Mộc Nhân – Lê Đức Thịnh
Kỉ niệm sinh nhật tuổi ngũ thập: 19 tháng 5 - 2013 |
Có ai đó đã
nói: “Đời người như con đường, khi bé thơ ta chập chững tập đi, thời thanh niên
ta chạy, khi về già lại tập đi…”. Trên các chặng đường đó là những chuỗi thăng
trầm đẩy con người xoay tít trong những đợt sóng vô hình, để thoát ra và vươn
lên mỗi người phải có kinh nghiệm, bản lĩnh và chân lý của riêng mình…
Người xưa đã
đúc kết các giai đoạn của đời người:
"Thập ngũ
nhi chí vu học" (Võ tượng chi niên): mười lăm tuổi thì để hết tâm trí vào
việc học; điều ấy có nghĩa là thiếu thời cần tập trung vào việc học. Việc học
khi còn trẻ rất quan trọng bởi “Nếu ta không
gieo trồng tri thức khi còn trẻ, nó sẽ không cho ta bóng râm khi ta về già”.
Người xưa cũng khái quát thành chân lí “Ấu bất học, lão hà vi” (Trẻ mà không
học thì lớn lên chẳng làm được gì).
"Tam
thập nhi lập" (Nhi lập chi niên): ba mươi tuổi là lúc lập thân, lập
nghiệp… Nguyễn Công Trứ nói đây là lúc trả nợ cầm thư vì lúc trẻ anh đã học tức
là đã vay mượn từ sách vở, từ cuộc đời, từ cha mẹ; giờ là lúc lập thân hành đạo
đẻ trả nợ đời :
“Đi không há lẽ trở về không
Cái nợ cầm thư quyết trả xong.”
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể toại nguyện dù đã cố “chí vu học”. Trần Tế Xương “chín khoa” dùi mài kinh sử mà vẫn chưa trả được nợ đời, nợ cầm thư nên suốt đời vẫn là kẻ sĩ bất đắc chí rong chơi và ăn bám vợ :
“Bụng buồn còn muốn nói năng chi?
Đệ nhất buồn là cái hỏng thi
Một việc văn chương thôi cũng nhảm
Trăm năm thân thế có ra gì !”
“Đi không há lẽ trở về không
Cái nợ cầm thư quyết trả xong.”
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể toại nguyện dù đã cố “chí vu học”. Trần Tế Xương “chín khoa” dùi mài kinh sử mà vẫn chưa trả được nợ đời, nợ cầm thư nên suốt đời vẫn là kẻ sĩ bất đắc chí rong chơi và ăn bám vợ :
“Bụng buồn còn muốn nói năng chi?
Đệ nhất buồn là cái hỏng thi
Một việc văn chương thôi cũng nhảm
Trăm năm thân thế có ra gì !”
"Tứ thập nhi bất hoặc" (Bất hoặc chi niên): bốn mươi tuổi
không còn mê hoặc, đã chín chắn vì có kiến thức, kinh nghiệm, chính kiến…
Benjamin Franklin viết : “Vào tuổi hai mươi ý chí trị vì; vào tuổi ba mươi là
sự hóm hỉnh; và vào tuổi bốn mươi là sự phán đoán” ý nói ở tuổi bốn mươi là
giai đoạn tỉnh táo, sáng suốt của con người; tuy nhiên người Việt Nam thì cẩn
trọng hơn nên nhắc nhở nhau “Bốn mươi chưa đui chưa què chớ khoe mình lành” và
lời cảnh báo được đúc kết bằng kinh nghiệm “Bốn chín chưa qua năm ba đã tới” –
Xem ra qua nửa đời người vẫn còn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến vận hạn của mình.
"Ngũ thập nhi tri thiên mệnh" (Tri thiên mạng, trí phi chi
niên): năm mươi tuổi thì biết rõ mệnh trời tức là đã nắm vững quy luật tự nhiên
và xã hội, biết được xu thế của thời cuộc... Tuy nhiên ai mà chẳng nuối tiếc
khi vào tuổi năm mươi. Dickens, nhà văn Anh nói: “Nuối tiếc là đặc tính tự
nhiên của mái đầu bạc” (Regrets are
the natural property of grey hairs.) còn Trịnh Công Sơn thì có một chút ngậm
ngùi khi thấy mình đã già “Nhìn lại mình đời đã xanh rêu”.
"Lục thập nhi nhĩ thuận" (Nhĩ thuận, hoa giáp chi niên): sáu
mươi tuổi thì không còn chướng tai gai mắt; do đã thấu hiểu nhân tình nên dễ
thông cảm và có thái độ khoan dung hơn. Đây là lúc mà các thi nhân gọi là “mùa
thu của đời người”. Hữu Thỉnh trong bài thơ “Sang thu” đã lấy cái mùa thu của
đất trời để gợi lên những suy ngẫm về mùa thu đời người:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”.
Nhà thơ đã mượn những hình ảnh ẩn dụ từ thiên nhiên như sấm, hàng cây đứng tuổi để chiêm nghiệm rằng con người tuổi này dường như đã thấu hiểu, vững vàng nên không còn bị tác động bởi ngoại cảnh.
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”.
Nhà thơ đã mượn những hình ảnh ẩn dụ từ thiên nhiên như sấm, hàng cây đứng tuổi để chiêm nghiệm rằng con người tuổi này dường như đã thấu hiểu, vững vàng nên không còn bị tác động bởi ngoại cảnh.
"Thất thập nhi tòng tâm sử dục, bất du cửu" (Cổ hy chi niên):
bảy mươi tuổi là tuổi “cổ lai hy”, con người đã thấu hiểu mọi bề nên tâm và đạo
đã hợp nhất, nghĩ gì hay làm gì cũng đều hợp đạo, chẳng vi phạm phép tắc. Con
người thanh thản và tự tại… Dù xã hội văn minh hiên đại, người ta có nhiều cách
để cải tiến tuổi thọ nhưng sống đến thế này cũng là quí lắm, cũng đáng trân
trọng yêu quí những gì đã được tạo hóa ban cho.
***
Đã vào tuổi “tri thiên mệnh”, nghiệm lại bao điều trong quá khứ để hiểu rõ mình hơn. Nhưng dù nó có tốt đẹp hay đau thương đến đâu thì cũng là quá khứ nhưng giá trị của quá khứ phụ thuộc vào việc ta có rút ra được bài học gì hữu ích cho bản thân hay không và không ai có thể làm điều đó thay mình: “Hôm nay là học trò của hôm qua” và dù đã tri thiên mệnh nhưng cuộc đời đâu cho phép nghỉ ngơi ... nhiều thứ còn đang ở phía trước ...
Còn lúc này thì ...
Cảm ơn quí thân hữu đã tổ chức dạ tiệc |
Để chúng tôi có một đêm vui vẻ và hạnh phúc |
Kỉ niệm sinh nhật 19 tháng 5
2 nhận xét:
sao lại sinh đúng vào cái ngày này zậy ta.dù sao thì cũng chúc mừng sinh nhật Bạn.
HẠ -ANH
Hạ
cuộc đời em
buồn vui
cháy mùa phượng
khan tiếng ve chiều...
***
Mưa
bão
giông
lặng vào thinh không
hoàng hôn không tuổi
chân trời tím
và thẳm tím
***
lặng vào cơn khát
Hạ
Anh
Đăng nhận xét