ST từ nguồn VOH
Vu
Lan báo hiếu là lễ hội văn hóa tâm linh có từ lâu đời trong truyền thống của Phật
giáo được tổ chức vào tháng 7 âm lịch (15/7) hàng năm.
Mùa
lễ Vu Lan là dịp nhắc nhở mỗi người con trong gia đình phải hiếu thuận với cha
mẹ, lòng biết ơn tổ tiên... Trong dịp lễ này, có một nghi thức đặc biệt, thể hiện
lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành, đó là nghi thức
“Bông hồng cài áo”.
Bông
hồng được chọn làm biểu tượng cho ngày lễ Vu Lan vì là loài hoa thông dụng và dễ
thương, được nhiều người yêu thích nhất. Ảnh: internet
Nghi
thức “Bông hồng cài áo” được xem là một phần nghi thức quan trọng, trở thành
nét văn hóa truyền thống có ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong ngày lễ Vu Lan. Đây
còn được xem là một nghi thức báo hiếu quan trọng đối với những người con dành
cho cha mẹ xuất phát từ ý tưởng trong áng văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất
Hạnh.
Từ
ý tưởng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, GS. TS. Ngô Đức Thịnh - Giám đốc TT
Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam đã nảy ra ý tưởng cho nghi thức
này vào dịp Vu Lan.
Vậy
tại sao lại là bông hoa hồng mà không phải là loại hoa khác?
Trong
một chuyến công tác tại Nhật Bản đúng ngày Ngày của Mẹ (Mother Day), Thiền sư
Thích Nhất Hạnh được một số thanh niên lại gần hỏi thầy còn mẹ không và cài lên
áo một bông hồng rồi nói “Hôm nay là ngày tưởng nhớ đến mẹ”. Sau khi tìm hiểu
và biết được ý nghĩa cao đẹp của hành động này, ông đã chọn bông hoa hồng làm
biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông hồng cài
áo” vào năm 1962.
Ý
nghĩa của việc cài bông hoa hồng, màu hoa hồng, Thiền sư đã giải thích ngay
trong ấn phẩm khi viết: "Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày
Mẹ (Mother’s day) mồng mười tháng năm. Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một
ngày tôi đi với thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Đông Kinh, nửa đường gặp
mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân.
Có một cô sinh viên hỏi
nhỏ thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng
cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng
không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ
nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới nói cho tôi biết đó
là "Ngày Mẹ", theo tục Tây phương.
Nếu
anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được
còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Tôi
nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân.
Tôi
cũng mồ côi như bất cứ một đứa trẻ vô phúc khốn nạn nào; chúng tôi không có được
cái tự hào được cài trên áo một bông hoa màu hồng. Người được hoa trắng sẽ thấy
xót xa, nhớ thương, không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy
sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai
người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục cài hoa
đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu
Lan".
Với
ý nghĩa đó, mỗi mùa lễ Vu Lan, nhiều người Việt đều cài một bông hoa hồng trên
áo. Bông hồng màu đỏ cho những ai may mắn còn cha mẹ trên đời, bông hồng màu hồng
cho những người còn mẹ mất cha và bông hồng trắng cho những người kém may mắn
khi không còn cha và mẹ trên đời.
Theo
ông, bông hoa hồng trong cách nhìn của người Việt là loài hoa thông dụng và dễ
thương, được nhiều người yêu thích nhất. Loài hoa này còn mang quy ước biểu hiện
tình yêu thương của loài người. Chính vì thế, Thiền sư đã chọn bông hoa hồng
làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật.
Để
mọi người hiểu hơn về điều này, chính bản thân Hòa thượng đã làm lễ cài Bông hồng
đầu tiên cho Tăng Ni và Phật tử ở chùa Pháp Hội, Sài Gòn. Từ đó các chùa và các
tổ chức Gia đình Phật tử đã nhân rộng thành lễ cài Bông hồng trong dịp lễ Vu
Lan báo hiếu như hiện nay.
Cũng
từ đó, nghi thức “Bông hồng cài áo” trong ngày Vu Lan được phổ thông hóa và trở
thành ngày lễ trong Phật giáo, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người
Việt, hữu hiệu trong việc giáo dục mỗi con người về lòng hiếu thảo và tình người.
Một
mùa báo hiếu nữa lại về. Hãy sống chậm lại giữa dòng đời tất bật để cảm nhận đầy
đủ những yêu thương, để làm tròn bổn phận làm con, để không hối tiếc bởi mỗi
ngày qua, trong khi con cái mải mê cùng cuộc sống, nhiều người có phần xao lãng
chuyện báo hiếu mẹ cha.
Mỗi
người chúng ta, hãy trân quý khi còn được cài hoa hồng màu đỏ thắm trên ngực áo
khi may mắn vẫn còn đầy đủ đấng sinh thành, lại càng trân quý hơn khi hoa hồng
trên ngực phai chuyển màu sang hồng mà không còn đỏ thắm khi còn mẹ mất cha và
hãy luôn tưởng nhớ đến cha mẹ khi phải cài bông hồng trắng vì kém may mắn khi
không còn cha và mẹ trên đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét