22/1/16

740. THƠ SLAM

Tư liệu từ internet.

"Slam": nghĩa là "tiếng đóng của thật mạnh" - Thơ Nối kết Chuyện-kể-với-Ý-tưởng kèm theo Giọng điệu, Tâm trạng, Nhịp điệu, Cường điệu, Trò chơi Ngôn từ. Thường là thơ dài. Nhằm trình diễn trước một cử tọa sau khi đóng cửa khán phòng, lớp học... lại. Đây là một biến thể khác của thơ Tân hình thức...

Thuật ngữ “bài thơ slam” thật ra là một phạm trù chủ chốt gồm chứa mọi bài thơ được trình diễn cho một số khán thính giả tại chỗ trong môi trường tranh tài. “Ngôn từ nói” liên hệ tới tất cả lọai thơ được trình diễn lớn giọng, bao gồm cả những môi trường không tranh tài như đọc qua micro phôn. Vì thế, tất cả những bài thơ khác thể lọai, từ haiku đến những bài thơ sonnet 14 câu, rồi những bài thơ tình, đều có thể coi là thơ slam hoặc những bài thơ được đọc thành lời. Và những bài thơ slam cùng những bài thơ đọc lên thành lời đó có thể coi như đích xác là cùng một thứ.
Vì những mục tiêu của lớp học này,* mỗi học sinh sẽ làm một bài thơ để trình diễn trên sân khấu cho một phần của lớp học lúc một cái “rầm” đóng lại ở bên trong lớp học – vì thế chúng ta gọi bài thơ là bài thơ slam.
Chỉ có một qui tắc duy nhất, ngòai sự đòi hỏi là luôn phải thích hợp đối với nhà trường (không dùng lời phỉ báng, những đề cập vu vơ tới tính dục, ma túy, rượu), đó là bài thơ phải giúp vui khán thính giả. Làm sao để đạt được điều đó? Giống như đối với bài thơ viết trên trang giấy, tuy nhiên cũng có khác. Sự giống nhau đó là, tất cả những yếu tố chủ chốt của thơ gồm: nói lên điều gì, chính xác và rành mạch và có óc sáng tạo, dùng hình tượng và ẩn dụ và những yếu tố âm thanh như nhịp điệu và vần. 
Hai điều làm một bài thơ slam khác với bài thơ trên giấy. Đầu tiên là bộ phận trình diễn. Nó giúp đánh giá một bài thơ slam không như một bài thơ đọc lớn giọng, mà pha trộn 50% bài thơ, 50% trình diễn năng động trên sân khấu. Vì thế những bài thơ slam, luôn luôn được học thuộc lòng, thừơng dùng những thể hiện cường điệu hài hước, những góc cạnh vượt khỏi lệ thường, những nút thắt gây kinh ngạc, và những cảm xúc tràn đầy như tình yêu, nỗi buồn xé lòng, hoặc sự phẫn nộ. Chúng cũng có thể có những phần, nơi đó có những giọng để bắt chứơc hoặc những chỗ để di chuyển. 
Điều thứ hai làm cho một bài thơ slam khác với bài thơ viết trên giấy là làm vui lòng khán thính giả. Bởi vì những nguyên tắc slam truyền thống hạn chế bài thơ trong 3 phút, những bài thơ slam thường bay lượn quanh thời lượng đó – đó là vì nhiều học sinh cảm thấy hơi dài ở vài lần đầu sáng tác. Họ có khuynh hướng, dù rằng không cần làm thế, mượn rất nhiều phong cách hip-hop, dùng nhiều vần giữa những dòng thơ, sự tuôn chảy nhịp điệu mà không có sự sắp xếp vần khe khắt, và dùng tiếng lóng.
Họ cũng thường rơi vào một trong ba nhóm: đùa vui, sử dụng tác động của cảm xúc, và đùa vui trộn lẫn sử dụng tác động của cảm xúc. Nhóm thứ ba có được nhiều người thắng cuộc hơn cả. 
Xin nói tắt một lời về tác động của cảm xúc: hầu hết những bài thơ gây được tác động mạnh chứa đựng sự tự biểu lộ và những bí mật và những nỗi sợ hãi của cá nhân, hơn là chỉ biểu lộ sự phẫn nô ở bề ngòai, chẳng hạn như cách của những nhà lãnh đạo chính trị. Nếu bạn có thể để cho những bí mật và những sự yếu đuối và sợ hãi tuôn ra và làm nhẹ căng thẳng với sự hài hước và không tóat ra sự tự thương hại mà chỉ như sự hồi tưởng thật thà và khôn khéo, bạn là một nhà thơ slam đích thực.
Đây là ví dụ:
(Bạn đọc có thể vào địa chỉ này để vừa theo sát nguyên tác vừa nghe và nhìn bài thơ “The Wussy Boy Manifesto” được trình diễn:http://www.youtube.com/watch?v=psFctoHBUCY)

