Mộc Nhân
"Nói lái" là kiểu chơi chữ bằng
cách giao hoán âm đầu, vần và thanh điệu hoặc trật tự của các tiếng để tạo
thành từ mới, nghĩa mới khác hẳn với nghĩa cũ phù hợp với mục đích giao
tiếp. Khi nói lái, người ta tránh không nói thẳng chữ muốn nói; mà người nghe
vì không tinh ý, nhất thời không nhận ra nên xảy ra nhiều hội thoại vô cùng lý
thú.
Đây
là một là một đặc điểm độc đáo của tiếng Việt mà các ngôn ngữ khác không có. Một
chữ tiếng Việt gồm hai phần: phụ âm và âm (vần), lại có thêm sáu thanh, thêm
vào đó, tiếng Việt vốn đơn âm nên có thể nói
lái dễ dàng mà vẫn có nghĩa.
Có
nhiều cách nói lái
-
Nói Lái theo cách đổi chỗ cho hai chữ, đồng thời đổi luôn hai dấu (nghĩa là đổi
âm sắc) ví dụ : tượng lo thành lọ tương...
-
Nói lái theo cách đổi chỗ phần âm vần cho nhau, phụ âm giữ nguyên vị trí. ví dụ
: cá đối thành cối
đá, cờ Tây thành cầy tơ, hiện đại thành hại điện, trò chơi thành trời cho…
-
Nói lái ba chữ thì chỉ hoán đổi hai chữ đầu và cuối nhưng giữ nguyên chữ giữa.
Chẳng hạn như : âu cái đằng thành ăn cái đầu, hương bên đèo thành heo bên
đường…
Đôi
khi người ta lại đổi chỗ hai phụ âm cho nhau để sau khi nói lái có nghĩa và dễ
nghe hơn. Ví dụ : tranh đấu thì tránh đâu khỏi bị trâu đánh...
Trường
hợp những chữ có các tiếng trùng âm như nhân
dân, tần ngần… không nói lái
được.
Tuy
nhiên, nói lái là lối nói mà chỉ cảm nhận được chớ không công thức hóa vì đôi
khi có sự biến âm, thay đổi chính tả ... Ví dụ: đơn giản thành đang giỡn
(có thêm chữ g và dấu hỏi thành dấu ngã)...
Người
miền Nam thường phát âm phụ âm cuối không chính xác như c/t, n/ng, y/i,
dấu hỏi đọc như dấu ngã khó phân biệt. Vì vậy khi người miền Nam nói
lái thì rất dễ dàng, nhanh chóng do biến đổi bằng nhiều cách khác nhau nhưng
khi viết ra thành chữ thì nhiều khi không đúng (sai chính tả).
1. Nói lái trong câu đố :
Câu
đố cũng là một hình thái của Văn học dân gian Việt Nam. Người ta sử dụng câu
đố trong các buổi họp mặt vui chơi hoặc trong lúc lao động chân tay để quên đi
mệt nhọc hay thử tài trí giữa hai bên nam nữ. Những câu đố Nói lái thường rất
dễ đáp nhưng vì bất ngờ hay bị tròng tréo chữ nghĩa mà đôi khi không đáp được.
Ví dụ:
- Trên trời rơi
xuống cái mau co, là cái gì ? ( là
cái mo cau)
- Cầm đục rồi cất đục là cái gì ? (là cục đất)
- Cà vô, cà ra, cà nhột, là cái gì ? (là cột nhà)
- Cái gì bằng ngón chưn cái mà chai cứng ? (là ngón chưn cái)
- Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn, là gì ? (là con ngựa)
2. Nói lái trong Hò đối đáp:
- Cầm đục rồi cất đục là cái gì ? (là cục đất)
- Cà vô, cà ra, cà nhột, là cái gì ? (là cột nhà)
- Cái gì bằng ngón chưn cái mà chai cứng ? (là ngón chưn cái)
- Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn, là gì ? (là con ngựa)
2. Nói lái trong Hò đối đáp:
Hò
đối đáp vốn là một loại hình thức dân ca phổ biến khắp ba miền đất nước. Nam và
nữ thường hò đối đáp với nhau để xua đi nỗi mệt nhọc trong công việc. Điều đáng
ngạc nhiên là họ có thể dễ dàng sáng tạo và hò đối đáp ngay tại chỗ. Những
người này rất nhanh nhẹn và thông minh đến mức ngay cả những người có học đôi
khi cũng phải khâm phục họ và đôi khi phải bỏ cuộc. Có nhiều cặp trai gái trở
thành chồng vợ sau những cuộc hò nầy.
