29/9/13

399. CÁNH CỬA HÒA BÌNH

         Mộc Nhân 
                     
Thư viên Anh Quốc (British Library) ghi nhận sách CÁNH CỬA HÒA BÌNH : 
"It is very much appreciated. I will catalogue and put the item on shelf
so as to allow our readers to call up the item"
Giới thiệu sách "CÁNH CỬA HÒA BÌNH" Tiến sĩ Văn chương Nguyễn Đức Huynh và Tiến sĩ Triết học Châu Ngọc Ẩn - viết về Lê Quý Long.
Lê Quý Long sinh năm 1945 tại làng Vĩnh Phước, nay thuộc xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Trước năm 1975 là giáo sư Đại Học Văn khoa Huế. Hiện nay ông đang sống tại thành phố HCM - làm thơ, viết sách. Những tác phẩm đã xuất bản của ông gồm:

28/9/13

398. THƯ GIÃN CUỐI TUẦN

           Nguồn: dinhphuong2011
 1. CHUYỆN TỤC NGỮ


Mấy chú nhóc Catu ở khe Đồng Râm - Photo MocNhan
          Bốn người khách vốn thuộc hạng văn thi sĩ ... vào một quán nhậu. Trong khi chọn món ăn, cô hầu bàn đến cười duyên : “Em rót bia cho mấy anh nhé?”
          Anh A liền tán : “Xin lỗi, em mỹ danh là gì, ở đâu ?”
          Cô cười dịu dàng: “Hỏi quê… rằng biển xanh dâu, Hỏi tên… rằng mộng ban đầu đã xa”.
          Anh B vỗ đùi: “Úi chà ! Giỏi thơ thiệt ! Tuyệt vời. Rót bia đi”.
          Anh C đon đả : “Lấy thêm ly. mời Em cùng ngồi uống cho vui”.

27/9/13

397. CÁC THỨ CON

           Nguyễn Hưng Quốc       

Về phương diện ngôn ngữ, hình như trên cơ thể con người chỗ nào cũng thoang thoảng mùi... các loài vật: thú vật, súc vật, côn trùng, chim cá, và cả các giống vật chỉ có trong huyền thoại. Này nhé, đầu thì có đầu hổ, đầu trâu, đầu chó, đầu rồng, đầu hươu, đầu rái cá, đầu voi, đầu rắn...; mặt thì có mặt chuột, mặt dơi, mặt khỉ, mặt ngựa, mặt gà mái; mắt thì có mắt lươn, mắt cú vọ, mắt phượng, mắt bồ câu, mắt nai, mắt ếch, mắt ốc bươu; mũi thì có mũi kéc, mũi trâu, mũi kỳ lân; râu thì có râu hùm, râu dê hay râu cá trê; miệng thì có miệng hùm, miệng cá ngao, miệng lằn (lưỡi mối); lưng thì có lưng ong, lưng tôm; chân thì có chân voi, chân le, chân vịt; còn trong nội tạng thì nào là phổi bò, gan sứa, gan thỏ hay gan cóc tía, nào là máu dê, ruột ngựa, dạ sói, lòng lang, v.v...

396. HỌC THẦY - HỌC BẠN

           Mộc Nhân          
           Dân tộc ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo. Để tỏ lòng tôn trọng, biết ơn thầy giáo và ghi nhận vai trò to lớn của thầy giáo đối với sự thành đạt của mỗi cá nhân, tục ngữ ta có câu: "Không thày đố mày làm nên". Nhưng với tinh thần hiếu học nhân dân ta lại khuyên bảo: "Học thầy không tầy học bạn".
          Phải chăng hai câu tục ngữ thể hiện hai quan niệm dường như mâu thuẫn ?

22/9/13

394. THÁNG CHÍN

                                Mộc Nhân

                   1. 
                   Tháng chín
                      hong
                         giấc chiêm bao
                            đêm
                              nghe cỏ úa
                                 ngọt ngào gió xa
                                    cồn lay
                                       nửa bóng trăng
                                                              tà
                                      mình ta
                                           ve
                                               vuốt nhạt nhòa
                                                   tóc thưa

20/9/13

393. CHUYỆN "NÓI"

          Mộc Nhân
                                                  "Lời nói không mất tiền mua
                                                     Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"


          Nói toạc móng heo
          Nói leo, nói mát
          Ăn bớt bát, nói bớt lời
          Nói dơi nói chuột

19/9/13

392. CHUYỆN "ĂN"

                     Mộc Nhân
                                                                  "Ăn cơm mới nói chuyện cũ"
           “Ăn”  nghĩa gốc chỉ hoạt động đưa thức ăn vào cơ thể qua đường miệng. Mở rộng ra “ăn” còn có nghĩa thu về, lấy về, nhận lãnh, thụ hưởng... "Ăn" được dùng ở cả hai chiều tích cực và tiêu cực... Từ chuyện ăn mà thấy được cả văn hóa, tư duy, ứng xử, nhân cách, quan niệm sống, đạo lý, thiện ác ... của con người.
            Ăn và nói là hai chiều trái ngược nhau nhưng luôn đi với nhau. “Ăn” là đưa vào, nhập liệu, tiếp nhận - “nói” là đưa ra, là thẩm định, đánh giá... Hành xử một đời người chỉ gói lại mấy chữ: “Ăn - nói - gói - mở”. Hiểu được và làm được như thế là đủ. 

391. BẢN TUYÊN NGÔN “NAM QUỐC SƠN HÀ”

Mộc Nhân             
            Bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” là một áng văn thể hiện rõ tinh thần bất khuất, khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng thiêng của đất nước.
            Về thời điểm ra đời bài thơ, hiện tại có hai tài liệu ghi nhận sau đây:
            1. Sách "Lĩnh Nam Chích Quái" chép: “Tống Thái Tổ sai bọn tướng quân Hầu Nhân Bảo, Tôn Hoàng Hưng đem binh sang xâm lược nam phương. Lê Đại Hành và tướng quân Phạm Cự Lượng kéo quân tới sông Đồ Lỗ cự địch. Hai bên đối lũy cùng cầm cự với nhau.

7/9/13

390. UỐNG CÀ PHÊ

  Mộc Nhân - từ nhiều nguồn
 A. Lưu ý khi uống café:

1. Tránh pha cà phê có nồng độ quá đặc:
            Một số người mải miết làm việc và học tập nên thường sử dụng những cốc cà phê đặc để kích thích tinh thần. Song, làm như vậy rất có hại cho sức khoẻ. Nếu uống những ly cà phê đậm đặc sẽ khiến tim đập nhanh, huyết áp cũng tăng và xuất hiện những hiện tượng khác thường như: nôn nóng, sốt ruột, bất an, ù tai và chân tay run. Với những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh động mạch vành còn có thể dẫn tới những cơn đau thắt tim.

1/9/13

389. ANH ĐÃ BỎ QUÊN

      Lê Đức Thịnh
                                                                 cho miền cao Nam Giang                                               
Thác G' Răng 

1.
Anh đã bỏ quên trái tim loạn nhịp
có thể là bên sông Bung đục ngầu
trằn trọc trôi giữa rừng già ngàn tuổi
hay bên khe T' Vinh cuồng nộ
vắt nhảy múa vũ điệu trêu ngươi ủ niềm vui lá mục
hân hoan theo nhịp chân tanh tưởi ngang rừng già
hay khi qua Bến Giằng đu đưa thuyền độc mộc
đánh cược mạng mình trong tay chèo thổ dân

388. “GIẢNG” TRƯỚC KHI “KHAI” CÓ PHẢI LÀ MỘT NGHỊCH LÍ?

          Đinh Công Tôn 
           
Cứ vào đầu tháng chín ( 05/09) hàng năm, các trường phổ thông đều mở đầu bằng lễ khai giảng thật ấn tượng để đánh dấu việc khởi đầu một năm học mới có  nhiều tin tưởng , hy vọng của sự nghiệp giáo dục nói chung. Mấy năm gần đây, bậc học phổ thông có kiểu dạy một vài tuần rồi mới làm lễ khai giảng, liệu đây có phải là một nghịch lí chăng?
            Trong xã hội, thông thường, những ngành nghề trước khi bắt tay vào việc, người ta đều có lễ khởi đầu như  lễ tịch điền trong nông nghiệp lễ động thổ trong xây dựng, lễ khai trương trong kinh doanh, buôn bán…với kì vọng mở ra nhiều thuận lợi, may mắn cho mọi kế hoạch hoạt động tiếp theo sau đó .