Big Poppa E
Tuyên Ngôn Của Chàng Trai Ẻo Lả
Tên tôi là Eirik Ott
Và tôi là một chàng trai ẻo lả
Phải mất rất lâu tôi mới chấp nhận điều này.
Tôi nhớ đã gào lên ở trường trung học
“Không, ba ơi, con không phải đồng tính! Con chỉ  … quá mẫn cảm.
Con thích máy bay phản lực và những chiếc xe cải tiến đang được ưa chuộng
và bóng cà-na và áp phích Budweiser in hình con gái
nhưng con chưa hề treo nó!
Con không biết có gì trục trặc với con …”
Và rồi, tôi thấy hắn,
đó, trên màn hình
huênh hoang và không sợ
bông tai và tóc nhuộm
và vui hưởng nhạc rock của các ban nhạc The Cure,
Morrisey và Siouxsie và The Banshees,
đi đứng mạnh bạo và nói năng lớn lối
hình tượng chàng trai ẻo lả của tôi
nhân vật Duckie trong phim Pretty in Pink
Và tôi thấy tôi không lẻ loi.
Tôi nhìn chung quanh và thấy những chàng trai ẻo lả khác
sống phóng khóang và tự hào là chính họ
Anthony Michael Hall, chàng trai ẻo lả;
Michael J. Fox, chàng trai ẻo lả, và
Phong trào chàng trai ẻo lả Lord God King,
Matthew Broderick,
không sợ chứng tỏ với thế giới
những kẻ mẫn cảm có sức mạnh!
(“Tuyên Ngôn Của Chàng Trai Ẻo Lả” tiếp theo)
Bây giờ, tôi không sợ
sự ẻo lả của tôi nữa, đừng hòng,
sự ẻo lả cho tôi quyền đó
Khi xe tôi tới và dừng ở đèn đỏ
và vài chàng trai ảo tưởng nam tính xung dục
chơi thuốc kích thích vai u thịt bắp hợp thành đồng bọn dừng lại
bên cạnh trên chiếc xe Trans Am mở âm thanh lớn
với những bản thánh ca cảm xúc mạnh bạo
về những cặp vú lớn và cưỡng bức tình dục bạn gái
tôi không ngỏanh mặt làm ngơ nữa, đừng hòng,
tôi tăng âm thanh của xe tôi lên 12 watts
và công khai mở nhạc thật lớn
“Tôi là con người và tôi cần được thương yêu
như mọi người khác!”
Tôi là chàng trai ẻo lả, nghe tôi rống (mi-eo)
Đánh nhau nơi quán rượu? Sì ì ì!
Bạn nghĩ bạn có thể hạ tôi, hứ,
chỉ vì tôi thích thơ
hơn là tờ báo thể thao Sports Illustrated?
Thôi được, cho phép tôi cảnh cáo bạn
vì tôi không phải hạng trung bình, mỗi ngày
chàng trai ẻo lả không có gì đặc sắc bị bạn đánh
ở trường trung học, đồ du côn:
tôi là ẻo lả chính tông đây!
Đừng bắt tôi phải chứng tỏ tôi giỏi hơn bạn
bởi vì tôi SẼ viết một bài thơ về bạn!
một bài thơ sẽ tấn công tâm hồn bạn tới tấp
sẽ phơi bày những nỗi bất an ích kỷ của bạn
sẽ làm tổn thương  bạn sâu đậm hơn là dao
và súng và gậy bóng chày từng mong đợi.
Bạn có thể thấy chàng trai ẻo lả 65 inches
đứng trước mặt bạn,
nhưng linh hồn tôi đựơc bảo vệ kiên cường
cao tới 10 feet và chắc chắn an tòan!
Cứ làm tôi đau đớn đi, đồ du côn!
Cứ hạ tôi đo ván đi!
Hãy chứng tỏ cho mọi người trong quán rượu này biết
người đàn ông thật sự có thể làm gì,
nhưng tốt hơn bạn nên nhớ
những vết bầm của tôi sẽ phai nhạt
những vết sẹo của tôi sẽ thu nhỏ và biến mất
nhưng bài thơ của tôi về kẻ áp bức đáng thương, nhỏ nhen
bất lực, ngu ngốc, còi cọc thật sự chính là bạn
sẽ sống mãi.
_____________________
Lời người dịch: Nhà thơ slam Lisa Martinovic đồng ý cho chúng tôi chuyển dịch bài viết ngắn này, khởi đầu giới thiệu với bạn đọc một phong trào thơ trình diễn Mỹ. Đây là một phong trào thơ được nhà thơ Marc Smith sáng lập tại Chicago. Câu chuyện tóm tắt như sau:
Marc Smith là một nhà thơ và là một công nhân xây dựng. Vào năn 1984, ông bắt đầu đọc thơ ở The Get Me High Lounge, một câu lạc bộ trình diễn nhạc jazz, một quán rượu tồi tàn, ẩm ướt và đã xuống cấp ở trung tâm thành phố Buck, kế bên thành phố Chicago.Mỗi đêm thứ Hai được dành cho thơ, nhưng thứ Hai lại là đêm môn bóng cà na được hâm mộ nhất ở Mỹ thừơng diễn ra, nên khán giả thưa vắng suốt năm. Vào năm 1986, Smith đến gặp Dave Jemilo, chủ nhânGreen Mill Tavern (một câu lạc bộ nhạc Jazz và Al Capone trước kia thường lui tới), với dự tính dẫn chương trình hàng tuần cho một cuộc thi thơ vào mỗi đêm chủ nhật. Jemilo hoan nghênh ngay, và Uptown Poetry Slam được chào đời vào ngày 25 tháng 7 năm đó.  Nơi đây, Smith từ từ thiết lập những đặc tính căn bản cho cuộc thi, bao gồm những giám khảo được chọn từ khán giả, và thưởng tiền mặt cho ngừơi thắng cuộc, và Green Mill trở thành thánh địa cho những nhà thơ trình diễn. Phong trào sau đó bắt rễ và nở rộ khắp nước Mỹ và tới các nước khác như Úc (Australia), Đức (Germany), Anh (UK), Thụy Sĩ (Switzerland), Pháp (France), Thụy Điển (Sweden), Đan Mạch (Denmark), Ái Nhĩ Lan (Ireland), Ý (Italy), Madagascar, and Singapore. Green Mill tọa lạc ngay trung tâm thành phố Chicago và Uptown Poetry Slam tiếp túc kéo dài 18 năm sau ngày thành lập.
Về luật lệ: Mỗi nhà thơ có 3 phút để trình diễn bài thơ. Nếu quá thời gian 3 phút, điểm sẽ bị trừ. Nhà thơ không được dùng những dụng cụ trang trí sân khấu, trang phục bất bình thường và nhạc cụ. Nhà thơ nhận điểm của 5 giám khảo, điểm cao và thấp không tính, chỉ tính điểm của ba giám khảo ở giữa, cộng lại, từ 0 tới 30. Nhà thơ phải thắng giải ở cấp địa phương rồi mới được dự tranh ở cấp tòan quốc.
Bài viết ngắn của nhà thơ Lisa Martinovic kèm theo 5 bài thơ slam nổi tiếng, nhưng vì bài thơ khá dài nên chúng tôi chỉ dịch kèm theo đây một bài. Ngôn ngữ thơ slam là một thứ ngôn ngữ nói, tác giả thường sử dụng rất nhiều tiếng lóng và những đặc ngữ thông thường trong sinh họat đời sống nên khó chuyển dịch để lột tả tính trần trụi, mạnh bạo, tươi rói, tràn đầy sinh lực, gây cảm hứng mạnh nơi khán thính giả. Bản dịch vì thế chỉ theo sát ý nguyên bản, và bạn đọc sau khi nắm ý bài thơ, sẽ vừa theo dõi nguyên bản, vừa nghe và nhìn bài thơ được trình diễn trên youtube (có thể lênwww.youtube.com, đánh chữ “The Wussy Boy Manifesto”, để thưởng thức bài thơ kèm theo). Những bài thơ slam dịch ra tiếng Việt vì thế luôn luôn phải kèm theo nguyên tác. Sau bài viết này của nhà thơ Lisa Martinovic, chúng tôi sẽ viết bài kế tiếp để giới thiệu thêm về phong trào thơ này.
_____________
* Ở đây là lớp học về lọai thơ slam.
Tiểu sử
Nhà thơ Lisa Martinovic, sinh ra và là cư dân San Francisco. Bà đã đi khắp nước Mỹ như một nhà thơ trình diễn từ Nuyorican Poet’s Café ở New York tới City Lights ở San Francisco, và đã từng cùng đứng trên sân khấu với những nhà thơ nổi tiếng như Gary Snyder và Miller Williams. Bà thắng giải “Best Surprise Act” năm 1966 tại Liên hoan Thơ Quốc tế tại Austin, với bài Jim Bob Gets a Lap Dance. Ba lần thắng ở Ozark Grand Slam hàng năm, và tự coi là nữ hòang slam ở Ozarks. Bà cũng là nhà viết tiểu luận và thơ của bà xuất hiện trên nhiều tuyển tập và tạp chí nổi tiếng.
Big Poppa E sinh tại Bakersfield, California, là một nhà thơ slam. Những sự trình diễn của ông kết hợp giữa thơ, sự diễu hài và độc thọai kịch mang tính cường điệu cao về những mối liên hệ và văn hóa quần chúng. Ông tham gia đội thơ slam Austin năm 2009 và đại diện Austin, Texas, ở thơ slam tòan quốc Mỹ 2009, West Palm Beach từ 4-8 tháng 8. The Wussy Boy Manifesto là bài thơ xuất sắc của ông, khởi đầu năm1999 và sau đó được sự chú ý rộng lớn. Ms. Magazine đặt tên cho  Big Poppa E là "hình tượng những người đàn ông ẻo lả” và báo The Los Angeles Times coi ông là “thủ lĩnh của phong trào những người đàn ông mới”.


Không có nhận xét nào: