Các nhà nghiên cứu cho rằng cười là một cơ chế được điều khiển từ não bộ, huy động nhiều cơ mặt, cơ bụng có tác dụng với cơ thể giống như động tác thể dục không chỉ cho thể chất mà cả tâm hồn.
Cười là thuộc tính của con người.
Nhưng không chỉ con người mới biết cười mà con vật cũng biết "cười" (thế mới có loại phô-mai nhãn hiệu "Con bò cười" !!!).
Cười là món quà Thượng Đế ban cho nhân loại.
Cười là báu vật của mỗi cá nhân.
Ai cũng sở hữu nụ cười nhưng không phải ai cũng biết cười.
Cái cười trở thành nét văn hóa ứng xử của con người. Nhưng cái gì mà thái quá thì cũng phản văn hóa.
Học giả Nguyễn văn Vĩnh trong bài “Gì cũng cười” đăng trên Đông Dương tạp chí năm 1913 đã phản ảnh cái “văn hóa cười” của dân ta thế này: “An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì; quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang.”Nên anh trách em sao quá phung phí nụ cười giòn tan của mình khiến lòng anh rối bời:
“Trách em chỉ trách nửa lời
Gặp ai cũng biếu vốc cười ngô rang” (Văn Thùy).
Trong khi người lớn chỉ cười có chục lần trong ngày hoặc ít hơn.
Hóa ra người lớn biết cách kìm chế nụ cười của mình hay nhịp sống hiện đại này khiến mọi người dường như “Cười không ra tiếng”.
Đâu rồi những tràng “Cười giòn như pháo”.
Đâu rồi những tràng “Cười giòn như pháo”.
Dân gian có thành ngữ thông tục để diễn tả cái cười : "Cười té đái".
Còn nhà văn Nguyễn Quang Lập thì hình tượng hóa cái cười sảng khoái hết cỡ thành kiểu “Cười rung … chim”. Vậy thì khi cười ta không chỉ vận động cơ mặt, cơ hoành mà còn rung cả ... cơ “chim” !!!
Còn nhà văn Nguyễn Quang Lập thì hình tượng hóa cái cười sảng khoái hết cỡ thành kiểu “Cười rung … chim”. Vậy thì khi cười ta không chỉ vận động cơ mặt, cơ hoành mà còn rung cả ... cơ “chim” !!!
Hi hi.
Cuộc đời sao có thể thiếu những nụ cười?
Chớp mắt “Thương hải biến vi tang điền”.
Chớp mắt “Thương hải biến vi tang điền”.
Cái còn đọng lại trong nhau chẳng là nụ cười đó sao?
Các cụ nhà ta đã dạy: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”.
Vậy nên ai không biết cười là tự đầu độc thể xác và tâm hồn mình.
Ngạn ngữ có câu: “Ai không có nụ cười đừng nên buôn bán bất cứ cái gì”.
Vậy nên có nhiểu kiểu, nhiều cách, nhiều hàm ẩn trong nụ cười.
Vậy nên có nhiểu kiểu, nhiều cách, nhiều hàm ẩn trong nụ cười.
Đắt giá như nụ cười của nàng Bao Tự đánh đổi bằng cả giang sơn nhà
Hồn nhiên như nụ cười dân gian “Cười hở mười cái răng” .
Cái cười trong thơ Bùi Giáng có khi cởi mở:
“Em cười mỉm miệng xuê xoang
Hai môi đầy đủ hoàn toàn hàm răng” .
Mà cũng có khi bâng quơ :
“Tôi cười tôi khóc bâng quơ
Người nghe người khóc có ngờ chi không”.
Thâm hiểm như cái cười của Hoạn Thư :
“Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao”.
Cái cười ấy chứa đựng những âm mưu, gây ra bao nghịch cảnh :
“Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm” (Nguyễn Du).
Hiếm hoi như nụ cười của nàng trong thơ Nguyễn Bính:
“Chả bao giờ thấy nàng cười
Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên”.
Ẩn sau nụ cười là hồn người :
“Vẽ tôi một nét môi cười
Một dòng nước mắt một đời phù du” (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
Nhớ nhau chỉ nhớ tiếng cười, trống trải lòng mình vì thiếu tiếng cười của tình nhân :
“Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ một khoảng trời pha lê” (Phạm Công Trứ)
Và đời người ngắn ngủi này, chỉ còn với nhau một nụ cười :
“Thấy mình là gió thoảng thôi
Còn trăm năm giấu nụ cười trong hoa” (Mai Văn Phấn).
Vậy tại sao chúng ta không dành cho nhau những nụ cười hồn nhiên, hồn người và bớt đi những cái cười bí hiểm, bí mật.
Chuyện cái cười còn nhiều và ẩn chứa nhiều nghĩa lý.
Xin dừng lời để nhường lại chỗ cho tiếng cười nàng xuân bởi :
“Thưa rằng nói nữa là sai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét