi đó từ ngữ như lá quá xanh
tốt rập rạp, um tùm, che lấp mất tứ, làm cho tứ trở nên mờ nhạt..." (hết trích).
HMT có khi
cũng tự nói về ngôn ngữ thơ của mình "từ ngữ chạy rông như chó đói"
để ám dụ về tinh thần tự do, phóng khoáng, khát khao ! Nhưng đó là “một thứ văn chương
đầy sinh lực và khát vọng”, ẩn chứa những đam mê, những tìm tòi cách tân, chấp
nhận phiêu lưu và dấn thân.
***
Tác phẩm ra đời tất nhiên cần có công
chúng. Tác phẩm âm nhạc hướng tới người nghe, tác phẩm hội họa hướng tới người
thưởng thức, tác phẩm thơ ca cần người đọc bằng tâm hồn đồng điệu...
Sự dấn thân trong cuộc chơi ngôn ngữ trong thơ HMT dù hôm
nay chưa tìm được nhiều bạn đọc đồng điệu nhưng việc định giá dựa trên thị
hiếu, thói quen của người đọc rất dễ gây ra hỗn độn. Bản lĩnh của người sáng
tạo là không chạy theo công chúng, không “chiều độc giả” mà trở nên sáo mòn. Tự
bản thân sáng tạo văn học đã luôn giẳng co thử thách và độc giả cũng vậy, họ có
thể từ chối những gì họ cho là không hiểu nhưng không vì vậy mà cuộc chơi ngôn
ngữ của HMT và nhiều nhà thơ tâm huyết tìm tòi khác sẽ bị chững lại.
Và độc giả cũng cần nâng mình lên để tiếp cận những giá trị
mỹ học mới của thời đại.
-------------------------------------------------
* Huỳnh Minh Tâm:
Nhà thơ - Hội VHNT Quảng Nam
- Nhiều giải thưởng thơ ca Đất Quảng và giải thơ quốc gia.
- Nhiều bài đăng trên: Văn nghệ trẻ, Văn nghệ quân đội, Sông Hương và các báo ...
-------------------------------------------------
* Huỳnh Minh Tâm:
Nhà thơ - Hội VHNT Quảng Nam
- Nhiều giải thưởng thơ ca Đất Quảng và giải thơ quốc gia.
- Nhiều bài đăng trên: Văn nghệ trẻ, Văn nghệ quân đội, Sông Hương và các báo ...
6 nhận xét:
MN! kẻ lăng xê số 1 Việt Nam...
viết như rứa mà cảm nhận hay hiểu 1 tí gì đó thì chết liền... híc
Không nên quên rằng trong lĩnh vực đặc thù như văn chương, ngôn ngữ đã không còn là ngôn ngữ tiêu dùng nữa, mà là ngôn ngữ của nghệ thuật. Xuất phát từ ngôn ngữ đời sống, nhưng nó đã được mã hóa. Và do vậy, nó mang đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của người sử dụng, không loại trừ cả sự đánh đố, khiêu khích, gây hấn bằng ngôn ngữ.
Vấn đề còn lại là thái độ của người tiếp nhận. Nếu ta cứ đòi hỏi ngôn ngữ văn chương phải hiền lành, đơn nghĩa, dễ hiểu, “trong sáng” theo cách của ngôn ngữ tiêu dùng, thì tốt nhất là chẳng cần có văn chương làm gì.
Không nên quên rằng lời kêu gọi “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” được nói ra trong bối cảnh một nước Việt Nam với trình độ dân trí nhìn chung rất thấp, tỷ lệ người mới thoát nạn mù chữ cao ngang với tỷ lệ người còn mù chữ. Để tuyên truyền, để vận động đối tượng này một cách hiệu quả nhất, không gì khác, cần phải sử dụng một thứ ngôn ngữ dễ hiểu nhất có thể.
Nhưng không nên quên rằng bối cảnh xã hội Việt Nam hiện tại đã rất khác. Tốt nghiệp đại học đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện”. Và không nên quên rằng tiếng Việt là một sinh ngữ. Nó cần liên tục sống. Và liên tục vận động...
Một bầy thằng ngọng đứng xem chuông
Chúng bảo nhau là ấy ái uông,
( Hồ Xuân Hương)
Lũ ngọng có cách gọi tên sự vật riêng theo miêng lưỡi tật nguyền như vây, Nên khi nói chuyện vơi ngọng ta phải thông qua một nguoi hiểu rỏ ngôn ngữ của ngọng làm thông ngôn. Có lẽ bà HXH đã tận măt chứng kiến "Một bây thăng ngọng đứng xem chuông" nên bà nghe chúng nói "ấy ái uông" là bà biêt chúng nói cái chuông.
Môc Nhân là bạn tâm giao, hoăc có cung tầng số cảm xúc vơi nhà thơ hậu hiện đai HMT nên hiểu rõ cái trò chơi ngôn ngữ trong cac kiêt tác nây, Xin cảm ơn MN đã làm người phiên dịch( chớ không phải là giải mã)
" Độc giả cũng cần nâng mình lên để tiếp cận những giá trị mĩ học mới của thời đại".
MN loạn ngôn quá đi thôi! không có" một giá trị mĩ học mới của thời đại" trong cái mà MN gọi là trò chơi ngôn ngữ trong thơ HMT cả.
He he
Rất vui vì bạn đã chịu khó đọc một bài rất "khó đọc" .
Rất vui vì bạn đã chia sẻ dù là "khó chịu"
Nhưng mình nghĩ rằng :
- Thích hay không thích cái gì đó là quyền của mỗi người .
- Xem cái gì đó có giá trị , có ý nghĩa hay không là quyền của mỗi người .
- Và viết ra , giải mã hay thông dịch gì gì đó (dù có khi là trật lất - là ngọng ...) cũng là quyền của mỗi người.
Miễn sao không phương hại nhau là được.
TẤT CẢ CHỈ LÀ TRÒ CHƠI
MỖI NGƯỜI CÓ KIỂU CHƠI CỦA MÌNH.
Vậy đó thì có gì mà bạn phải nóng lời, nóng lòng, nóng tính !
Chúc vui vẻ.
Cảm ơn bạn đã có nhời.
Đăng nhận xét