Những
câu hò đối đáp cũng thường dùng cách nói lái :
Ví dụ : Bên nữ
hò:
“Hò hơ… Con cá đối nằm trên cối đá,
Con mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo.
Anh mà đối đặng… ơ.. ờ
Hò hơ…Anh mà đối đặng, dẫu nghèo em cũng ưng”.
Bên nam hò đáp :
“Hò hơ… Chim mỏ kiến(g) đậu trên miếng cỏ,
Chim vàng lông đáp dựa vồng lang.
Anh đà đối đặng ơ… ờ
Hò hơ…Anh đà đối đặng, hỏi nàng có ưng chưa?”
“Hò hơ… Con cá đối nằm trên cối đá,
Con mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo.
Anh mà đối đặng… ơ.. ờ
Hò hơ…Anh mà đối đặng, dẫu nghèo em cũng ưng”.
Bên nam hò đáp :
“Hò hơ… Chim mỏ kiến(g) đậu trên miếng cỏ,
Chim vàng lông đáp dựa vồng lang.
Anh đà đối đặng ơ… ờ
Hò hơ…Anh đà đối đặng, hỏi nàng có ưng chưa?”
Và như thế, bên
nầy đối, bên kia đáp cứ kéo dài không dứt cuộc tranh tài đầy lý thú của hai bên
nam nữ để lại dân gian những câu hò Nói lái độc đáo đầy sáng tạo:
- Con sáo sậu chê cô xấu xạo,
Con chó què chân bị cái quần che.
- Con bé mập ú nhờ bà mụ ấp,
Thằng bé ốm tong vác cái ống tôm.
- Chiều chiều cụ Mão lên rừng cạo mũ,
Sáng sớm bà Hạc đi bán bạc hà.
- Cô nàng dâu Hứa đi mua dưa hấu,
Thằng rể bảnh trai ngồi cạnh bãi tranh.
Con chó què chân bị cái quần che.
- Con bé mập ú nhờ bà mụ ấp,
Thằng bé ốm tong vác cái ống tôm.
- Chiều chiều cụ Mão lên rừng cạo mũ,
Sáng sớm bà Hạc đi bán bạc hà.
- Cô nàng dâu Hứa đi mua dưa hấu,
Thằng rể bảnh trai ngồi cạnh bãi tranh.
Bên
cạnh đó còn có những câu Nói lái mà đôi trai gái khéo léo gởi gắm tình cảm cho
nhau mà người ngoài vì vô tình không hiểu được. Trước hết, người con gái thố lộ
:
3. Nói lái trong câu đối :
Câu
đối là cách chơi chữ và là một trong những thú tiêu khiển của người xưa. Cho
nên, viết câu đối rất khó mà nói lái trong câu đố thì lại càng khó hơn nữa.
Đây
là câu đối mà nhiều người biết về thời khó của nhà giáo:
Chiều ba mươi, thầy giáo tháo giày ra chợ
bán
Sáng mùng một, giáo chức dứt cháo đón xuân sang.
Tuy vậy, vẫn còn một câu đối khác nghe chỉnh hơn :
Thầy giáo…tháo giầy, tháo cả ủng, thủng cả áo, đem giáo án ra… dán áo.
Mèo con….còn meo, còn léo nhéo, kéo lòn nhòn, ngậm xương cá về..ca xướng.
Ngoài ra, còn có những câu đối chỉ để thỏa mãn tánh trào phúng và tài Nói lái:
- Gái Hóc Môn vừa hôn vừa móc,
Trai Gò Công vừa gồng vừa co.
- Con trai Bắc Ninh, vừa binh vừa nắc,
Con gái Hà Đông, hồng diện đa dâm.
- “Vợ nuôi chó, chồng chén cầy; tứ đốm tam khoanh, cây còn hóa ra là nhà Tuất / Ngưòi bảo heo, kẻ kêu lợn; ba bầy bảy mối, lớn lại thành đích thị họ Trư.”
Sáng mùng một, giáo chức dứt cháo đón xuân sang.
Tuy vậy, vẫn còn một câu đối khác nghe chỉnh hơn :
Thầy giáo…tháo giầy, tháo cả ủng, thủng cả áo, đem giáo án ra… dán áo.
Mèo con….còn meo, còn léo nhéo, kéo lòn nhòn, ngậm xương cá về..ca xướng.
Ngoài ra, còn có những câu đối chỉ để thỏa mãn tánh trào phúng và tài Nói lái:
- Gái Hóc Môn vừa hôn vừa móc,
Trai Gò Công vừa gồng vừa co.
- Con trai Bắc Ninh, vừa binh vừa nắc,
Con gái Hà Đông, hồng diện đa dâm.
- “Vợ nuôi chó, chồng chén cầy; tứ đốm tam khoanh, cây còn hóa ra là nhà Tuất / Ngưòi bảo heo, kẻ kêu lợn; ba bầy bảy mối, lớn lại thành đích thị họ Trư.”
Ở
Đại Lộc cũng thuộc Quảng Nam có anh Trần Hàn xấu trai, mặt thì rỗ, lại thêm
chột mắt, nhưng anh ta hát hay nổi tiếng. Nhưng “Cao nhơn tắc hữu cao nhơn
trị”, vì khi anh xuống làng La Qua, quận Điện Bàn, gặp một cô gái hát chỉ hai
câu mà không tài nào đối được, đành bỏ nghề hát, tuyệt tích giang hồ. Câu hát
rằng:
Trần ai gặp lúc cơ hàn
Trần ai gặp lúc cơ hàn
Rổ
đan mặt mốt, xuống ngàn đổi khoai.
Cái chữ khó của
câu hát là chữ “Rổ” đan mặt mốt, nghĩa trắng là nghèo quá phải đan rổ tre long
mốt để đựng khoai, nghĩa đen lại là mặt rỗ hoa mè lại đui một mắt (mặt mốt nói
lái là một mắt).
4. Nói lái trong giai thoại :
4. Nói lái trong giai thoại :
Chuyện Trạng Quỳnh: Trạng Quỳnh tên
thật là Nguyễn Quỳnh, sinh quán Nghệ An dưới thời Lê Trung Hưng (1530-1540), là
người hay chữ, thông minh xuất chúng, với bản tính nói ngông hay châm chọc vua
chúa quan quyền thời bấy giờ. Một hôm Quỳnh dâng lên chúa Trịnh một lọ thức ăn
khoác lác là một món ăn tuyệt hảo, ngoài có đề hai chữ Đại Phong. Sau khi ăn
thử, chúa Trịnh vì bị Trạng lừa bỏ đói, ăn rất ngon miệng nên cật vấn về món ăn
lạ, thì Trạng giải thích rằng Đại Phong là gió to, gió to thì tượng lo, tượng
lo nói lái là lọ tương.
Chuyện
Trạng Quỳnh “đá bèo” và “ngọa sơn” : Một bà Chúa có nhan
sắc mà tính kiêu ngạo, đi ra chơi phố phường thấy ai trái ý là sai lính bắt
đánh liền. Quỳnh lững thững đi chơi, gặp kiệu Chúa, thấy gần đấy có cái ao bèo,
vội vàng chạy xuống cầu ao nhằm đám bèo mà đá tứ tung. Chúa biết Quỳnh, thấy
chơi lẩn thẩn như thế mới hỏi: - Ông làm gì đó? Quỳnh ngẩng lên thưa: - Tôi ở
nhà buồn quá, ra ao đá bèo chơi ạ ! Chúa đỏ mặt tía tai, đánh kiệu bỏ đi.
Một
buổi trưa nọ, Quỳnh định vào nội phủ thăm Chúa nhưng biết là Chúa đang ngon
giấc ở dinh bà Chính cung, Quỳnh cụt hứng lui gót. Trên đường về, Quỳnh đề lên
vách phủ hai chữ “Ngọa Sơn”. Khi Chúa gọi vào hỏi, Quỳnh trả lời : - Khải Chúa,
“Ngọa Sơn” nghĩa là nằm ở trên núi, có thế thôi ạ! Tiện tay, thần viết chơi,
chẳng có gì để Chúa bận tâm cả. Sau đó, Chúa thấy hai chữ “Ngọa Sơn” xuất hiện
la liệt trên các vách tường, cửa nhà ngoài phố…Chúa truyền gọi một người đến
hỏi duyên cớ. Người kia run lẩy bẩy, thưa: - Chúng con là kẻ hèn mọn dốt nát,
đâu dám sính chữ. Việc này chẳng qua chỉ tại Trạng Quỳnh đấy ạ ! Trạng Quỳnh có
lần vào nội phủ, về mách với chúng con là Chúa đang bận “Ngọa Sơn”, rồi giải
thích rằng: Ngọa là nằm, nằm lâu thì phải ngủ, ngủ thì phải ngáy. Sơn là núi,
mà núi thì phải có đèo. “Ngáy Đèo” nói lái lại là… , con không dám nói ra đâu.
Không ngờ bọn trẻ con nghe lỏm được lời Trạng, buồn tay viết bậy bạ lung tung.
Xin Chúa tha cho con! Hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện này là do Quỳnh, có làm lớn
chuyện ra chỉ tổ thêm xấu hổ nên bỏ qua.
Chuyện Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm : Trước
khi chết, Trạng Trình (1491-1585, thời Lê Mạc) có làm một tấm bia căn dặn con
cháu khi nào chết nên đem tấm bia nầy chôn trước mộ, tấm bia được khắc chữ bên
trong nhưng sơn bít bên ngoài. Sau đó chừng 100 năm, cha con ông Khả đem bò tới
đó cho ăn mà lại cột nhằm mộ bia của Trạng. Hôm đó nhằm lúc trưa nắng, vì quá
khát nước nên bầy bò đụng với nhau, chạy tán loạn làm gẫy tấm bia, sập xuống.
Làng xã hay tin biết cha con ông Khả làm hư mồ mả của Trạng nên bắt về trị tội.
Cha con ông Khả năn nỉ quá, xin cho đi vay bạc hỏi tiền làm lại tấm bia khác
thường cho Trạng. Làng xã thấy tội nghiệp nên ưng thuận. Sau khi vay mượn và
bán hết đồ đạc trong nhà thì chỉ được có một quan tám, nhưng được bao nhiêu
cũng phải tiến hành sửa chữa. Đến chừng đập bia ra vừa tróc lớp ô dước bên
ngoài thì thấy có hàng chữ như thế nầy:”Cha con thằng Khả làm ngã bia ta, Làng
xã bắt đền tam quán”. Thì ra tam quán nói lái thành quan tám, đúng như lời tiên
tri của ông Trạng.
Chuyện Thủ Thiệm : Thủ Thiệm người xứ
Quảng Nam. Ông sinh năm 1854 mất vào năm 1920. Ông là người hoạt bát,
nhanh nhẹn, thông minh, ứng đối tài tình nên có nhiều giai thoại để đời :
-
Một đám cưới nọ tổ chức rất linh đình, hơn nữa số lễ vật của khách đến chúc
mừng cũng để bù đắp vào các khoản chi phí, đó là chưa nói đến trường hợp gia
chủ được lãi, nếu có chủ tâm tính toán trước. Thủ Thiệm ghét cay ghét đắng cái
thói này. Tương truyền có một chuyện như vầy: Khi đi dự đám cưới, Thủ Thiệm mua
một tấm lụa, viết lên đó ba chữ Hán thật to: "Miêu Bất Tọa” làm quà tặng đám cưới. Trong tiệc rượu, nhiều
người nhờ Thủ Thiệm giải thích mấy chữ đó. Thủ Thiệm chép miệng: – Chà có rứa
mà mấy ông cũng hỏi! “Miêu” là mèo, “Bất” là không, “Tọa” là ngồi. “Miêu Bất Tọa” là mèo không ngồi, mà mèo
không ngồi tức là mèo đứng. Nhìn thấy
tấm lụa có chữ “Miêu Bất Tọa” treo trang trọng giữa phòng chính, ai cũng bấm
bụng cười thầm.
-
Trong ngày đám tang vợ, ông đề trên lá phướn vợ chữ khuynh địa có nghĩa là méo
đất, và khóc vợ, rồi kể lể thiếu “cái nớ” thì làm răng mà các dì giúp tui được,
phải không... ?
5. Thơ nói lái:
* Có nhiều bài
thơ nói lái từ hai con vật nầy thành hai con vật khác:
- Con sáo nói với con bò
Có con sò báo : bên kia Hội chùa.
Con công nghe rũ con rùa
Con cua thấy vậy, mới khua con rồng.
Cả bọn kết lại thật đông,
Con cò, con sóc cũng mong theo cùng.
Cóc sò xúm lại đi chung…
- Con sáo nói với con bò
Có con sò báo : bên kia Hội chùa.
Con công nghe rũ con rùa
Con cua thấy vậy, mới khua con rồng.
Cả bọn kết lại thật đông,
Con cò, con sóc cũng mong theo cùng.
Cóc sò xúm lại đi chung…
- Cô Công nói với Cậu Rùa,
Rồng ở dưới đất, còn Cua trên trời.
Ốc gào Nhện hỡi, nhện ơi:
Ếch bơi phố núi, Nhộng chơi ao làng.
Gió chiều nhẹ thổi mênh mang,
Tao nhân mặc khách lang thang bên đường…
(Câu này nguyên của ông Lê Thạnh - Đại Lộc, Quảng Nam)
*
Bài thơ Tác hợp của Dương Quốc
Thạnh: Có một cậu trai quan hệ với một cô gái lở mang bầu. Cậu về thú thực với
gia đình và xin cưới gấp nhưng ba mẹ không chịu. Ông lại là người quen biết cả
hai bên nên nhà gái nhờ ông thuyết phục bên nhà trai. Cuối cùng đám cưới vẫn
được diễn ra với cô dâu mang bụng bầu 6 tháng (!). Không khí nặng nề giữa hai
họ được giải tỏa hoàn toàn khi ông, với tư cách chủ hôn, đọc bài thơ này và nhà
trai thực sự vui vẻ khi tuyên bố nhận con dâu.
Ai bàn chi chuyện đã an bài,
Trai khiển đồng tình gái triển khai.
Cứ sợ cho nên thành cớ sự,
Mai than mốt thở lỡ mang thai.
Tính từ ngày tháng vương tình tứ,
Khai ổ bây giờ báo khổ ai.
Cưỡng chúng ông bà nghe cũng chướng,
Thôi đành để chúng được thành đôi !
Trai khiển đồng tình gái triển khai.
Cứ sợ cho nên thành cớ sự,
Mai than mốt thở lỡ mang thai.
Tính từ ngày tháng vương tình tứ,
Khai ổ bây giờ báo khổ ai.
Cưỡng chúng ông bà nghe cũng chướng,
Thôi đành để chúng được thành đôi !
Bài thơ quả thật vô cùng sâu sắc
và lý thú. Chuyện đã rồi thì thôi đừng bàn ra tán vô làm chi. Do chàng trai
điều khiển nên cô gái mới phải chìu theo nhưng lỗi là do cô đồng tình nên cũng
không thể trách ai. Vì quan hệ lén lút nên mới xảy ra “cớ sự”. Bây giờ đã sắp
đến ngày sinh nở rồi, sắp đến lúc “khai ổ” rồi mà đám cưới không thành thì sẽ
làm khổ cho cả hai bên nhà trai nhà gái lẫn hai người trong cuộc.
* Tạp chí Xưa Nay số 298 (12/2007), nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất của Quách Tấn (một nhà thơ sở trường Thơ Đường luật có tên trong “Thi nhân Việt Nam”) có bài viết về tác giả bài thơ nói lái "Chú Phỉnh" nổi tiếng. Bài thơ nói lái:
* Tạp chí Xưa Nay số 298 (12/2007), nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất của Quách Tấn (một nhà thơ sở trường Thơ Đường luật có tên trong “Thi nhân Việt Nam”) có bài viết về tác giả bài thơ nói lái "Chú Phỉnh" nổi tiếng. Bài thơ nói lái:
Chú phỉnh tôi rồi Chính phủ ơi,
Chú khiêng đi mất chiến khu rồi !
Thi đua sao cứ thua đi mãi,
Kháng chiến như vầy khiến chán thôi !
Chú khiêng đi mất chiến khu rồi !
Thi đua sao cứ thua đi mãi,
Kháng chiến như vầy khiến chán thôi !
*
Gần đây, ông Hoàng Thanh Thụy, là hậu duệ danh sĩ Tú Quì - Đại Lộc, Quảng Nam
có bài thơ "Chiều buồn Phố Hôi"
rất đặc sắc về nghệ thuật nói lái trữ tình:
Đã bốn lần tôi vào đây, Phố Hội
Mà trưa nay vẫn bị lộn mấy lèo
Nắng cực quá, người thì đông đặc cứng
Trĩu lòng tôi kỷ niệm dập dồn leo
Mà trưa nay vẫn bị lộn mấy lèo
Nắng cực quá, người thì đông đặc cứng
Trĩu lòng tôi kỷ niệm dập dồn leo
Mệt nhoài người, tôi tựa vào trụ điện
Bên kia đường mấy cụ đứng nhìn sang
Nhà vẫn đó, nhưng sân buồn, ngỏ vắng
Em đi đâu để phố hoá thôn làng?!
Bên kia đường mấy cụ đứng nhìn sang
Nhà vẫn đó, nhưng sân buồn, ngỏ vắng
Em đi đâu để phố hoá thôn làng?!
Đàn cò trắng đang bay về núi đứng
Mặc cò bay, bay đến tận nơi nao
Tôi đứng lặng bên cồn lau nắng dội
Nghe ưu phiền dồn lại nhói lòng đau!
Mặc cò bay, bay đến tận nơi nao
Tôi đứng lặng bên cồn lau nắng dội
Nghe ưu phiền dồn lại nhói lòng đau!
Chiều Phố Hội tôi về trong tuyệt vọng
Thấy chung quanh như đất trụt, mây trù
Cây xụ đọt bên đường vì héo úa
Đèn điện lu buồn đến khóc đi thôi
Thấy chung quanh như đất trụt, mây trù
Cây xụ đọt bên đường vì héo úa
Đèn điện lu buồn đến khóc đi thôi
Ôi phố Hội, còn gì mơ tưởng nữa
Hồn lở rồi, ai bồi đắp cho tôi
Hồn lạnh rồi, hồn lầm lủi đơn côi!
Hồn lở rồi, ai bồi đắp cho tôi
Hồn lạnh rồi, hồn lầm lủi đơn côi!
---------------------------------------------------
Bài viết có sử dụng tư liệu từ nhiều nguồn trên internet.
Xem thêm bài liên quan:
6 nhận xét:
"Cô Công nói với Cậu Rùa,
Rồng ở dưới đất, còn Cua trên trời.
Ốc gào Nhện hỡi, nhện ơi:
Ếch bơi phố núi, Nhộng chơi ao làng.
Gió chiều nhẹ thổi mênh mang,
Tao nhân mặc khách lang thang bên đường…"
Một sự gặp gỡ tình cờ. Mấy câu này chính là của Lê Thạnh viết cách đây mấy năm (khi còn làm việc ở Đại Lộc), đăng lên để "tám" trên mạng (chỗ nào chưa nhớ). Mộc Nhân tìm được ở đâu vậy?
Chào bạn !
Thật bất ngờ khi biết thông tin về xuất xứ câu "Con công nói với cậu rùa..."
Nếu bạn đã nói như vậy thì chắc chắn bạn là tác giả của nó - bởi không dưng chẳng ai lại đi nhận , mà nhận cũng chẳng để làm gì phải không !
Thật tình mình cũng không nhớ đã copy ở trang nào , chỉ biết tha thẩn lục lọi để tìm tư liệu , gặp thì lấy về ... thế thôi - mà câu thơ dân gian thì không cần phải dẫn nguồn phải không ?
Nếu câu đó của bạn thì nó đã vận hành theo qui luật của Văn học dân gian - nghĩa là người ta xem nó như sáng tác dân gian , là kho tàng dân gian , không cần nêu tác giả ... Trừ phi bạn chứng minh hoặc công bố rằng nó là của bạn ...
Vậy đó , chúc mừng bạn đã có một câu thơ đi vào kho tàng VHDG .
Và kể từ đây về sau , ai đọc hoặc dẫn câu này mình sẽ bảo với họ là "Câu đó của Lê Thạnh ở Đại Lộc, Quảng Nam" - không biết có ai tranh cãi về điều này không ???
Chúc vui vẻ .
Hồi đó, trang diễn đàn Caycanhvietnam.com (có thời gian mình làm mod cho trang này), ngoài các chuyên đề về nghệ thuật cây cảnh, còn có thêm chuyên mục “thư giãn” để anh em tám chuyện, thay đổi không khí. Mình nhớ là mình có mở 1 topic về câu đối, trong đó có khai thác thuật nói lái của người Quảng. Và mình đã viết mấy câu này để “khè” cho vui..
Thời gian sau, trang CCVN.com nâng cấp, sửa đổi… Và một số bài viết cũ cũng bị mất. Mình cũng không quan tâm nữa..
Khi viết bài lên mạng, dĩ nhiên là chấp nhận trước chuyện hiến tặng cho tất thảy mọi người. Mình cũng từng có vài bài về kỹ thuật/nghệ thuật trong bonsai-cây cảnh, hiện rất được nhiều trang chép lại. Có trang ghi xuất xứ nhưng cũng có trang ghi “sưu tầm”. Cũng thấy vui, chẳng sao cả.
Trang web Mộc Nhân rất hay. Chúc mừng bạn.
Thân!
LT
Với nick Dailoc, sau đó LT chép bài này sang trang Dalatrose (cũng về cây cảnh):
http://www.dalatrose.com/View/105/1425/1/Dailoc/
http://www.dalatrose.com/Member.aspx?uname=Dailoc
ĐỌT DỀN xào với THỊT LƯƠN
Vài ba xi đế LÊN GIƯỜNG chờ... trăng.
LT
Cảm ơn bạn đã chia sẻ, bổ sung ...
Thà rằng không biết thì thôi...
Vậy nên mình sẽ "xác định tác quyền" mấy câu của bạn trong bài này để khỏi có sự nhùng nhằng về sau .
Đăng nhận xét